Theo 1 số nghiên cứu thì:

Một phần của tài liệu PHÚC lợi ĐỘNG vật Thầy Nhiệm (Trang 37 - 48)

 Sự tử tế với con vật có thể đem lại sự tử tế với con người  Sự tàn ác với con vật có thể dẫn đến sự tàn ác với con người

 Nhiều nghiên cứu chỉ rõ sự ngược đãi với ĐV là dấu hiệu đầu tiên của hành vi tội phạm với con người sau này.

 Tìm cách tăng sự đồng cảm: Đồng cảm là mức độ ảnh hưởng đến chúng ta khi chứng kiến tình cảm của người khác. Có càng nhiều sự đồng cảm chúng ta càng bị ảnh hưởng bởi tình cảm của người khác.

 Các nghiên cứu khác nhau dường như đã cho thấy rằng có một mối tương quan tỷ lệ thuận giữa sự đồng cảm dành cho động vật và sự đồng cảm dành cho con người. Quan điểm này đã được đưa vào khái niệm ‘giáo dục nhân văn’ mà trong đó trẻ em được khuyến khích phát triển sự hiểu biết rằng cần thiết phải yêu thương và tôn trọng động vật, con người và môi trường. Thí dụ, tăng sự đồng cảm với những người xung quanh có thể làm giảm tỷ lệ tội phạm. Theo kinh nghiệm điều này thường nhận được sự ủng hộ. Thí dụ, trẻ em đã từng tham gia chương trình giáo dục nhân đạo như vậy thể hiện tăng mức độ đồng cảm với con người so với những trẻ không được

tham gia chương trình như vậy. Điều này góp phần ủng hộ quan điểm rằng chăm sóc động vật có thể gián tiếp tốt cho con người

Câu 15: Vai trò của cơ quan cấp phép thú y trong việc cải thiện PLĐV. Cho ví dụ cụ thể cho trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân BSTY và giấy phép hoạt động cho tổ chức có liên quan đến động vật (cơ sở chăn nuôi, giết mổ, khám chữa mổ,…) A, cơ quan cấp phép thú y:

- Cơ quan cấp phép giúp cho PLDV thông qua việc thực thi pháp luật thú y:

• Các chính sách và nội quy ngành là một cách kiểm soát hành vi của các thành viên trong ngành. Ví dụ, có thể có nội quy ngành chỉ ra rằng các thành viên phải được sự đồng { của khách hàng khi khám tử thi động vật của họ. Các chính sách nghề nghiệp sẽ thường phản ánh quan điểm của đa số thành viên trong ngành, nhưng đôi khi do chính phủ áp đặt (ví dụ bác sĩ thú y có thể phải cung cấp cho chủ gia súc đơn thuốc để họ có thể mua thuốc ở hiệu với giá cả tốt hơn, nếu họ muốn).

 Điều quan trọng là phải có một cấu trúc ngành hiệu quả để thực thi chính sách. Sự phê chuẩn sẽ nằm trong phạm vi ngành và có thể nằm trong khoảng từ cảnh cáo đến cấm hành nghề. Vấn đề tội phạm do cảnh sát kiểm soát nhưng những vấn đề như vậy có thể được hỗ trợ giải quyết bởi ngành nếu thích hợp. Ví dụ, một bác sĩ thú y có thể được chủ gia súc đồng ý cho gây mê chó của họ để vệ sinh răng. Trong khi chó bị mê thì bác sĩ có thể kiểm tra răng và lợi kỹ càng, anh ta có thể cho rằng con chó cũng cần nhổ răng. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thú y báo cho khách hàng về điều này và không được sự đồng ý của khách hàng về việc nhổ răng thì bác sĩ có thể sẽ vi phạm chính sách ngành khi nhổ bất kì một cái răng nào. Chính sách có thể được mở

rộng thành các hướng dẫn hữu ích dành cho bác sĩ thú y về những tình huống đạo đức nan giải, ví dụ xử trí tình huống khách hàng có thu nhập thấp.

 Ảnh hưởng tới luật pháp Tham mưu cho chính quyền về chuyên môn mạnh mẽ độc lập trên những vấn đề có liên quan tới sự chăm sóc thú y (ví dụ, sự phát triển các trường thú y mới; kê đơn thuốc) Góp { cho các dự thảo luật (ví dụ, luật bảo vệ động vật) Đề xuất luật pháp cho tương lai

Phát triển chính sách liên quan đến hoạt động của thú y. Ví dụ, ở Anh, sẽ là phạm pháp nếu một người không phải là bác sĩ thú y đi cắt đuôi chó bởi vì việc này là hoạt động của thú y. Tiếp đó, ở Anh cơ quan cấp phép cấm bác sỹ thú y cắt đuôi chó vì l{ do thẩm mỹ - hoặc sửa vuốt cho mèo.

