• Cung cấp thức ăn và nước uống:
• Cách cung cấp thức ăn và nước uống cần phải đưa những nhu cầu cơ bản của động vật hoang dã bị nuôi nhốt vào sự tính toán theo thời kz của phương pháp giới thiệu, số lần cho ăn và cân bằng dinh dưỡng. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của loài, thói quen đặc trưng của loài và kích thước, điều kiện, thể chất, sinh sản và tình trạng sức khỏe của
con vật. Ví dụ, với loài vật sử dụng phần lớn thời gian để lục lọi nên để thức ăn của chúng rải rác trong môi trường nuôi nhốt, để chúng có thể tìm kiếm.
• Cung cấp môi trường thích hợp:
• Môi trường nuôi nhốt động vật hoang dã cần có những điều kiện phù hợp để chúng thấy thoải mái và phát triển tốt. Do đó, động vật cần được nuôi giữ trong một nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, với đầy đủ ánh sáng và sự thông thoáng. Ví dụ, nuôi động vật hoạt động về đêm dưới ánh sáng mạnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và cản trở các hành vi tự nhiên của chúng.
• Hàng rào bên trong và ngoài phải tạo được chỗ ẩn náu cho động vật khi có thời tiết khắc nghiệt mà chúng không chịu được trong môi trường hoang dã, như mưa, nhiệt độ và độ ẩm cao, và ánh nắng mặt trời.
• Động vật hoang dã bị nuôi nhốt cũng cần được bảo vệ khỏi những loài đã có từ trước trong khu nuôi. Ví dụ, tạo cho những động vật thích sống một mình hoặc hay giấu mình một nơi để không bị nhìn ngó bởi các loài khác trong vườn thú, như loài báo tuyết, tê giác java… Những hàng rào này cần có kích thước, thiết kế và cấu trúc thích hợp cho phép con vật thực hiện các hoạt động tự vệ, chiến đấu và trốn thoát trong những tình huống có thể gây sợ hãi, như với những con vật khác có chung hàng rào đó, với con người ở phía ngoài hàng rào…
• Hàng rào và bất kì hành lang nào khác cần được thiết kế và xây dựng để không làm cho động vật bị thương, như không có đầu nhọn, không có nơi nào có thể làm con vật bị ngã hoặc bị mắc kẹt, không có cây cối hoặc các vật liệu có thể gây nguy hiểm cho con vật…
• Một hàng rào cho động vật cần phải được thiết kế để tạo được sự cân bằng giữa điều kiện vệ sinh nhằm ngăn chặn bệnh tật xuất hiện và lây
lan, với thỏa mãn các nhu cầu cần thiết của chúng. Do đó, hàng rào cần phải khô và sạch sẽ. Ví dụ, nhốt động vật trong hàng rào bằng bê tông rỗng sẽ dễ làm sạch và ngăn được bệnh tật, nhưng dễ gây khó chịu và dễ hỏng. Thêm nữa, nếu nhốt động vật trong những môi trường khó làm vệ sinh có thể làm phát sinh bệnh truyền nhiễm và k{ sinh trùng và gây tổn thương cho động vật do đó làm giảm sức khỏe của chúng.
• Chăm sóc sức khỏe cho ĐV
• Khám thường xuyên và ghi chép về: Điều kiện, sức khỏe và tập tính • Kích thước và thiết kế nơi nuôi giữ cần tránh gây tổn thương cho ĐV • Nơi nuôi giữ cần giúp bảo vệ ĐV khỏi: ĐV ăn thịt, Xâm nhập và lây lan bệnh, KST
• Cần có chăm sóc thú y phù hợp
• Thể hiện các tập tính thông thường:
• Để kích thích các hành vi đã được xác định là thông thường và có lợi trong tự nhiên của động vật hoang dã, những người nuôi nhốt động vật cần có những hiểu biết chi tiết về sinh lý, thói quen và những yêu cầu cơ bản về quản lý với mỗi loài. Có thể chia làm 3 nhóm:
• Yêu cầu về thể chất:có những nhu cầu riêng của từng loài về điều kiện môi trường, thức ăn và nước (xem slide trước)
• Yêu cầu về tâm l{: đòi hỏi nơi nuôi nhốt cần phải có những điều kiện để kích thích động vật phát triển tâm l{ bình thường và cho phép chúng thích ứng với cuộc sống nuôi nhốt giống với trong tự nhiên. Ví dụ, kích thích sự thể hiện các hành vi càng tự nhiên càng tốt (tìm tòi, săn, chơi đùa…), cho phép chúng tương tác với các kích thích của môi trường một cách hợp l{ (như chạy trốn, đe dọa…), nhốt động vật với một nhóm
cùng loài thích hợp (như nuôi sói theo bầy) và những động vật riêng lẻ không bị hạn chế bởi các con cùng loài khác (như voi đực già).
