chỉ cũng như sự bổ nhiệm của toà án. Như vậy, ở những quốc gia đó mối quan hệ này sẽ cơ bản có rất nhiều điểm khác với phân tích ở trên. Tuy nhiên, số lượng các quốc gia như vậy là không đáng kể.
1
Toà án không thể có đủ nhân lực và vật lực cũng như thời gian để tiến hành các hoạt động quản lý tài sản, thanh toán nợ hay xây dựng phương án phục hồi DN. Chính vì thế, Toà án phải tìm kiếm một thiết chế giúp việc cho mình – QTV. Đây cũng là lý do có nhiều quan điểm nhìn nhận bản chất của QTV là ―cánh tay nối dài của Toà án‖. Như vậy ở mối quan hệ này, Toà án có quyền uỷ quyền cho QTV một số nội dung liên quan đến thủ tục phá sản. Ngược lại, QTV có nghĩa vụ thụ uỷ quyền của Toà án thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thủ tục phá sản, có nghĩa vụ báo cáo, đề xuất các phương án, ý kiến cụ thể lên Toà án để Toà án xem xét quyết định.
Ở giai đoạn sau đó, khi đã trở thành QTV, Toà án chỉ định/yêu cầu hoặc bổ nhiệm QTV cho một vụ việc cụ thể, do đó có thể hình dung chính Toà án là chủ thể làm xuất hiện sự kiện pháp lý của quan hệ pháp luật giữa QTV với các chủ thể còn lại trong một thủ tục phá sản nhất định. Chính vì mối quan hệ này sẽ làm nảy sinh những quyền và nghĩa vụ nhất định giữa Toà án và QTV. Cụ thể:
- Toà án có quyền phân công nhiệm vụ và yêu cầu báo cáo từ QTV. Toà án với khả năng trao quyền và giám sát việc được trao quyền đó bằng yêu cầu báo cáo. Phía đối diện, QTV là nhận quyền được trao, thực thi quyền đó và có nghĩa vụ phải báo cáo. Toà án chỉ định QTV, do đó tất yếu Toà án có quyền xác định nhiệm vụ, thẩm quyền cụ thể cho QTV trong một thủ tục phá sản nhất định. Và cũng vì điều này mà Toà án cũng có quyền yêu cầu QTV báo cáo các nội dung liên quan đến thực hiện nhiệm vụ trong tố tụng phá sản. Quyền này của Toà án làm phát sinh nghĩa vụ của QTV. Hai nghĩa vụ tương ứng gồm: thực hiện các nội dung theo sự uỷ quyền của Toà án và tiến hành báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo các vụ việc cho Toà án trên cơ sở pháp luật quy định.
- QTV có quyền được công nhận tính chính danh của mình trong thủ tục giải quyết phá sản, có quyền tiếp cận thông tin, có quyền từ chối tham gia và có quyền được nhận các thù lao tương xứng với công việc. Những quyền này được đảm bảo bởi những nghĩa vụ tương ứng của Toà án. Theo đó, toà án phải cấp cho QTV những dấu hiệu của sự chính danh (ví dụ ở Trung Quốc và Úc Toà án sẽ cấp cho Quản trị viên một con dấu, con dấu này có tính nhận diện pháp lý cho riêng cá nhân QTV hoặc tổ chức hành nghề QTV trong từng vụ việc nhất định). Đây chính là cơ sở để các chủ thể còn lại công nhận và tôn trọng sự hiện diện của QTV trong giải quyết phá sản cho cá nhân, DN. Toà án còn phải cung cấp thông tin và yêu cầu các bên trong vụ việc phải cung cấp thông tin một cách đầy đủ và trung thực cho QTV.
Đây được xem là ―nguyên liệu đầu vào‖ để QTV thực thi nhiệm vụ. Toà án phải chấp thuận sự từ chối tham gia hợp lệ của QTV và tìm kiếm QTV khác thay thế. Cuối cùng, một nghĩa vụ rất quan trọng là Toà án sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo thù lao cho QTV. Vấn đề này phức tạp ở chỗ, Toà án sẽ không phải là người chi trả thù lao cho QTV (ít nhất trên thực tế đa số các quốc gia đều có quy định như vậy). Điều này được lý giải bởi việc không thể dùng ngân sách quốc gia để chi trả chi phí cho một
―cuộc đòi nợ tập thể‖ của các tư nhân. Thay vào đó, Toà án sẽ đóng vai trò là người xác định cách thức chi trả thù lao cho QTV và vận hành một cơ chế để đảm bảo việc xác định này được thực thi trên thực tiễn. Thông thường, thù lao được xác định dựa trên một tỷ lệ phần trăm (%) nhất định (khác nhau giữa các quốc gia) trên tổng quy mô tài sản còn lại của con nợ, hoặc cũng là một tỷ lệ % nào đó trên tổng số tiền nợ mà các chủ nợ đòi được. Đồng thời, Toà án cũng phải có những biện pháp để buộc các bên phải thực thi nghĩa vụ chi trả thù lao cho QTV trong mọi trường hợp.
