Những hiểu biết phòng trị bệnh cho lợn

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái nuôi con tại trại lợn bùi mạnh cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 36)

- Quy trình chăm sóc

2.2.6. Những hiểu biết phòng trị bệnh cho lợn

2.2.6.I. Phòng bệnh

- Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt

Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [20], từ 3 - 5 ngày trước dự kiến đẻ, ô chuồng lợn nái đã được cọ rửa sạch, phun khử trùng bằng hóa chất nhằm tiêu độc khử trùng chuồng lợn nái trước khi đẻ.

Theo Nguyễn Ngọc Phụng (2005) [21], bệnh xuất hiện trong một đàn lợn thường do nguyên nhân phức tạp. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra áp dụng nhằm kiểm soát các khả năng xảy ra bệnh tật trên đàn lợn.

- Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.

Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: rửa sạch, để khô sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản.

Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để. Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường xung quanh. Các chất thải rắn, trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học, chất thải lỏng không thải trực tiếp ra môi trường, các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi phải vệ sinh theo quy định chuống dịch. Cần phun sát trùng 1 - 2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, để trống chuồng ít nhất 30 ngày.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái nuôi con tại trại lợn bùi mạnh cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w