• Năng lực về thể chất: nuôi nhốt động vật trong điều kiện đáp ứng các nhu cầu về năng lực thể chất của động vật. Ví dụ, với những động vật có thể bay (như chim) trong môi trường cần có kích thước hợp l{ để chúng có thể bay được, với những động vật leo trèo cũng cần được nuôi trong môi trường có thể leo trèo hoặc đặt những vật dụng có thể leo lên (như có cây trong khu nuôi linh trưởng, dây để leo trèo…).
Để kích thích việc thực hiện các hành vi thông thường, động vật hoang dã nuôi nhốt cần có những nhu cầu cơ bản để có thể thực hiện được càng nhiều những hành vi tự nhiên có lợi càng tốt. Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều nhu cầu không được đáp ứng và nhiều động vật đã có những hành vi không bình thường và thậm chí chưa bao giờ xuất hiện trong tự nhiên (như bắt chước) hoặc ở mức độ thấp hơn so với trong vườn thú (như hung hăng).
Ngay cả những vườn thú tốt nhất cũng có vấn đề về các động vật không thể đương đầu được; một số vườn thú đã quyết định không nuôi nhốt một số loài nữa, như voi hoặc gấu Bắc cực vì hầu hết chúng không có khả năng thích ứng được môi trường nuôi nhốt.
• Sự thể hiện các tập tính thông thường được tiến hành theo 2 cách: • Giữ các động vật trong những hàng rào được thiết kế phù hợp • Thông qua việc sử dụng các biện pháp làm phong phú môi trường
• Bảo vệ tránh sự sợ hãi và khổ sở
• Được chăm sóc bởi các nhân viên có kinh nghiệm và kiến thức • Tránh làm con vật gò bó khổ sở hoặc tổn thương
• Chuồng trại phù hợp:
– Tạo cảm giác an toàn và được bảo vệ – Nơi để các cá thể trong đàn sống với nhau – Có nơi để trốn thoát
– Ngăn ngừa xung đột (VD tách riêng con đực)
Câu 13: Mối liên hệ giữa cải thiện PLĐV với bảo vệ môi trường và chăn nuôi bền vững?
Mối quan tâm đến động vật và quan tâm đến môi trường có thể được xem như một phần của hiểu biết đạo đức thông thường, bởi vì động vật là một phần của môi trường.vd: con người có thể phát động chiến dịch chống lại việc săn bắt cá voi (xem hình ảnh về cá voi bị giết mổ) bởi vì chúng có liên quan tới cả khía cạnh phúc lợi của việc giết cá voi ở biển bằng lao móc VÀ tác động của việc này lên các loài cá voi đang có nguy cơ tuyệt chủng và hệ sinh thái đại dương mà ở đó chúng là một yếu tố.
Có 4 sự khác nhau chính giữa đạo đức động vật và đạo đức lấy hệ sinh thái làm trung tâm:
• Đạo đức động vật có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới đời sống động vật được nuôi giữ hay thuần hóa, trong khi đó đạo đức lấy hệ sinh thái làm trung tâm ít quan tâm hơn tới điều này trừ phi các loài được quan tâm có nguy cơ tuyệt chủng hay hoạt động ảnh hưởng đến môi trường.
