Theo Nguyễn Văn Thắng và Nguyễn Thị Xuân (2016) [13], cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho lợn nái sinh sản giai đoạn mang thai để đảm bảo nhu cầu cho sự phát triển của thai, nhu cầu duy trì cơ thể và tích lũy trong giai đoạn tiết sữa nuôi con sau này.
. Dưới đây là bảng thể hiện khẩu phần ăn dành cho lợn nái hậu bị, lợn nái sau cai sữa, lợn đực, lợn đực chờ khai thác tại trại.
Bảng 2.1. Khẩu phần ăn của lợn nái hậu bị, lợn nái cai sữa, lợn đực khai thác, lợn đực chờ khai thác
(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại)
Trong giai đoạn chửa kỳ I khẩu phần ăn của lợn phải có tỷ lệ protein là 13 - 14%, năng lượng trao đổi từ 2800 - 2900 Kcal. Nhưng ở giai đoạn II tỷ lệ protein trong khẩu phần ăn phải cao hơn từ 15 - 20%. Ở giai đoạn I bào thai chưa phát triển mạnh, dinh dưỡng chủ yếu dành cho lợn nái để duy trì cơ thể, một phần nhỏ là để nuôi bào thai. Giai đoạn II tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh, cần dinh dưỡng nhiều cho bào thai để lợn con khi sinh ra đạt yêu cầu về khối lượng theo từng giống. Đối với lợn Landrace thì khối lượng lợn con sơ sinh trung bình đạt 1,4kg/con, lợn Yorkshire khối lượng lợn con sơ sinh là 1,3kg/con.
Khi xác định được lượng thức ăn cho ăn trong một ngày cần phải chú ý đến thể trạng của lợn nái, sức khỏe, giống và khối lượng của lợn nái, giai đoạn thai kỳ của lợn nái mang thai, loại thức ăn, chất lượng, phẩm chất của thức ăn,
nhiệt độ chuồng nuôi. Ví dụ như lợn nái mang thai kì II cho ăn với khẩu phần ăn nhiều hơn giai đoạn I, gầy cho ăn nhiều hơn, lợn béo cho ăn ít hơn. Mùa đông thì cho ăn với khẩu phần ăn tăng lên khoảng 0,3 - 0,5kg /nái, nhiệt độ chuồng phù hợp là nằm trong khoảng từ 25 - 30°C.
Đối với lợn nái mang thai lần đầu thì dinh dưỡng có thể tăng lên 10 - 15% vì ngoài dinh dưỡng nuôi bào thai thì lợn cần dinh dưỡng để phát triển cơ thể. Đối với lợn nái tách con thì cần phải cho ăn tăng lên để rụng nhiều trứng, tăng số con đẻ ra cho lứa sau. Việc tăng giảm khẩu phần ăn còn tùy thuộc vào lợn nái béo hay gầy. Tại trại, khẩu phần ăn của lợn nái theo từng giai đoạn mang thai từng loại thức ăn và theo thể trạng của từng con lợn.
Bảng 2.2. Định lượng thức ăn và nước uống cho lợn nái mang thai tại trại
Thời gian (ngày) 1-35 36-84 85-112 113 114 115
ngon, không bị ôi thịu, ẩm mốc, hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với lợn nái trong từng giai đoạn mang thai. Gần đến ngày đẻ cần giảm lượng thức ăn xuống nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng bằng cách sử dụng thức ăn giàu dinh dưỡng. Không được cho lợn nái ăn thức ăn ôi thiu, nấm mốc, thức ăn có độc gây sảy thai, đẻ non. Không cho ăn quá nhiều với lợn sau phối 35 ngày.
Ảnh hưởng của khẩu phần ăn không phù hợp đối với lợn nái mang thai:
Cho lợn nái ăn quá nhiều:
Về mặt kinh tế: Khẩu phần ăn phù hợp không bị lãng phí dư thừa thức ăn giúp người chăn nuôi tiết kiệm tiển bạc, nâng cao lợi nhuận trong chăn nuôi.
Về mặt kỹ thuật: lợn nái không bị thừa nhu cầu của giai đoạn chửa. Nếu cho ăn quá nhiều thì lợn nái sẽ quá béo, tỷ lệ chết phôi cao, đặc biệt là giai đoạn sau 35 ngày. Lợn nái quá béo làm cho chân yếu, đứng dậy đi lại khó khăn, dễ đè con trong giai đoạn nuôi con, tiết sữa kém do mỡ chèn ép lên tuyến sữa, làm cho nái khó đẻ, kéo dài thời gian đẻ.
Cho lợn nái ăn quá ít:
Lợn nái trong quá trình mang thai cần nhiều dinh dưỡng để nuôi thai, nếu như khẩu phần ăn quá ít lợn nái sẽ bị gầy, thiếu dinh dưỡng để nuôi cơ thể và nuôi thai. Sức đề kháng với bệnh yếu, sức rặn khi đẻ yếu.
Không đủ dinh dưỡng dự trữ cho kỳ tiết sữa, sản lượng sữa thấp, nuôi con kém, lợn con còi cọc, dễ mắc bệnh, tỷ lệ lợn con sống thấp.
Thời gian động dục sau khi tách con kéo dài, tỷ lệ số lứa trên năm thấp, hao mòn lợn nái, tốn nhiều thức ăn, giảm thời gian khai thác.