đ toà án cân nh c chỉ định tham gia v việc phá sản, đ ng thời cũng xác lập các ngưỡng đi m có th bị rút chứng chỉ hành nghề.
63
Thứ ba, trách nhiệm pháp lý hình sự của QTV. Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất do Toà án áp dụng đối với người phạm tội. Trách nhiệm hình sự có thể gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình... Trong trường hợp này, QTV phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý hình sự khi thực hiện các hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành của quốc gia đó. Các hành vi này có xu hướng phải xem xét hậu quả gây ra cho xã hội để định tội danh và đặc biệt là để định khung hình phạt. Trong các hậu quả pháp lý hình sự kể trên, QTV thường sẽ gánh chịu phổ biến chế tài phạt tù có thời hạn vì tính chất và mức độ của các hành vi trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản phù hợp đa số với khung hình phạt này.
2.3.4. Mối quan hệ của quản tài viên với các chủ thể khác theo pháp luật phá sản
Mối quan hệ của QTV với các chủ thể khác theo pháp luật phá sản vừa là cấu thành, đồng thời cũng vừa là biểu hiện của địa vị pháp lý của QTV. Theo đó, mối quan hệ này không chỉ thể hiện vị trí của QTV giữa các chủ thể mà còn thể hiện cơ chế phối hợp giữa QTV và các chủ thể đó. Cơ bản QTV có mối quan hệ với 3 chủ thể sau: QTV với Toà án; QTV với chủ nợ; QTV với con nợ.
2.3.4.1. Mối quan hệ giữa quản tài viên v i tòa án
Toà án là chủ thể phổ biến giải quyết thủ tục phá sản của chủ thể pháp luật (gồm cả cá nhân và tổ chức). Tính phổ biến ở đây không đồng nghĩa với sự tuyệt đối, bởi trên thực tế nhiều quốc gia không bắt buộc một chủ thể pháp luật phải phá sản thông qua thủ tục tố tụng tại Toà án. Tuy nhiên, ở đây tác giả bàn đến mối quan hệ giữa QTV và toà án với sự đa số này. Theo đó, QTV và Toà án có mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ. Mối quan hệ này được xác định có tính chất tương hỗ. Sự tương hỗ này được thể hiện như sau:
Hầu hết các nền pháp lý trên thế giới đều trao quyền xây dựng tiêu chuẩn, tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển và bổ nhiệm/cấp chứng chỉ cho QTV.3 Chính vì thế, việc một chủ thể pháp luật trở thành một QTV phải dựa trên cơ sở thực thi thẩm quyền của Toà án. Điều này xuất phát từ thẩm quyền tuyên bố phá sản một chủ thể đang lâm vào tình trạng phá sản thường thuộc về Toà án. Trong trường hợp này,