Đặc điểm sinh lý sinh dục lợn cá

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn mang thai tại trại liên kết với công ty deheus (Trang 28 - 35)

3.64. * Sự thành thục về tính

3.65. Theo Nguyễn Văn Trí (2008) [9]: Tuổi động dục đầu tiên ở lợn

nái ngoại

Yorkshire, Landrace là 6 - 7 tháng tuổi tương ứng với trọng lượng 65 - 70kg và lợn nái lai F1 là 6 tháng tuổi tương ứng với trọng lượng 50 - 55kg.

3.66. Thời điểm động dục của lợn cái khác nhau trên cùng một giống

lợn. Con

vật được chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ thành thục sớm hơn những con ít được chăm sóc. Sự kích thích của con đực làm con lợn cái nhanh động dục hơn so với những con không được tiếp xúc với lợn đực.

3.67. Theo Nguyễn Mạnh Hà và cs. (2012) [4] thì sự thành thục về tính dục

ngoài việc phụ thuộc vào sự điều hòa của thần kinh, thể dịch còn phụ thuộc vào

các yếu tố ngoại cảnh khác như: Giống, dinh dưỡng, khí hậu, mùa vụ, sự tiếp xúc giữa con đực và con cái... Các giống lợn nội thành thục sớm hơn lợn

ngoại,

lợn lai. Gia súc nhiệt đới thành thục sớm hơn gia súc ôn đới.

3.68. Một cơ thể được gọi là thành thục về tính khi bộ máy sinh dục của

cơ thể

phát triển căn bản đã hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết tố (các phản xạ về sinh dục). Khi có các noãn bào chín và tế bào trứng rụng.

3.70. Theo Nguyễn Đức Hùng và cs. (2003) [5] sự thành thục về thể

vóc là sự

phát triển hoàn toàn về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh, tầm vóc ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc thường muộn hơn sự thành thục về tính. Sự

thành thục về tính được đánh dấu khi xuất hiện dấu hiệu động dục lần đầu, nhưngsự sinh trưởng và phát dục về cơ thể vẫn tiếp tục. Nếu cho phối giống

ngay ở

giai đoạn thành thục về tính này sẽ không tốt cho lợn nái. Lợn mẹ vẫn thụ thai nhưng không đảm bảo bào thai phát triển tốt, chất lượng đàn con kém, đồng thời

cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn thiện, xương chậu hẹp gây ra hiện tượng khó đẻ. Điều này ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái sau này, do đó không nên phối giống khi lợn chưa thành thục về thể vóc. Đối với lợn nội ta chỉ

nên phối giống khi lợn được 7 - 8 tháng tuổi, đạt 40 - 50 kg TT, lợn nái ngoại nên phối khi lợn được 8 - 9 tháng tuổi và đạt 100 - 110 kg TT.

3.71. Chu kỳ động dục

3.72. Chu kỳ động dục là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ

cơ thể

đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có hiện tượng

bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn bao, não bao thành thục, trứng chín và thải trứng (Văn Lệ Hằng và cs, 2009) [4].

3.73. Lợn nái sau khi thành thục về tính thì bắt đầu biểu hiện động dục,

lần thứ

nhất biểu hiện không rõ ràng, cách sau đó 15-16 ngày động dục trở lại, lần này biểu hiện rõ ràng hơn và sau đó đi vào quy luật mang tính chu kỳ (Trần Thanh

Vân và cs, 2017) [19].

3.74. Theo Nguyễn Mạnh Hà và cs. (2012) [3]: Sau khi thành thục tính dục,

gia súc cái bắt đầu có hoạt động sinh sản. Dưới sự điều hòa của hormone tuyến yên, nang trứng tăng trưởng, thành thục (chín) và rụng. Kèm theo quá trình này là hàng loạt biến đổi toàn thân và cơ quan sinh dục được biểu hiện bởi các triệu

chứng đặc biệt, gọi là triệu chứng động dục.

3.75. Ở lợn thường động dục không theo mùa, chu kì động dục trung

bình là

21 ngày, giao động trong khoảng từ 18 - 22 ngày. Thời gian xuất hiện động dục sau khi đẻ liên quan đến vấn đề cho con bú. Thời gian lợn động dục sau khi cai sữa lợn con là từ 3 - 5 ngày. Nếu không cho con bú thì sau đẻ 3 - 5 ngày lợn động dục trở lại vì thể vàng ở lợn teo đi rất nhanh.

