Hình 3.26. Ảnh chụp của mẫu màng TiO2/AuNPs trước (a) và sau khi phủ vật liệu perovskite hỗn hợp đa thành phần MA0,2FA0,7Cs0,1Pb(I0,83Br0,17)3 để tạo thành
Hình 3.27. Phổ hấp thụ của màng vật liệu perovskite hỗn hợp đa thành phần
MA0,2FA0,7Cs0,1Pb(I0,83Br0,17)3/TiO2/AuNPs với chiều dày màng Au khác nhau.
Hình 3.26 a thể hiện ảnh chụp của mẫu màng TiO2/AuNPs trước và hình 3.26 b thể hiện ảnh chụp sau khi phủ vật liệu perovskite hỗn hợp đa thành phần MA0,2FA0,7Cs0,1Pb(I0,83Br0,17)3 lên trên để tạo thành lớp chuyển tiếp MA0,2FA0,7Cs0,1Pb(I0,83Br0,17)3/TiO2/AuNPs cho thấy độ truyền qua của màng có perovskite giảm đi rất nhiều so với màng TiO2 phủ lớp nano vàng ban đầu.
Hình 3.27 biểu diễn phổ hấp thụ của màng vật liệu perovskite hỗn hợp đa thành phần MA0,2FA0,7Cs0,1Pb(I0,83Br0,17)3/TiO2/AuNPs với chiều dày màng Au khác nhau (từ 2 nm đến 10 nm). Phổ hấp thụ của các màng perovskite phủ vàng có độ dàỳ từ 2 đến 10 nm hầu như không thay đổi.
Hình 3.28 thể hiện phổ quang huỳnh quang (PL) của các màng perovskite hỗn hợp đa thành phần MA0,2FA0,7Cs0,1Pb(I0,83Br0,17)3 có đỉnh phổ phát xạ tại vị trí bước sóng 710 nm. Cường độ phát xạ giảm dần theo chiều tăng số lớp nano kim loại Au. Sự dập tắt huỳnh quang này chứng tỏ sự có mặt của các hạt nano vàng trong hệ mẫu đã chế tạo đã giúp làm tăng đáng kể khả năng tách hạt tải điện của các mẫu màng MA0,2FA0,7Cs0,1Pb(I0,83Br0,17)3/TiO2/AuNPs và vì thế giúp làm tăng hiệu suất hoạt động của linh kiện.
Hình 3.28. Sự dập tắt phổ quang huỳnh quang (PL) của màng vật liệu perovskite
hỗn hợp đa thành phần MA0,2FA0,7Cs0,1Pb(I0,83Br0,17)3/TiO2/AuNPs với chiều dày màng Au khác nhau.