Nghề nghiệp, trình độ học vấn

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện đa khoa Mai Sơn năm 2021 (Trang 30)

Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp theo nghề nghiệp cho thấy nhóm cán bộ công chức nhân viên văn phòng có tỷ lệ tăng huyết áp thấp nhất (8,9%), ngƣợc lại nhóm nội trợ, về hƣu chiếm tỷ lệ cao nhất (60,0%). Kết quả nghiên cứu của tôi cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt tại Hà Nội: tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm hƣu trí là 43,1 % [11]. Nghiên cứu của Chu Hồng Thắng ở Hoà Thƣợng, Đồng Hỷ Thái Nguyên, Việt Nam thỉ tỷ lệ nhân viên văn phòng bị tăng huyết áp là 13,2% tƣơng đƣơng với nghiên cứu của chúng tôi [16]. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải tại địa bàn thành phổ Hà Nội thì tỷ lệ tăng huyết áp ở nông dân 18,07%, công nhân là 13,72%, buôn bán là 22,01% [13], có sự khác biệt giữa các nhóm nghề nghiệp so với nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở nhóm nội trợ, về hƣu cao gấp 6 lần so với nhóm công chức, nhân viên văn phòng. Đối tƣợng nội trợ, hƣu trí là những ngƣời ở độ tuổi cao và có tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất nên phù hợp với kết quả thu đƣợc trong nghiên cứu này. Công chức, nhân viên văn phòng là những ngƣời có trình độ học vấn, có hiểu biết về sức khỏe và bệnh tật nên có ý thức phòng tránh những yếu tố phơi nhiễm, biết cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe.

Tỷ lệ tăng huyết áp ở các đối tƣợng có trình độ phổ thông trung học là cao nhất 43,0% còn lại là tƣơng đƣơng. Đối tƣợng có trình độ học vấn tiểu học trở xuống có tỷ lệ THA thấp nhất (14,8%). Kết quả nghiên cứu của tôi có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt (2006): tỷ lệ tăng huyết áp ở các đối tƣợng có trình độ học vấn mức đại học và sau đại học là cao nhất 40,0%, các cấp học tiểu học, THCS, phổ thông trung học (PTTH) cũng dao động từ 14,1% đến 27,2% [11]. Với trình độ dân trí chung cao cùng công tác truyền thông khá tốt, ngƣời dân đƣợc cập nhật

mắc bệnh càng thấp. Nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt với một quận ngoại thành các yếu tố khác, của kinh tế xã hội, cơ cấu lao động địa lý... thì có thể nhóm có học vấn cao là nhóm lao động trí óc, ít vận động thể lực, stress nhiều hơn sẽ mắc tăng huyết áp cao hơn so với các nhóm ngƣời dân lao động chân tay có thể giải thích cho điều này, mặt khác có lẽ do việc tuyên truyền giáo dục sức khoẻ còn chƣa đồng đều giữa mỗi địa phƣơng. Nghiên cứu của chúng tôi tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Đinh Hoàng Việt và cộng sự tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm học phổ thông trung học học là 40,9%, trung cấp trở lên là 17,5%.[14]

4.1.4. Phân độ và tỷ lệ đối tượng mắc tăng huyết áp đã được chẩn đoán, điều trị

Trong nghiên cứu của tôi, có tới 88,1% những ngƣời tăng huyết áp đã biết về tình trạng bệnh của mình, trong đó có 63,7% đối tƣợng đã đƣợc điều trị và chỉ có 11,9% đối tƣợng chƣa biết về tình trạng bệnh của mình. Kết quả này khá phù hợp so với nghiên cứu của Phạm Gia Khải năm 2003 (21,5%) [13], nghiên cứu của Đinh Hoàng Việt năm 2006 (17,4%) [14] và nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt năm 2006 (34,6%) [11]. Kết quả này có thể đƣợc giải thích là do sự khác nhau trong nhận thức bệnh tật của ngƣời dân, mối quan tâm về các vấn đề sức khỏe cũng nhƣ mức độ thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe ở mỗi quốc gia, địa phƣơng. Mặc dù tỷ lệ nhận biết bệnh tật nói chung và bệnh tăng nói riêng đã bƣớc đầu có những cải thiện theo chiều hƣớng tốt lên so với các nghiên cứu trƣớc nhƣng tỷ lệ không nhận biết đƣợc bệnh tật của mình vẫn còn ở mức cao có lẽ công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng vẫn chƣa đạt yêu cầu và cần có sự tiến bộ hơn nữa trong công tác này. Trong số những ngƣời đƣợc chẩn đoán tăng huyết áp có 20,3% đã từng đƣợc điều trị. Nếu tính tỷ lệ ngƣời bệnh bị tăng huyết áp có điều trị thƣờng xuyên thì con số còn thấp hơn nữa. Theo nghiên cứu của Phạm Gia Khải, tại địa bàn Hà Nội, tỷ lệ ngƣời dân tăng huyết áp đƣợc

điều trị thƣờng xuyên là 27,09%. Nghiên cứu của Hoàng Văn Minh và cộng sự tại Ba Vì (2002) tỷ lệ này là 36,73% . Một nghiên cứu khác của tác giả Chu Hồng Thắng tại Thái Nguyên thì tỷ lệ này là 42% [16].