Bình luận cộng đồng về phúc lợi động vật Nhiều cơ quan cấp phép tự kiềm chế việc bình luận các vấn đề về phúc lợi động vật vì họ kiếm sống từ việc tham gia các hoạt động như vậy – đây là một sự xung đột về lợi ích

 Giúp ích cho PLĐV bằng cách bảo đảm rằng BSTY đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định, vd: vượt qua một kỳ thi quốc gia.

- Cơ quan cấp chứng chỉ Giúp ích cho PLĐV bằng cách phê chuẩn chương trình giảng dạy ở các trường thú y ngoài ra Có thể giúp ích cho PLĐV qua việc hoạt động như một phát ngôn viên:

+ Thúc đẩy PLĐV

+ Truyền thông chính sách về PLĐV/đạo đức cho cộng đồng +Bình luận các vấn đề theo chủ điểm

- Hội nghề nghiệp bảo vệ quyền lợi của bsty đôi khi đó cũng là lợi ích hay giúp cho pldv. Hội chuyên ngành có thể cố gắng bảo vệ phúc lợi động vật, đặc biệt khi trùng với quyền lợi kiếm sống của chính bác sĩ thú y.vd: Chính phủ Anh quy định rằng bác sĩ thú y không nên độc quyền trong việc bán các loại thuốc kê đơn vì nó làm cho giá cả cao một cách giả tạo, không công bằng cho chủ gia súc. Do vậy, các hiệu thuốc cũng có thể được bán thuốc thú y. Điều này giúp chủ gia súc được lựa chọn nơi mua thuốc và thuốc rẻ hơn. Tuy nhiên, bác sĩ thú y bị mất thu nhập từ thuốc và tính tiền nhiều hơn cho thời gian khám chữa bệnh. Kết quả là một số nông dân không đủ tiền để gọi bác sĩ thú y => động vật phải chịu đựng ốm đau.

B, Trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sỹ thú y: phải đạt tiêu chuẩn, có bằng cấp chuyên môn bác sỹ thú y, mà bằng cấp ấy yêu cầu phải tham gia đầy đủ các môn học theo quy trình đào tạo tại 1 học viện hay trường đại học nào đấy. Ví dụ trong chương trình đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam có bộ môn tự chọn là Phúc lợi đv, thì việc yêu cầu bắt buộc chứng chỉ hành nghề sẽ giúp người BSTY có hiểu biết để cải thiện PLĐV

Trường hợp cấp giấy phép hoạt động cho tổ chức liên quan đến động vật, vd như cơ sở chăn nuôi thì cơ sở chăn nuôi cần đảm bảo những yêu cầu như địa điểm phù hợp, chuồng trại, hệ thống cung cấp thức ăn nước uống đạt tiêu chuẩn,…đảm bảo thực hiện tốt 5 không cho vật nuôi.

Câu 16: Vai trò của cá nhân BSTY với PLĐV? Lấy tình huống minh họa cụ thể cho nền tảng để BSTY ra một quyết định đạo đức với động vật.

Các bác sĩ thú ý đóng vai trò rất quan trọng và thiết yếu trong pldv: Bệnh tật Theo truyền thống, bác sĩ thú y “cứu sống và dập tắt dịch

bệnh” và kiến thức về thú y của họ là yếu tố then chốt cho phúc lợi động vật.

Giáo dục Bác sĩ thú y cũng là những nhà giáo dục: bằng cách thúc đẩy

hoạt động chăn nuôi tốt, bao gồm việc quản lý tạo thuận lợi cho các tập tính đặc trưng loài, bác sĩ thú y giúp đảm bảo đáp ứng “5 Không”. Giáo dục nhân văn cũng quan trọng.

Kỹ năng giao tiếp/truyền thông Điều trị hiệu quả bệnh động vật và các

vấn đề phúc lợi động vật đòi hỏi có kỹ năng truyền thông tốt. Truyền thông lớn hơn nhiều so với việc nói một cách rõ ràng, hay tỏ ra lịch sự. Nếu là bác sĩ thú y mà bạn không thể truyền thông một cách hiệu quả, khách hàng không thể làm những gì bạn yêu cầu, và bạn có thể bị họ và do đó thú nuôi của họ xa lánh. Hơn nữa, đồng nghiệp và nhân viên có thể không làm những gì mà bạn muốn nếu bạn không biết cách truyền thông về phúc lợi động vật mà không cần đến sự kiêu căng hay trịch thượng.

