Nguyên lý tiệt trùng nhiệt độ thấp Formaldehyle

Một phần của tài liệu tiệt trùng trong y tế TỔNG QUAN về các PHƯƠNG PHÁP TIỆT TRÙNG các CÔNG NGHỆ TIỆT TRÙNG TRONG y tế (Trang 33)

2. LỊCH SỬ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TIỆT TRÙNG

2.4.2 Nguyên lý tiệt trùng nhiệt độ thấp Formaldehyle

Nguyên lý hoạt động của hệ thống tiệt trùng nhiệt độ thấp Formaldehyle cũng tương tự như nguyên lý hoạt động của hệ thống tiệt trùng EtO. Chu kỳ tiệt trùng bao gồm các giai đoạn sau:

- Hệ thống hút chân không loại bỏ không khí ra khỏi buồng hấp đồng thời buồng hấp được gia nhiệt để làm nóng các đồ vật và dụng cụ trong buồng hấp.

- Bơm khí formaldehyde trộn với hơi nước vào buồng hấp. Khí formaldehyde được đưa vào buồng hấp bằng cách cho Formaldehyde lỏng đi qua một thiết bị đun nóng giúp bay hơi và phun vào buồng hấp.

- Tạo môi trường chân không, bơm Formadehyde và hơi nước tự động vào buồng tiệt khuẩn. Môi trường chân không làm giảm hoạt tính của vi khuẩn, hơi nước nhiệt độ thấp và hơi Formadehyde trong khoảng thời gian dài diệt vi khuẩn tận gốc.

- Formaldehyde được lấy đưa ra khỏi thiết bị tiệt trùng bằng cách ặp đi lặp lại quá trình hút và xả hơi nước vào buồng hấp. Tóm lại, tiệt trùng bằng khí formaldehyde đạt hiệu quả khi thực hiện với nồng độ khí cao, ở nhiệt độ từ 60 o C đến 80 o C và độ ẩm tương đối 75 đến 100%.

2.4.3 Chỉ định, ưu nhược điểm2.4.3.1 Chỉ định 2.4.3.1 Chỉ định

Chỉ định thiết bị sử dụng tiệt trùng khí Formaldehyle là: - Dây nội soi cứng hoặc ống mềm.

- Tất cả các thiết bị nhạy nhiệt cho phẫu thuật mắt tiên tiến như các dụng cụ phẫu thuật lạnh.

- Vật liệu nhựa: ống tiêm, cuộn dây silicon hoặc ống thở...

Tại các nước như Anh, Đức, Thụy Điển, Đan Mạch và Nauy tiệt trùng bằng Formaldehyle được sử dụng nhưng không phổ biến. Phương pháp tiệt trùng này bị cấm sử dụng ở Mỹ.

2.4.3.2 Ưu điểm

 Tiêu diệt vi trùng nhanh hơn tiệt trùng bằng EtO

 Thời gian chu kỳ nhanh hơn so với tiệt trùng bằng EtO

 Chi phí cho mỗi chu kỳ thấp hơn tiệt trùng bằng EtO

 Sau khi tiệt trùng, hầu hết các thiết bị đều sử dụng được ngay

 Tác dụng như một tác nhân gây đột biến, phản ứng với nhóm cacbonyl, thiol

2.4.3.3 Nhược điểm

- Gây khó chịu cho mắt

- Sức thâm nhập yếu hơn tiệt trùng bằng EtO

- Hoạt động ở nhiệt độ cao hơn tiệt trùng bằng EtO

- Không được chấp nhận ở nhiều quốc gia

- Formaldehyde dư thừa nếu không xử lý sẽ gây hại cho bệnh nhân

- Độ ẩm 75% để đạt hiệu quả tiệt trùng

Hình 2.5: Hệ thống tiệt trùng bằng khí Formaldehyle

2.5. PHƯƠNG PHÁP TIỆT TRÙNG BẰNG OZONE

2.5.1 Tổng quan:

Hầu hết mọi người đã quen thuộc với khái niệm tầng ozone. Chúng ta đã nghe nhiều về lợi ích của nó đối với khí quyển trái đất - nó bảo vệ chúng ta khỏi

tia cực tím (UV) độc hại của ánh nắng mặt trời . Ở mặt đất nó là một tác nhân gây Oxy hóa mạnh.