4.2. Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp

Về các yếu tố nguy cơ bệnh tăng huyết áp nói riêng và các bệnh không lây nhiễm nói chung, kết quả nghiên cứu cho thấy có 46,6% ngƣời trƣởng thành có hút thuốc hiện tại và tỷ lệ hút thuốc ở nam giới cao hơn nhiều so với nữ giới lần lƣợt là 39,2% và 7,4%. Tƣơng tự nhƣ các nghiên cứu trƣớc đó, tỷ lệ hút thuốc ở nam (21,5%), cao hơn nhiều so với ở nữ (7,4%). Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hút thuốc, đặc biệt là với lƣợng thuốc lớn và trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp. Chính tỷ lệ hút thuốc cao ở nam có thể là một trong những nguyên nhân lý giải cho tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở nam cao hơn so với nữ. Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích đặc biệt có chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp.

Hút thuốc lá trên 10 điếu/ngày liên tục trong 3 năm là nguy cơ gây tăng huyết áp. Hút thuốc làm tổn thƣơng các mạch máu và tăng tốc độ xơ cứng động mạch. Hơn nữa, hút thuốc là một nguy cơ chính gây bệnh tim và đột quỵ. Khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại hoá chất có hại cho sức khoẻ. Nicotin là chất có trong thuốc lá. Nicotin đƣợc hấp thụ qua da, niêm mạc miệng, mũi hoặc hít vào phổi. Khi hút một điếu thuốc,ngƣời hút đƣa vào cơ thể từ 1 đến 2 mg nicotin. Nicotin có tác dụng chủ yếu làm co mạch ngoại biên, làm tăng nồng độ serotonin, catecholamin ở não,tuyến thƣợng thận làm tăng huyết áp [17]. Hút một điếu thuốc lá, huyết áp tâm thu có thể tăng lên tới 11 mmHg, huyết áp tâm trƣơng tăng lên đến 9 mmHg, kéo dài 20 - 30 phút. Hút thuốc nhiều có thể có cơn tăng huyết áp kịch phát. Một nghiên cứu trên công nhân viên nhà máy thuốc lá, nơi chịu đựng bụi và khói thuốc lá

Monocit carbon (khí CO) có nồng độ cao trong khói thuốc và đƣợc hấp thụ vào máu, nó gắn với hemoglobin với lực mạnh hơn 20 lần so với ôxy, do đó làm giảm lƣợng ô xy chuyển đến các bộ phận trong cơ thể, gây thiếu máu và góp phần hình thành các mảng vữa xơ động mạch. Vì vậy, hút thuốc lá là một nguy cơ tiềm tàng dẫn đến phát triển bệnh xơ vữa động mạch. Mặc dù không phải là một nguyên nhân tăng huyết áp song đây cũng là một yếu tố đe dọa quan trọng đến bệnh tăng huyết áp. Nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở ngƣời tăng huyết áp có hút thuốc lá cao hơn 50 - 60% so với những ngƣời tăng huyết áp không hút thuốc lá. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ hút thuốc ở nhóm tuổi 25- 34 và 35 - 44 thấp hơn so với 2 nhóm tuổi ở giữa từ 45 tuổi trở lên.

