- Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái tại trạ
4.4.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh
Bảng 4.5. Kết quả vệ sinh, sát trùng tại trại trong thời gian thực tập
Công việc Số lượng được giao (lần) Kết quả đã thực hiện Số lượng (lần) Tỷ lệ (%)
Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 152 152 100
Phun sát trùng trong chuồng 83 83 100
Rắc vôi đường đi trong chuồng 80 80 100
Quét trong chuồng nuôi 152 152 100
Quét và rắc vôi ngoài chuồng 18 18 100
Kết quả bảng 4.5 cho thấy, trong 6 tháng thực tập tại trại em đã hoàn thành những công việc được giao và nắm được quy trình vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi, dùng sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp.
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc như:
- Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng, tắm, mặc quần áo lao động, đi ủng trước khi vào chuồng. - Việc đầu tiên vào chuồng, dọn phân tránh lợn mẹ nằm đè phân.
- Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa.
- Rắc vôi, quét dọn lối đi, phun sát trùng ngày 1 lần. - Cọ máng, sịt gầm ngày 1 lần.
Đối với chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ và lợn con đã chuyển và sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô rồi tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ lợn đẻ vào.