• Đạo đức động vật có xu hướng trọng tâm vào tri giác, vì vậy chỉ quan tâm tới thực vật, sông ngòi và hệ sinh thái chừng nào chúng ảnh hưởng đến động vật có tri giác.
• Đạo đức động vật tập trung vào việc giảm thiểu đau đớn và chết chóc, trong khi đó đạo đức môi trường thường nhìn nhận điều này
là yếu tố thiết yếu của tự nhiên. Đạo đức môi trường quan tâm nhiều hơn tới sự tuyệt chủng của các loài và sự phá hủy hệ sinh thái.
• Đạo đức động vật tập trung nhiều hơn vào phúc lợi của cá thể, trong khi đó đạo đức môi trường có khuynh hướng tập trung vào hệ thống và cấu trúc. Do đó một số chuyên gia môi trường sẵn sàng hy sinh cuộc sống cá thể để bảo tồn hệ thống. Quả thực có thể chỉ quan tâm tới tổng thể thí dụ như các loài mà không hề quan tâm tới các cá thể mà tạo nên các loài đó. Thí dụ, một số người đi săn và đặt bẫy (hay những người chịu trách
Nói tóm lại : cải thiện phúc lọi động vật,bảo vệ môi trường và chăn nuôi bền vững có mối lien hệ mật thiết với nhau.nếu chúng ta bảo vệ tốt moi trường sống thì đv là 1 phần trong môi trường đó cũng sẽ có pldv tốt từ đó nâng cao đời sống và hướng đến sự bền vững trong chăn nuôi
Câu 14: Các mối tương tác chủ yếu giữa con người và động vật? Ý nghĩa của chúng trong việc giáo dục nhân văn cho con người? Tại sao nói rằng, chăm sóc và đối xử tốt với động vật cũng chính là góp phần nuôi dưỡng tình yêu thương giữa người với người.
Các mối tương tác chủ yếu giữa con ngươi và động vật:
Vấn đề quan tâm là con người có trước vật:
không có điều gì biện minh cho việc con người có trước tất cả các loài động vật.một thang chia độ về đạo đức trong đó cac loại được đặt ở vị trí cao thấp khác nhau phụ thuộc vào độ phức tạp về thần kinh và chúng ta tự cho mh vào vị trí cao nhất,có loại hình tk phức tạp nhất tuy nhiên đây là suy nghĩ quá đơn giản vì có nhiều lọa hình tk phức tạp khác nhau.
Thang chia độ do đó có thể bị phê phán là theo ‘chủ nghĩa loài’ – nó phản ánh sự thiên vị của con người để có lợi cho chính mình. Cũng
có thể chúng ta bị cám dỗ sử dụng thang chia độ như vậy để biện minh cho việc tồn tại của những điều tai ương lớn hơn (với con người) để biện minh cho sự việc bỏ qua những tai ương nhỏ hơn (với động vật). Thí dụ, tại sao chúng ta phải quan tâm tới cảnh ngộ khó khăn của những con chó hoang trong khi có quá nhiều trẻ em không có đủ thức ăn? Tuy nhiên, sẽ khó để tranh cãi với bồi thẩm đoàn tại tòa rằng trộm cắp không phải là vấn đề gì cả bởi vì những người khác còn phạm tội giết người.
Nguồn tài nguyên không phải lúc nào cũng có thể chuyển qua lại giữa con người và động vật. Phản ứng tốt nhất không nhất thiết là chiếm đoạt nhiều tài nguyên hơn: hợp tác thay vì cạnh tranh đôi khi là phản ứng có lợi hơn. Thậm chí trong tiến hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau thường tiến hóa. Thí dụ, động vật ăn cỏ ở đồng bằng châu Phi cùng tồn tại với nhau để duy trì đồng cỏ ở mức cân bằng. Như chúng ta đã thấy khi nói về RSPCA, trong số những người ủng hộ mạnh mẽ cho động vật có nhiều người cũng đã nổi bật khi vận động cho con người. Có lẽ ‘lòng trắc ẩn’ cho người khác là chất lỏng thần kỳ: bạn càng rót, nó càng nhiều hơn.