Ozone là một chất khí không ổn định, nhưng có thể dễ dàng tạo ra từ khí oxy.  Hệ thống tiệt trùng bằng Ozone được dùng khá phổ biến tại các bệnh viện. Bởi vì chi phí thấp và không gây độc hại, ngoài ra còn có thể tự sản xuất mà không cần vận chuyển đặc biệt hoặc cần các kỹ thuật viên có tay nghề cao. Sau quá trình khử trùng, sản phẩm sau cùng gồm oxy và hơi nước hoàn toàn vô hại. Trong trường hợp rò rỉ, mức độ gây hại cho con người nằm trong phạm vi cho phép.

Ozone là một chất khí nhạt màu xanh với một đặc tính mùi hăng. Nó ngưng tụ đến một chất lỏng màu xanh đậm ở -1700 F (-1120C) và đóng băng ở - 3150F (- 1930C). Ozone là một chất oxy hóa cực mạnh, làm oxy hóa vỏ, màng của vi trùng. Tiêu diệt vi trùng nhanh chóng.

Các vật liệu sau đây có thể được tiệt trùng với ozon: Các thiết bị bằng nhựa cứng, nhựa tổng hợp, nylon, silicon, thép không gỉ, nhôm anot hóa, thủy tinh...

2.5.2 Hệ thống tiệt trùng bằng khí Ozone5.2.1 Cấu tạo 5.2.1 Cấu tạo

- Buồng khử trùng, làm bằng thép không gỉ.

- Máy phát điện ozone - buồng xả phẳng với hàng rào điện môi kép, cung cấp cùng với bộ tản nhiệt tấm nhôm để làm mát.

- Hệ thống bơm, hút khí: Bơm ozone đã tổng hợp vào buồng hấp và bơm hỗn hợp ozone ra ngoài sau khi tiệt trùng xong.

- Lọc không khí .

- Lò đốt ozone, phân hủy ozone dư thừa sau khi tiệt trùng. - Hệ thống làm sạch thiết bị và không khí .

- Mạch phát điện cao áp. - Bộ điều khiển vi xử lý . - Bảng điều khiển.

Hình 2.6: Hệ thống tiệt trùng bằng khí ozone

2.5.2 Quy trình tiệt trùng

Quy trình tiệt trùng ozone cũng tương tự như quy trình tiệt trùng bằng khí EtO. Bao gồm các bước:

- Đặt dụng cụ cần tiệt trùng vào buồng, cửa đóng lại, và chu kỳ tiệt trùng bắt đầu.

- Buồng được rút chân không. - Giai đoạn bổ sung độ ẩm.

- Ozone sau đó được bơm vào buồng hấp. - Quá trình khử trùng bắt đầu.

- Loại bỏ chân không.

- Thông gió để loại bỏ ozon khỏi buồng hấp.

Nguyên lý làm việc

Quá trình tiệt trùng kéo dài 20 phút và gồm ba giai đoạn: - Giai Đoạn 1: Trước khi tiệt trùng

- Giai Đoạn 2: Giai đoạn tiệt trùng

- Giai Đoạn 3: Loại bỏ hỗn hợp khí Ozone dư thừa ( dưới 0,1mg/m3) Chu kỳ tiệt trùng kéo dài 20 phút. Đầu tiên không khí được thay thế bằng hỗn hợp khí ozone trong buồng tiệt trùng. Hỗn hợp khí này được bơm vào một thiết bị đặc biệt, nơi có quá trình thanh lọc bụi và vi khuẩn.. Trong thời gian thay

thế không khí trong khoang khử trùng bằng hỗn hợp ozone , không khí được bơm ra thông qua các “destructor” với sự giúp đỡ của một bơm chân không.

Chu kỳ tiệt trùng bắt đầu sau khi các khoang tiệt trùng làm đã được làm đầy bằng hỗn hợp ozone. Trong buồng tiệt trùng độ ẩm bị mất đi khoảng 2 ml nước cho mỗi chu kỳ tiệt trùng nên sẽ có hệ thống bù độ ẩm được tạo ra từ nước cất. Ở quá trình khử trùng, hỗn hợp ozone liên tục luân chuyển trong buồng hấp. Sau khi hoàn thành chu trình tiệt trùng(thời gian khoảng 20 phút) thì buồng hấp được tiến hành thông khí. Ozone dư thừa được phân hủy trong buồng đốt đặc biệt.