Tỷ lệ có uống rƣợu ở ngƣời trƣởng thành là 73,3 % và tỷ lệ uống rƣợu ở nam giới cao hơn nhiều so với nữ giới lần lƣợt là 48,1% và 25,2%. Cũng nhƣ một số nghiên cứu khác, tỷ lệ này ở nam cùng cao hơn so với nữ và có sự khác biệt giữa hai giới cũng nhƣ trong trƣờng hợp hút thuốc. Tỷ lệ này cũng có xu hƣớng tăng dần theo tuổi. Hàng ngày, mỗi ngƣời có thể uống khoảng 300ml bia hoặc 30 ml rƣợu mạnh hay 50 ml rƣợu vang. Nhƣng nếu uống rƣợu bia trên 100ml/ngày liên tục trong 3 năm sẽ là nguy cơ gây tăng huyết áp. Ở Việt Nam tỷ lệ lạm dụng rƣợu bia ƣớc tính 8% dân số và 4% là nghiện rƣợu [12]. Rƣợu bia đƣợc hấp thu nhanh qua đƣờng tiêu hoá, chủ yếu đoạn đầu ruột non và đạt hàm lƣợng trong máu cao nhất sau khi uống từ 30 đến 90 phút. Một số nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp ở 20 - 30% số ngƣời lạm dụng rƣợu bia [7]. Hơn nữa rƣợu bia còn có thể gây rối loạn nhịp tim, rối loạn điều hoà lipoprotein và triglycerid, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và các bệnh lý về mạch máu. Các thực nghiệm cho thấy rằng với khối lƣợng lớn, ethanol có tác dụng co mạch trực tiếp. Giảm tiêu thụ rƣợu xuống tới dƣới 3 lần uống trong ngày (30ml rƣợu) làm giảm huyết áp ở bệnh nhân có điều trị [7]. Uống nhiều rƣợu bia còn làm mất hiệu quả của những thuốc chữa THA.

Qua nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy đƣợc tỷ lệ lạm dụng rƣợu bia của nhóm ngƣời mắc bệnh tăng huyết áp đƣợc phỏng vấn cũng tƣơng đƣơng với các nghiên cứu dẫn chứng chúng tôi đã nêu ở trên. Những lý do khiến mọi ngƣời lạm dụng rƣợu là do phong tục, tập quán của đồng bào vùng cao tây bắc, Trong mỗi dịp lễ, tết, cƣới hỏi, đón khách đến nhà, hay thậm chí cả trong tang ma, ngƣời vùng cao đều mời nhau uống rƣợu, để chia ngọt, sẻ bùi, có khi là thể hiện tấm chân tình với bạn bè, khách quý, không kể nam hay nữ, khi đƣợc mời rƣợu là phải cạn chén, từ những phong tục đó, nhiều ngƣời đã trở nên quen uống rƣợu có khi còn trở nên nghiện rƣợu.

Trong khi đó, tỷ lệ béo phì tính chung ở nam và nữ lần lƣợt là 5,1% và 5,9% và có xu hƣớng tăng theo nhóm tuổi, và ở nữ giới tƣơng đƣơng nam giới. Kết quả này khác với với một nghiên cứu trƣớc đó của Viện Dinh dƣỡng là tỷ lệ nữ giới gặp béo phì nhiều hơn nam giới.

Trong phạm vi của bài nghiên cứu, tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở nhóm có hút thuốc lá là 46,6% % tỷ lệ này tƣơng ứng ở nhóm không hút thuốc (53,4%). Nicotin có trong thuốc lá kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch ngoại vi gây tăng huyết áp, hút một điếu thuốc lá, HATT có thể tăng lên tới 11 mmHg, HATTr tăng lên tới 9 mmHg, kéo dài 20 - 30 phút, hút nhiều có thể có căn tăng huyết áp kịch phát nguy hiểm. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng nhƣ nhân lực và tài lực nên bài nghiên cứu này chỉ mới đề cập đến tình trạng hút thuốc hiện tại chứ chƣa đề cập đến mức độ và thời gian hút, vốn cũng là một trong những yếu tố có liên quan nhiều đến nguy cơ mắc tăng huyết áp.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ tăng huyết áp ở những ngƣời uống rƣợu là 73,3%, cao hơn so với tỷ lệ 26,7% ở ngƣời không uống rƣợu. Trong khi đó theo một vài nghiên cứu trƣớc đây thì thói quen uống rƣợu có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao gấp 1,72 lần không uống [7],

gấp 8,66 lần. Tƣơng tự nhƣ thói quen hút thuốc, trong nghiên cứu này tôi mới chỉ đề cập đến tình trạng có uống rƣợu hay không chứ chƣa đề cập đến tần suất và thời gian uống rƣợu.