2.3.4.2. Mối quan hệ giữa QTV v i chủ nợ
Chủ nợ (Creditors) hiểu một cách phổ biến là người cho một cá nhân, tổ chức vay một món nợ bằng tiền hay hiện vật. Khi đến kì trả, chủ nợ có quyền đòi con nợ phải hoàn trả khoản tiền vay hoặc hiện vật vay, kèm theo lãi. Chủ nợ là người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, cụ thể là hợp đồng cho vay. Trong trường hợp này, chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu chủ thể đang lâm vào tình trạng phá sản thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ. Chủ nợ bao gồm 03 nhóm theo tính chất đảm bảo của tài sản khi vay nợ, gồm: chủ nợ không có bảo đảm; chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm.
- Chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu con nợ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của con nợ hoặc của người thứ ba.
- Chủ nợ có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu con nợ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của con nợ hoặc của người thứ ba.
- Chủ nợ có bảo đảm một phần là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu con nợ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của con nợ hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ đó.
Các chủ nợ được liên kết thành một khối cá biệt về pháp lý, nên cần phải có một người đại diện hành động nhân danh các chủ nợ. Như vậy, chủ nợ và QTV có
mối quan hệ mang tính đại diện. Cả QTV và chủ nợ đều có những quyền và nghĩa vụ trong mối quan hệ pháp luật giải quyết phá sản của con nợ. Theo đó, nghĩa vụ của chủ thể này là cơ sở để bảo đảm quyền của chủ thể còn lại. Cụ thể:
- Chủ nợ đóng vai trò là người có quyền đề nghị toà án chỉ định QTV để giải quyết vấn đề phá sản của con nợ. Mục đích cuối cùng của việc này là nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ cho chủ nợ. Ở một số quốc gia, thậm chí chủ nợ còn có khả năng chọn trước QTV và đề xuất tên của QTV đó lên Toà án để được phê duyệt4. Như vậy, chủ nợ có vai trò quan trọng trong việc xác lập vai trò pháp lý của một QTV trong một vụ việc cụ thể. Trên cơ sở vai trò đó, chủ nợ có quyền yêu cầu QTV đại diện mình thực hiện các hoạt động nhằm mục đích thu hồi nợ cho bản thân. Những quyền này cụ thể gồm: quyền yêu cầu QTV quản lý tài sản của pháp nhân hoặc thể nhân đang lâm vào tình trạng phá sản để làm cơ sở đảm bảo khả năng thanh toán nợ cho chủ nợ; quyền được thảo luận và thông qua các nội dung mà QTV đưa ra, đồng thời giám sát hoạt động của chính chủ thể này; quyền kiến nghị Tòa án áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản của con nợ… Những quyền này sẽ được đảm bảo bởi những nghĩa vụ mà QTV phải đáp ứng, bao gồm: Nghĩa vụ đại diện chủ nợ trong thủ tục phá sản – thực tế thì với vai trò trung gian, QTV là đại diện cho các bên, tuy nhiên, với mục tiêu giải quyết việc trả nợ một cách công bằng cho các chủ nợ, thì vấn đề đại diện nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ có phần trội hơn các đại diện khác.
- QTV đóng vai trò là đại diện cho tất cả các chủ nợ và phân phối các khoản chi trả cho các chủ nợ. Khi con nợ lâm vào tình trạng phá sản, các chủ nợ sẽ bị cấm đoán hành vi đòi nợ riêng rẽ. Điều này nhằm giúp đảm bảo tính công bằng cho tất cả các chủ nợ như đã đề cập và phân tích ở nhiều khía cạnh trong luận án này. Chính vì thế, các chủ nợ sẽ phải thông qua một đầu mối trung gian để đòi nợ tập thể. Nguồn tài chính của con nợ sẽ được trung gian đó thống kê và tiến hành phân phối nợ cho tất cả các chủ nợ theo nghị quyết của Hội nghị chủ nợ hoặc theo một nguyên tắc nào đó đã được ấn định. Vai trò này thuộc về QTV. Như vậy, có thể thấy, mối quan hệ giữa QTV và chủ nợ là mối quan hệ đại diện đòi nợ. Theo đó, chủ nợ sẽ uỷ quyền cho QTV tiến hành việc đòi nợ, ngược lại, QTV có nghĩa vụ phải đòi nợ và phân phối nợ giữa các chủ nợ.