Quá trình tiệt trùng tự động tắt khi kết thúc.

Hệ thống có những cảm biến, cảnh báo an toàn rò rỉ khí .Người vận hành không thể tự mở cửa buồng hấp khi hệ thống đang chạy trừ khi đã tắt thiết bị đúng quy trình. Chu trình hấp có thể tạm dừng trong trường hợp khẩn cấp. Trong chu kỳ khử trùng, một chất xúc tác được sử dụng để biến đổi oxy thành Ozone. Trong khi hệ thống tiệt trùng hoạt động, các báo cáo, theo dõi sẽ được in ra và giữ lại để xem xét. Trong chu kỳ khử trùng, nếu một thông số không đạt yêu cầu thì chu trình sẽ được hủy bỏ và lỗi sẽ hiển thị trên màn hình.

2.5.3 Ưu nhược điểm của phương pháp2.5.3.1 Ưu điểm: 2.5.3.1 Ưu điểm:

 Thời gian tiệt trùng nhanh

 Chi phí thấp

2.5.3.2 Nhược điểm

- Tiếp xúc nhiều gây kích ứng hô hấp - Diệt được ít vi trùng

- Mùi khó ngửi

- Dễ hư hỏng đồ tiệt trùng do oxy hóa mạnh.

2.6.1 Tổng quan

Tiệt trùng nhiệt khô (giết hoặc loại bỏ tất cả các vi sinh vật, bao gồm cả bào tử của vi khuẩn) kỹ thuật đòi hỏi thời gian dài tiếp xúc (1,5-3 giờ) và nhiệt độ cao . Các phương pháp khác tiệt trùng nhiệt khô: lò sấy , lửa...

Ở phương pháp này người ta làm bay hơi nước của nguyên sinh chất dẫn đến phá vỡ vỏ để tiêu diệt các vi sinh vật. Nhất là khi ta tăng nhiệt độ đột ngột thì quá trình bay hơi rất nhanh làm vỡ vỏ ra tức thì. Người ta sử dụng tủ sấy tiệt trùng để tiệt trùng theo phương pháp này. Nhiệt độ sấy từ 60 độ C - 300 độ C hoặc cao hơn và thời gian sấy từ một đến vài giờ và có thể lâu hơn.

Sử dụng đơn giản, thuận tiện, chủ yếu dùng để khử trùng các dụng cụ nhưng ở nhiệt độ cao nó làm giảm chất lượng của các dụng cụ.

Lò sấy khô được sử dụng để tiệt trùng vật phẩm không thể dụng hơi nước, dẫn điện,vải, chai lọ thủy tinh, chất tiêm dầu...

6.2 Nguyên tắc khử trùng sử dụng nhiệt khô

Khử trùng bằng nhiệt khô được thực hiện bằng cách dẫn nhiệt đến các sản phẩm cần tiệt trùng . Nhiệt được hấp thụ bởi các bề mặt bên ngoài của sản phẩm, sau đó nhiệt truyền về trung tâm của sản phẩm theo từng lớp. Cuối cùng sẽ đạt được nhiệt độ cần thiết để khử trùng.

Tiệt trùng bằng nhiệt khô làm hầu hết các thiết bị, sản phẩm được tiệt trùng hư hại do oxy hóa các phân tử. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, thành phần cấu tạo tế bảo thiết yếu bị phá hủy và vi trùng sẽ chết. Nhiệt độ được duy trì trong gần 1 giờ để tiêu diệt những bào tử mạnh nhất.

Bảng đề nghị thời gian tiệt trùng:

Có 2 loại tiệt trùng nhiệt khô:

 Đối lưu tự nhiên

170 ° C (340 ° F) 30 Phút 160 ° C (320 ° F) 60 Phút

 Đối lưu cưỡng bức

Đối lưu tự nhiên là loại lò tiệt trùng có cuộn dây nóng phía dưới cung cấp không khí nóng tăng lên trong buồng thông qua lực hấp dẫn đối lưu. Đây là loại tiệt trùng khô, nóng chậm hơn, đòi hỏi thời gian lâu hơn để đạt hiệu quả tiệt trùng, ít ổn định trong kiểm soát nhiệt độ.