Mối liên quan giữa thừa cân, béo phì với tăng huyết áp không đƣợc thể hiện rõ trong bài nghiên cứu của tôi. Tỷ lệ tăng huyết áp ở những ngƣời béo phì là 11,0%, thấp hơn so với ngƣời bình thƣờng (89,0%). Kết quả này không giống với một nghiên cứu dịch tễ học về tăng huyết áp của quần thể ngƣời trƣởng thành ở Venezuela cho thấy ngƣời có BMI > 25 có nguy cơ tăng huyết gấp 2 lần với ngƣời có BMI <25 (47,6% so với 24,2%). Ở Việt Nam so sánh với một số kết quả nghiên cứu trƣớc đây: theo Nguyễn Lân Việt ở Đông Anh - Hà Nội: tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm béo phì là 28,27%, nhóm không béo phì là 18,51%, không giống với kết quả nghiên cứu của tôi. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Quýnh cho thấy tỷ lệ THA ở ngƣời béo phì là 29,4% ở ngƣời có BMI bình thƣờng là 23,7% [11]. Kết quả nghiên cứu của Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt ở vùng đồng bằng Thái Bình cho thấy nguy cơ THA ở ngƣời béo phì gấp 2,87 lần so với những ngƣời có BMI bình thƣờng [13]. Qua đây, có thể thấy, nghiên cứu trên các địa bàn khác nhau tuy cho các tỷ lệ THA và béo phì khác nhau nhƣng nhìn chung đa số tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm béo phì cao hơn hẳn với nhóm không béo phì và mức độ béo phì tăng đi kèm với tỷ lệ tăng huyết cũng tăng theo. Mặc dù theo từng vùng khác nhau tỷ lệ mắc tăng huyết áp và sự liên quan giữa THA và các yếu tố trên là khác nhau nhƣng các yếu tố nguy cơ đều giống nhau: thói quen hút thuốc lá, lạm dụng rƣợu bia, tình trạng béo phì, ít vận động…Chính vì vậy, theo tôi cần phải có một chiến lƣợc truyền thông giáo dục sức khỏe để hạn chế, giảm đến mức tối thiểu sự ảnh hƣởng của các yếu tố nguy cơ này để phòng bệnh THA tại cộng đồng. Nhƣ vây, ta có thể thấy bệnh tăng huyết áp đã nhanh chóng gia tăng theo thời gian ở nƣớc ta. Bệnh THA là một thách thức quan trọng, không những ở nƣớc ta mà còn trên thế giới, do đó cần ƣu tiên công tác dự phòng, phát hiện và kiểm soát THA.

Bên cạnh việc hƣớng dẫn đội ngũ y bác sĩ xác định tình trạng THA, đánh giá toàn diện các yếu tố nguy cơ và lựa chọn thuốc tối ƣu nhằm đạt HA mục tiêu thì công tác giáo dục sức khỏe nhằm tuyên truyền sâu rộng trong ngƣời dân những kiến thức về bệnh, các biến chứng nguy hiểm mà THA gây ra với các cơ quan đích cũng nhƣ cách thức giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây THA là vô cùng quan trọng về mặt lâu dài, đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho ngƣời thầy thuốc và Chính phủ trong thời gian tới. Vì tất cả những lý do trên bệnh THA cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, nhất là đƣa ra những mô hình can thiệp phòng, quản lý và điều trị bệnh THA ở cộng đồng càng sớm càng tốt. Hiện nay các hoạt động phòng chống THA chỉ mới tập trung chủ yếu ở các cơ sở y tế, chúng ta chƣa có hệ thống quản lý và dự phòng hiệu quả đối với bệnh THA tại cộng đồng. Công tác tuyên truyền cho ngƣời dân hiểu về bệnh còn chƣa sâu rộng, việc đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, điều tra dịch tễ còn nhiều hạn chế. Chúng ta còn chƣa có một nghiên cứu đầy đủ về thực trạng tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ để làm cơ sở cho các nghiên cứu can thiệp dự phòng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ tăng tại cộng đồng.

KẾT LUẬN

Qua điều tra 135 bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu từ Tháng 3/2021 đến tháng 8/2021 tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau:

1. Đặc điểm bệnh nhân tăng huyết áp

- Tăng huyết áp gặp ở nam giới cao hơn nữ giới 54,8% so với 45,2%.

- Tăng huyết áp gặp ở mọi lứa tuổi trƣởng thành và tỷ lệ tăng dần theo nhóm tuổi.

- Tăng huyết áp gặp chủ yếu ở cán bộ hƣu 60,0% và ít gặp ở cán bộ công chức viên chức 8,9%.

- Tăng huyết áp độ I chiếm phần lớn 45,3% và độ II, độ III lần lƣợt là 35,6% và 19,2%.

- Đa số bệnh nhân biết tình trạng bệnh của mình và 63,7% đã đƣợc khám chẩn đoán và điều trị.

Nhƣ vậy ta thấy rằng tăng huyết áp gặp nhiều ở cả 2 giới nam và nữ và tuổi càng cao tỷ lệ mắc tăng huyết áp càng nhiều và chủ yếu là tăng huyết áp độ I phần lớn bệnh nhân đã đƣợc khám, chẩn đoán và điều trị.

2. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện đa khoa Mai Sơn năm 2021 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)