Ra quyết định đạo đức Bác sĩ thú y trên thực tế phải ra những quyết

định có lợi nhất cho động vật, trong khi cân nhắc lợi ích của chủ gia súc và bản thân bác sĩ thú y. Tuy nhiên, thật không dễ để làm việc này mà không có lập luận đạo đức hợp lý. Có một cảm giác chung về tình huống là không đủ, mặc dù trực giác về đạo đức có thể là chính xác. Điều quan trọng không phải là chỉ là theo quan điểm chung mà không cần sự phán xét có lập luận về các vấn đề phúc lợi động vật. Việc sử dụng nền tảng khái quát để giúp việc ra quyết định có thể giúp đảm bảo rằng bạn tiếp cận hợp lý.

 Vì vai trò của bsty rất quan trọng với phúc lợi đông vật nên theo bản than e kỳ vọng đầu tiên là nâng cao được kiến thức chuyên môn của bản than vì kiến thức về thú y là mấu chốt cho pldv(vd).khi có kiến thức chuyên môn tốt bsty sẽ áp dụng điều trị cho con vật hiệu quả và đưa ra những quyết định chinh sác nhất cho bệnh súc cũng như cho chủ của bệnh súc để giảm thiểu tối đa chi phí cũng như đau đớn cho con vật hơn

nữa là tuyên truyên cho chủ vật nuôi ,các trang trại hiểu về pldv.neu nhu k có kiến thức chuyên môn tốt rất dễ khiến ngta k tin vì đây là một khía cạnh rất mới và trình độ dân trí của nc ta chưa được cao như các nc khác…..(dài lm tự chém đi b ei )

B, VD:

BSTY với nền tảng ra quyết định đạo đức: Trên thực tế, có những trường hợp động vật, vd thú cưng mắc một bệnh hiểm nghèo, và khả năng chữa trị cho bệnh tật là rất khó, và nếu chữa trị con vật sẽ gặp đau đớn vô cùng. Trong trường hợp này người bác sỹ thú y muốn ra quyết định tiêm nhân đạo trợ tử động vật, để chúng có thể chết một cách nhẹ nhàng, ít đau đớn. Nhưng người chủ thì muốn bác sỹ thú y bằng mọi giá chữa trị cho con vật, và sẵn sàng trả một số tiền lớn cho bác sỹ thú y. Lúc này, người bác sỹ thú y đứng giữa lợi ích của con vật, và lợi ích của bản thân bác sỹ thú y cũng như mong muốn của chủ gia súc. Vai trò của bác sỹ thú y lúc này cần tư vấn để người chủ gia súc có thể cho phép tiêm nhân đạo trợ tử động vật, tránh gây đau đớn cho con vât.

Câu 17: Các biện pháp cải thiện PLĐV trong chẩn đoán và điều trị bệnh cho ĐV. Tại sao nói cải thiện PLĐV trong chẩn đoán và điều trị ĐV là đem lại lợi ích cho cả ĐV và con người? Cho ví dụ?

A, Biện pháp cải thiện PLĐV trong chẩn đoán và điều trị:

Ra các quyết định phù hợp trong quá trình chẩn đoán và điều trị dựa theo nền tảng đạo đức, gồm 6 bước:

B1: Xác định tất cả các hướng đi có thể. Nếu một hướng đi có thể bị

bỏ qua ở giai đoạn này, bạn sẽ không thể xem xét được lợi ích tiềm tàng của nó.

Bước đầu tiên này là bài tập thực tiễn duy nhất: không có giá trị đạo đức nào được đặt ở bất kì hướng đi nào ở giai đoạn này. Bạn sẽ sử dụng các giá trị đạo đức về sau này, để quyết định hướng đi.

Các lựa chọn cho một ca lâm sàng có thể bao gồm: Không điều trị Điều trị thuyên giảm Điều trị tích cực Chẩn đoán sâu hơn Hội chẩn Trợ tử Ví dụ, khi cân nhắc một ca liệu có nên trợ tử cho một con bò đang mang thai 8 tháng và vừa bị gãy chân trái, ở giữa ống chân, hướng đi bao gồm: không hành động cho tới khi con bò sinh; cắt bỏ chân và chờ tới khi con bò sinh hoặc tới khi an toàn để mổ bụng lấy thai hay kích đẻ; phẫu thuật điều trị chân ngay lập tức; cho con bò chết nhân đạo ngay lập tức

B2: Xác định các bên liên quan: Các bên liên quan bao gồm: Động vật

Chủ gia súc Bác sĩ thú y Ngành thú y Xã hội. Con vật không biết nói cho bản thân nó. Vai trò của bác sĩ thú y là bảo vệ phúc lợi của con vật và đại diện cho quan điểm của con vật.