Đối lưu cưỡng bức không khí hay tiệt trùng đối lưu cơ học được trang bị một cánh quạt chạy bằng moto luân chuyển khí nóng để bảo đảm độ đồng đều nhiệt độ bên trong tủ, không khí lạnh vào từ sau lưng tủ nhờ quạt thổi, khí nóng đi ra ngoài thông qua cửa xả, chúng ta có thể mở lớn hoặc nhỏ tùy từng giai đoạn sấy. Khi ta khởi động quạt gió sẽ khiến khí nóng trong tủ đối lưu, do vậy độ ẩm trong vật liệu mất đi dần do sự chênh lệch nhiệt độ, giúp bảo đảm khô và khử trùng đúng theo yêu cầu kĩ thuật.

Cấu tạo tủ sấy( Loại cưỡng bức)

 Cửa tủ  Vỏ tủ sấy  Buồng sấy  Các giá đỡ  Phần thông gió  Bảng điều khiển

Hình 2.7 Sơ đồ khối tủ sấy 2.6.3 Ưu nhược điểm

2.6.3.1 Ưu điểm

- Dễ dàng cài đặt, chi phí vận hành thấp.

- Không độc hại, gây hại cho người sử dụng và môi trường. - Không ăn mòn kim loại, dụng cụ sắc nhọn.

2.6.3.2 Nhược điểm

- Tốn thời gian vì tốc độ thâm nhập nhiệt và giết vi khuẩn. - Nhiệt độ cao không phù hợp cho hầu hết vật liệu.

Nguồn Bộ phận làm lạnh Cảm biến Quạt Hiện thị Bộ điều khiển Điện trở

2.7 PHƯƠNG PHÁP TIỆT TRÙNG BẰNG TIA CỰC TÍM (BỨC XẠ)

2.7.1 Tổng quan

Khoa học đã chứng minh các loại virus, vi khuẩn trong nguồn nước là thủ phạm chính gây ra 85% bệnh nhi khoa và 65% bệnh tật của người lớn. Rất may là hầu hết loại virus, vi khuẩn đều có thể dễ dàng bị tia cực tím (UV) tiêu diệt.

Cũng còn tùy vào công suất bức xạ của tia UV và thời gian chiếu UV là bao nhiêu lâu. Thường những vật sáng trong mới dùng UV để tiệt trùng, còn những vật mầu tối, hoặc những vật ánh sáng không đâm xuyên và có nhiều hốc thì không dùng tia UV để tiệt trùng được.

2.7.2 Nguyên lý tạo ra hệ thống tiệt trùng bằng tia cực tím

Tác dụng diệt khuẩn của tia cực tímđược dựa trên sự hấp thụ photon của các phân tử DNA và RNA. Phản ứng quang hóa phá vỡ kết cấu các DNA và RNA làm mất khả năng tái tạo của vi sinh vật. Quá trình này được gọi là làm bất hoạt vi sinh vật.

Hình 2.8 Một đoạn DNA của vi khuẩn trước khi bị chiếu tia cực tím

Hình 2.9 Đoạn gen đã bị phá hủy

Ánh sáng UV-C yếu ở bề mặt trái đất khi tầng ôzôn trong không khí chặn nó. Các thiết bị UVGI có thể sản xuất đủ ánh sáng UV-C đủ mạnh trong các hệ thống lưu thông không khí hoặc nước để làm cho môi trường không thân thiện với vi sinh vật như vi khuẩn , virus , nấm mốc và các mầm bệnh khác. UVGI có thể kết hợp với một hệ thống lọc để tiệt trùng không khí và nước.

2.7.3 Hệ thống tiệt trùng bằng tia cực tím

Hình 2.9 Cấu tạo của một thiết bị tiệt trùng UV

1: Bộ điều khiển gạt nước 2: Nút điều khiển cần gạt nước 3: Đầu nối cấp điện 4: Nắp chụp hệ thống

5: Kẹp giữ nắp chụp 6: Cơ chế gạt nước cấp

7: Cổng kiểm tra 8: Tia cực tím

9: Đèn diệt khuẩn trong ống thạch anh 10: Đầu ra của nước 11: Buồng bằng thép không gỉ 12: Thanh gạt nước

Quy trình: Cho nước chảy qua một ống kín trong có lắp bóng đèn cực tím. Các tia UV được phóng vào dòng nước. Cấu trúc DNA/RNA của tế bào vi sinh bị thay đổi làm cho chúng không thể tồn tại và sinh sản.