Sự tàn ác với động vật và phạm tội của con người: Nếu họ được khuyến khích đối xử tử tế với động vật thì sau đó sự tử tế đó cũng ‘lan sang’ con người. Ngày nay quan điểm này vẫn phổ biến và được khẳng định bởi các công trình nghiên cứu khác nhau. Thí dụ, các nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ đối xử thô bạo với động vật cao trong số những tội phạm bạo lực, một thực tế mà hiện tại đang được các nhà thực thi luật pháp sử dụng để xét xử và ngăn chặn tội phạm
Sự đồng cảm: Đồng cảm là mức độ ảnh hưởng đến chúng ta khi chứng kiến tình cảm của người khác. Có càng nhiều sự đồng cảm chúng ta càng bị ảnh hưởng bởi tình cảm của người khác. Các nghiên cứu khác nhau dường như đã cho thấy rằng có một mối
tương quan tỷ lệ thuận giữa sự đồng cảm dành cho động vật và sự đồng cảm dành cho con người. Quan điểm này đã được đưa vào khái niệm ‘giáo dục nhân văn’ mà trong đó trẻ em được khuyến khích phát triển sự hiểu biết rằng cần thiết phải yêu thương và tôn trọng động vật, con người và môi trường
Động vật và con người: Một cách khác để xem xét l{ do tại sao chúng ta phải quan tâm tới động vật là quan điểm rằng chúng ta cùng chia sẻ những lợi ích chung. Một số người nói rằng chúng ta không thuần hóa động vật, mà thay vào đó là chúng ta đã đồng tiến hóa thành mối quan hệ cộng sinh với nhau. Thay vì chúng ta bắt giữ và nuôi dạy động vật vì mục đích của chính mình, chúng ta đã từng bước xích lại gần nhau. Theo quan điểm này, động vật được hưởng nhiều thứ từ chúng ta và ngược lại. Chúng được hưởng chỗ ở và thức ăn, chúng ta được hưởng thêm thức ăn và công việc chúng làm cho ta. Có một sự phụ thuộc lẫn nhau hay cộng sinh giữa con người và vật nuôi. Sự ‘tư lợi nổi bật’ này là một lý do khác nữa để dành cho động vật ít nhất là sự quan tâm gián tiếp về đạo đức: điều này nằm trong lợi ích riêng của chúng ta trong nhiều hoàn cảnh để làm như vậy Tuy nhiên, trên thực tế, quan điểm này dường như không được áp dụng rộng rãi: với sự ngoại trừ khả dĩ cho chó và mèo, đa số vật nuôi bị thiếu nhiều trong số ‘5 không’. Như vậy tính tương hỗ trong mối quan hệ con người – động vật bị lệch lạc, trong đó con người được hưởng nhiều lợi ích hơn con vật, và con vật phải chịu nhiều thiệt thòi hơn.
Ý nghĩ của chúng trong việc giáo dục nhân văn của con người:
Không nên áp đặt suy nghĩ và biện minh luôn cho mình là đứng đầu,là thong minh nên có trước các loài động vật
Luôn đặt sự ngang bằng trong các lợi ích tương đương để có thể biết rằng các lợi ích tương tự đáng được chú ý dù ở bất kỳ loai nào
Chúng ta không phải lúc nào cũng phải cạnh tranh giành các nguồn tài nguyên có hạn. Có thể có các cách khác nhau để giải quyết vấn đề tài nguyên có hạn.
Sự tử tế với con vật có thể đem lại sự tử tế với
con người.Sự tàn ác với con vật có thể dẫn đến sự tàn ác
với con người. Nhiều nghiên cứu chỉ rõ sự ngược đãi với ĐV là dấu hiệu đầu tiên của hành vi tội phạm với con người sau này. Hiệu ứng tình cảm khi chứng kiến tình cảm của người khác Có
mối tương quan nào đó giữa sự đồng cảm dành cho ĐV và sự đồng cảm dành cho con
người.Giáo dục nhân văn