B3:Xác định các vấn đề đề về đạo đức, một số vấn đề đạo đức trong ví

dụ của chúng tôi bao gồm: Bác sĩ thú y có nên lúc nào cũng làm theo những gì mà khách hàng muốn? Tuổi thọ của động vật có quan trọng không? Cuộc sống của động vật chưa được sinh ra có quan trọng không?

B4: Xây dựng vị trí pháp lý.

B5: Lựa chọn hướng đi hợp lý: Sử dụng các lý thuyết đạo đức hợp lý. B6: Giảm thiểu tác động của quyết định: Vd khi lựa chọn quyết định

điều trị bằng cách phẫu thuật, nhưng vẫn có thể giảm nhẹ tác động bằng cách sử dụng thuốc gây mê, thao tác chính xác để thời gian phẫu thuật rút ngắn, chăm sóc hộ lý tốt,…

B, Cải thiện PLĐV trong chẩn đoán và điều trị giúp:

- Động vật: Ít chịu đau đớn trong quá trình, sống khỏe chết nhanh. - Chủ động vật: Tiết kiệm chi phí nhất.

- Bác sỹ thú y: Làm tròn trách nhiệm.

Câu 18: Theo anh chị thì có nên sử dụng động vật trong giáo dục/đào tạo và nghiên cứu/thử nghiệm hay không? Tại sao?

(Cái này là quan điểm của anh chị nên tùy từng người nhé, đây chỉ là quan điểm của Giang thôi)

Ước tính hơn 100 triệu động vật được sử dụng hàng năm trong các

phòng nghiên cứu trên thế giới. Vấn đề nên hay không nên sử dụng động vật trong giáo dục/đào tạo và nghiên cứu/thử nghiệm luôn là vấn đề nhạy cảm và gây nhiều tranh cãi với những nhà khoa học hay cả những ai quan tâm đến vấn đề này.

Theo em, nên sử dụng động vật trong giáo dục/đào tạo và nghiên cứu/thử nghiệm. Bởi vì:

 Việc sử dụng động vật để giáo dục/ đào tạo sẽ giúp con người có những cái nhìn thực tế, khái quát hơn so với chỉ được xem trong sách vở.

 Việc sử dụng động vật để nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt chất mới và tìm ra phương pháp điều trị mới. Kết quả từ nghiên cứu cơ bản đôi khi có thể được sử dụng trong nghiên cứu ứng dụng trong việc chẩn đoán và điều trị để nâng cao sức khỏe con người.

 Hơn nữa, cơ thể con người và động vật quá phức tạp và có nhiều bệnh rất phức tạp nên các phương pháp nghiên cứu không sử dụng động vật chỉ có thể giải quyết một phần trong điều trị bệnh, do vậy việc sử dụng động vật trong các thí nghiệm phục vụ lợi ích to lớn cho con người. Đặc biệt, tiến bộ y học trong thế kỷ XX, đặc biệt l trong lĩnh vực các bệnh truyền nhiễm được cho từ l kết quả trực tiếp của các thí nghiệm trên động vật. Sự gia tăng tuổi thọ được xem như bằng chứng về những tiến bộ y tế.

 Mục tiêu cuối cùng chúng ta hướng đến chính là sức khỏe của con người. Hy sinh con vật để phục vụ cho con người bởi vì những lợi ích con người đạt được sẽ lớn hơn rất nhiều so với những tổn hại mà con vật phải chịu do quá trình đào tạo, thí nghiệm.

 Bên cạnh đó, có thể hạn chế động vật sử dụng bằng cách sử dụng các mô hình động vật để thay thế động vật thật như một biện pháp nhân đạo. Chúng bao gồm các ma-nơ-canh, mô phỏng máy tính, video, mẫu vật bằng chất dẻo, xác chết (thu được từ động vật đã chết vì lý do y tế hoặc đã chết tự nhiên hoặc do tai nạn), các mô hình, sơ đồ,…

Câu 19: 3R là gì? Vai trò của 3R với phúc lợi của động vật dùng trong đào tạo và nghiên cứu?

Khái niệm 3R là viết tắt của replacement (thay thế) Reduction(giảm thiểu) refinement (tinh lọc), gồm sử dụng phương pháp thay thế; giảm số

Một phần của tài liệu PHÚC lợi ĐỘNG vật Thầy Nhiệm (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w