3.76. Thời gian động dục lần thứ hai sau 20 - 22 ngày, quá trình động

dục kéo

dài cao độ trong khoảng 24 - 72 giờ, thời điểm rụng trứng là ngày thứ 2 sau động dục.

3.77. Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [12] cho biết: Chu kỳ động dục

của gia súc chia làm 4 giai đoạn:

3.78. + Giai đoạn trước động dục: Là giai đoạn đầu của chu kỳ sinh

dục, lúc

này buồng trứng to hơn bình thường.

3.79. Giai đoạn này các tế bào của vách ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng,

số lượng lông nhung tăng lên, đường sinh dục xung huyết, nhu động sừng tử cung tăng lên, dịch nhầy ở âm đạo tăng nhiều. Nhưng tính hưng phấn chưa cao.

Khi noãn bao chín, tế bào trứng được tách ra, sừng tử cung co bóp mạnh, cổ tử cung mở hoàn toàn. Niêm dịch ở đường sinh dục chảy ra nhiều lúc này con vật bắt đầu xuất hiện tính dục.

3.80. + Giai đoạn động dục: Lúc này cơ thể gia súc cái và cơ quan sinh

dục có

biểu hiện hàng loạt những biến đổi sinh lý. Bên ngoài âm hộ phù thũng, niêm mạc xung huyết. Niêm dịch trong suốt từ trong chảy ra nhiều, con vật biểu hiện

tính hưng phấn cao độ, gia súc không yên tĩnh, ăn uống giảm, kêu, rống, phá chuồng, nhảy lên lưng con khác, thích gần con đực. Giai đoạn này tế bào trứng ra khỏi buồng trứng gặp tinh trùng sẽ được thụ thai thì chu kỳ sẽ dừng lại. Gia súc cái trong giai đoạn có thai đến khi đẻ xong thì chu kỳ tính không xuất hiện. 3.81. + Giai đoạn sau động dục: Giai đoạn này cơ thể gia súc và cơ

quan sinh dục dần dần trở lại bình thường. Các phản xạ động dục, tính hưng phấn dần mất

hẳn, con vật chuyển sang thời kỳ yên tĩnh hoàn toàn.

3.82. + Giai đoạn nghỉ ngơi: Đây là giai đoạn dài nhất, các biểu hiện về

tính của

gia súc ở thời kỳ này yên tĩnh hoàn toàn. Cơ quan sinh dục không có biểu hiện hoạt động, trong buồng trứng thể vàng teo đi, noãn trong buồng trứng bắt đầu phát dục và lớn lên, các cơ quan sinh dục đều ở trạng thái sinh lý.

3.84. Tiến hành thử lợn bằng cách cho lợn nái đi qua ô chuồng nhốt lợn đực,

nếu đến chu kỳ động dục thì lợn nái có biểu hiện kích thích thần kinh tai vểnh lên và đứng ì lại.

3.85. Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên ngồi xuống, thường quan sát

được vào khoảng 10 - 11 giờ trưa.

3.86. Cơ quan sinh dục có biểu hiện: âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ,

có dịch

trong chảy ra, loãng và ít, sau dần chuyển sang đặc dính.

3.87. Sau khi phát hiện động dục thì ta tiến hành cho phối giống bằng phương

pháp thụ tinh nhân tạo.

3.88. Thời điểm phối giống thích hợp

3.89. Quá trình chăn nuôi lợn nái sinh sản, người chăn nuôi phải biết

chính xác

chu kỳ và các giai đoạn của quá trình động dục để chủ động điều chỉnh thời điểm phối giống, sinh đẻ của lợn nái cho thuận lợi nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cao và hạn chế được rủi ro tới mức thấp nhất. Đồng thời có thể cân bằng được chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc sao cho phù hợp nhất. Có thể phối giống kịp thời, đúng thời điểm, vừa tăng số lượng lợn con/lứa vừa không lỡ mất chu kì phối giống, tăng số lần phối/năm, nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái.

3.90. Tinh trùng tồn tại trong tử cung 2 - 3 giờ, tinh trùng có thể sống

trong âm

đạo từ 30 - 48 giờ. Thời gian trứng của lợn nái tồn tại và thụ thai có hiệu quả là rất ngắn, do vậy phải tiến hành đúng lúc. Thời điểm phối giống thích hợp nhất là vào giữa giai đoạn chịu đực.

- 7tháng tuổi, nặng trên 50 kg đối với lợn nội, 7 - 8 tháng tuổi và nặng 60 - 70 kg

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn mang thai tại trại liên kết với công ty deheus (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w