2.7.4 Ưu nhược điểm 2.7.4.1 Ưu điểm 2.7.4.1 Ưu điểm

Giá thành rẻ.

 Vận hành đơn giản.

 Khử trùng nhanh.

- Chỉ tiêu diệt được một số vi khuẩn nhất định.

- Tiệt trùng cho ít thiết bị, chủ yếu sử dụng để tiệt trùng nước. - Tia UV gây bỏng, tổn thương giác mạc nếu tiếp xúc.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ TIỆT TRÙNG PHỔ BIẾN 3.1 NỒI HẤP HƠI TIỆT TRÙNG

3.1.1 Nồi hấp tiệt trùng cửa đứng hãng STURDY – Model SA-300VF3.1.1.1Giới thiệu 3.1.1.1Giới thiệu

Model SA-300VF là model bán tự động được thiết kế với kiểu dáng cổ

điển nắp nồi được gia công thêm phần cơ khí trên cửa nồi hấp để tăng tính an toàn trong quá trình sử dụng. Được cấu tạo từ thép không gỉ 304 và mỗi sản phẩm đều được trải qua các bài test chất lượng về độ bền do hãng đề ra vì thế các sản phẩm luôn đạt chất lượng tốt và vận hành an toàn với người sử dụng.Nồi hấp tiệt trùng được sử dụng rất nhiều trong y tế, các phòng thí nghiệm … để tiệt trùng và sấy khô các dụng cụ thí nghiệm và y tế.

1.1.2 Hệ thống điều khiển

1 Đai ốc đóng cửa 2 Tay cầm cửa 3 Núm điều chỉnh nhiệt độ 4 Nắp đậy

5 Đèn báo nguồn 6 Đèn báo gia nhiệt và tiệt trùng

7 Đèn báo sấy 8 Đèn báo hoàn tất.

9 Công tắc xả khẩn cấp 10 Công tắt bắt đầu hoạt động 11 Công tắc nguồn 12 Bộ chỉnh thời gian tiệt trùng 13 Bộ chỉnh thời gian sấy 14 Đồng hồ đo áp lực/nhiệt độ

3.1.1.3 Thông số kỹ thuật

Vật liệu Buồng và nắp nồi hấp bằng thép không gỉ 304

Thể tích 50 lít (Ø300 x 710 mm).

Nước tiêu thụ cho mỗi chu kỳ: 1000-1200 ml

Hệ thống cung cấp nước: Bằng tay.

Hiển thị hiện độ: Đồng hồ nhiệt độ/Áp suất. Hiển thị áp suất: Đồng hồ nhiệt độ/Áp suất. Hiển thị chương trình (chức năng) Hiển thị bằng đèn LED.

Các đèn hiển thị: Nguồn, gia nhiệt, tiệt trùng, sấy khô, hoàn thành, quá nhiệt.

Thời gian tiệt trùng có thể cài đặt từ 0 – 60 phút.

Nhiệt độ tiệt trùng: 118 – 134 oC (0.9-2.1 kg/cm2) phù hợp cho những mẫu đóng gói và không đóng gói Van an toàn áp suất Cài đặt tới 2.6kg/cm2

Chức năng bảo vệ quá nhiệt, quá áp Có

Có công tắc xả khẩn cấp. Có

Tay nắm nắp nồi hấp an toàn Có

Có hệ thống an toàn mạch điện Có

Nguồn điện: 230V/50-60Hz.

Công suất tiệu thụ: 2063W / 13 Apm.

Kích thước: Sâu 450 x rộng 600 x cao 1090 mm.

Đồng hồ hiển thị áp suất buồng hấp Đồng hồ hiển thị áp suất buồng hơi Đồng hồ hiển thị áp suất buồng hơi

Khay chứa đồ hấp

Một phần của tài liệu tiệt trùng trong y tế TỔNG QUAN về các PHƯƠNG PHÁP TIỆT TRÙNG các CÔNG NGHỆ TIỆT TRÙNG TRONG y tế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)