Công tác tiêm vắc xin phòng bệnh đối với lợn là rất cần thiết, trong giai đoạn lợn nái mang thai, việc tiêm phòng vắc xin giúp cho lợn nái mang thai có sức đề kháng tốt nhất vì trong giai đoạn mang thai sức khỏe của đàn lợn rất nhạy cảm, dễ bị tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Lợn mẹ được tiêm phòng vắc xin cũng giúp cho đàn con giống có hệ miễn dịch tốt hơn là những con không được tiêm. Trong 5 tháng thực tập em đã được tham gia tiêm phòng cho đàn lợn nái trong giai đoạn mang thai và nái hậu bị. Kết quả tiêm phòng được thể hiện ở bảng 4.4 dưới đây:
Bảng 4.4. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái hậu bị và lợn nái mang thai tại trại
Loại lợn
Lợn hậu bị
Lợn nái
Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ đạt an toàn khi tiêm phòng là 100% ở các loại vắc xin. Trong khi tiêm vắc xin không có hiện tượng sốc thuốc, không có con nái nào bị mắc bệnh đã tiêm phòng. Những loại vắc xin trên là những loại bệnh có nguy cơ mắc và trong quá trình chăn nuôi đã từng mắc.
4.3.4. Tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái mang thai tại trại theo tháng.
Nguyên nhân chủ yếu của các bệnh sảy ra trên đàn lợn nái mang thai là từ quá trình vệ sinh chuồng trại, vệ sinh cơ thể, quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, kỹ thuật và ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu. Trong quá trình thực tập tại trại
em đã tiến hành theo dõi tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái mang thai theo tháng. Kết quả theo dõi được đánh giá tại bảng 4.5:
Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh ở đàn lợn nái mang thai nuôi tại trại
Tháng 8/2020 9/2020 10/2020 11/2020 12/2020 Tính chung
Từ kết quả ở bảng 4.5 cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh ở nái mang thai trong 5 tháng theo dõi là: Sảy thai có 12 nái mắc bệnh. Viêm tử cung có 16 nái mắc. Đau móng, viêm khớp có 17 nái mắc. Bỏ ăn không rõ nguyên nhân có 34 nái mắc .
Ở từng tháng thì có tỷ lệ mắc các bệnh khác nhau, tỷ lệ chênh lệch tùy thuộc vào điều kiện, kỹ thuật chăm sóc của công nhân, thời tiết, khí hậu của tháng đó. Tháng 8, tháng 9 thời tiết vẫn nắng nóng , nhiệt độ trong chuồng cũng tăng cao, lợn mang thai sức khỏe nhạy cảm, cùng với công tác chăm sóc, vệ sinh làm tác động đến nái dẫn đến mắc bệnh với tỷ lệ cao.
của lợn nái dẫn đến lợn mang thai bị sảy thai, viêm tử cung, đau móng, viêm khớp, bỏ ăn với tỷ lệ khá cao so với số lượng nái theo dõi là 30 nái.
Dựa vào kết quả theo dõi trên ta thấy được tình hình sảy thai, viêm tử cung, đau móng, viêm khớp, bỏ ăn không rõ nguyên nhân ở các tháng không có sự thay đổi. Nguyên nhân do cách vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng của sinh viên thực tập, công nhân, nhiệt độ chuồng nuôi.