Điểm yếu (W)

Một phần của tài liệu QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ (20092020). (Trang 71 - 72)

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là nơi chịu ảnh hưởng cạnh tranh lớn giữa các cường quốc, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc. Bên cạnh đó, sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường, nguồn vốn và công nghệ nước ngoài, nhất là vào các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản và thập niên gần đây là Trung Quốc cũng làm cho tính cạnh tranh tại khu vực này trở nên sôi động. Các nước lớn cũng sử dụng các cơ hội hợp tác kinh tế với từng nước để thực hiện các mục tiêu chính trị. Đây cũng là địa bàn cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các cường quốc, thể hiện qua những sáng kiến và kế hoạch lớn như Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, BRI, v.v... buộc các nước vừa và nhỏ phải lựa chọn đối sách tham gia. Các hành vi đơn phương, chính trị cường quyền nước lớn và tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực, nhất là trên Biển Đông diễn ra căng thẳng, phức tạp hơn. ASEAN đã trở thành một lực lượng được các nước ngày càng coi trọng, đóng vai trò trung tâm trong tăng trưởng kinh tế, bảo đảm môi trường hòa bình và an ninh khu vực. Tuy nhiên, sự tranh thủ lôi kéo, gây sức ép và can thiệp của các nước lớn, cùng với những tính toán lợi ích riêng của một số nước thành viên, là yếu tố cản trở ASEAN có tiếng nói chung trong một số vấn đề khu vực, tác động không nhỏ đến tính thống nhất của hiệp hội này. Tiểu vùng Mê kông tiếp tục là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế nhờ quá trình mở cửa, cải cách, chuyển đổi sang cơ chế thị trường và tăng cường hợp tác xuyên biên giới. Mặc dù như vậy song các vấn đề về ô nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn nước ngọt và nước biển dâng đang là thách thức không nhỏ đối với mục tiêu phát triển bền vững của các nước trong tiểu vùng.

Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật chưa được hoàn thiện gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư và trao đổi thương mại. Nhiều văn bản dưới luật đã được ban hành để hướng dẫn thực hiện Luật đầu tư và luật doanh nghiệp 2005, nhưng nội dung còn thiếu rõ ràng và đôi khi có điều khoản mâu thuẫn, chồng chéo nhau trong phạm vi văn bản và giữa các văn bản khác nhau. Nhiều văn bản dưới luậtban hành chậm so với quy định, tính nhất quán còn thấp. Bên cạnh đó, khi xảy ra tranh chấp trong kinh doanh, thì Việt Nam chưa có một hệ thống cơ quan nào giải quyết tranh chấp có hiệu quả. Các tòa án kinh tế ở Việt Nam không có nhiều uy tín trên thế giới, vì thế khó đứng ra để giải quyết tranh chấp. Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư sửa đổi thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015 đã nảy sinh tình trạng các văn bản pháp luật được ban hành trước thời điểm Luật Đầu tư có hiệu lực vẫn chưa được điều chỉnh hoàn thiện để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với những cải cách của luật này. Luật Đầu tư đã cải cách mạnh mẽ thủ tục đầu tư, theo hướng thay thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với lĩnh vực đầu tư có điều kiện bằng thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không yêu cầu lấy ý kiến thẩm tra của các Bộ, ngành, đầu mục hồ sơ đăng ký đầu tư cũng giảm thiểu đáng kể, theo hướng không yêu cầu nhà đầu tư phải chuẩn bị các tài liệu như giải trình kinh tế

- kỹ thuật, giải trình đáp ứng điều kiện. Tuy nhiên, một số văn bản pháp luật được ban hành trước thời điểm Luật Đầu tư có hiệu lực vẫn yêu cầu thực hiện một số thủ tục khác trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Gần đây, vẫn còn nhiều nhà đầu tư than phiền về việc nhiều quy định trong hai Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi trên thực tế không được thực hiện, các quy định chuyên ngành chưa được chỉnh sửa, gây ảnh hưởng đến tiến độ kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp. i Hàn Quốc cho rằng, vấn đề lớn nhất của Việt Nam hiện nay vẫn là việc giải thích luật giữa các Bộ, ngành, địa phương và cán bộ phụ trách không giống nhau, thể hiện sự không đồng bộ và nhất quán trong hệ thống luật pháp chính sách, nên gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật gây vướng mắc cho các nhà đầu tư.

Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam quá yếu và mong manh, cho nên nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam, nhưng vẫn phải nhập khẩu vật tư linh kiện từ nước ngoài. Đồng thời, phải kéo theo những nhà lắp ráp, sản xuất bán thành phẩm cho họ từ chính quốc sang. Điều này dẫn đến giá trị gia tăng do các công ty Việt Nam tạo ra không cao. Ngoài ra, vẫn còn khoảng cách tiêu chuẩn chất lượng khá lớn giữa các nhà cung cấp linh kiện trong và ngoài nước. Đáng chú ý là, dù Nhà nướcthực sự quan tâm và muốn phát triển ngành công nghiệp này, song thực tế hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất hàng phụ trợ của Việt Nam còn quá yếu. Do đó, rất khó tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước. Hiện nay vẫn đang có nghịch lý trong chính sách, gây cản trở việc phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước. Sự kém phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư

69

của doanh nghiệp Hàn Quốc, làm cho tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam hơn so với các nước khác trong khu vực. Chi phí nguyên vật liệu, linh kiện chiếm đến 70% tổng chi phí sản xuất. Chẳng hạn, ngành công nghiệp ôtô, công nghiệp hỗ trợ và thị trường là hai yếu tố quan trọng nhất khi đầu tư. Tuy nhiên, theo khảo sát của các doanh nghiệp Hàn Quốc, tỷ lệ nội địa hoá của Việt Nam mới đạt 32%, thấp hơn rất nhiều mức 64% tại Trung Quốc, 56% tại Thái Lan, 41% tại Indonesia [55]. Nhìn chung công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa phát triển kịp so với nhu cầu cuả nền kinh tế. Đây là một trong những nhân tố làm giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập và các quốc gia đều đang nỗ lực để tập trung cho phát triển kinh tế khiến cho sức hút của Việt Nam kém hơn so với một số các quốc gia trong khu vực.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÀN QUỐC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ (20092020). (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w