Thế nào là bại huyết? phân biệt các khái niệm nhiễm trùng và nhiễm độc huyết?

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BỆNH lý THÚ y 1 VetMED (Trang 26 - 27)

Bại huyết là tên gọi chung cho nhiều quá trình bệnh lý toàn thân do vi khuẩn, virus và độc tố của chúng gây

nên. Bại huyết là trạng thái độc gây nên bởi các sản phẩm của quá trình thối rữa.

• Hầu hết những tổn thương đều có vi khuẩn (cả hiếu khí và kị khí) do đó bại huyết hàm ý sự có mặt của vi khuẩn, sinh mủ hay độc tố của chúng trong mô bào.

• Trong bại huyết, sức gây bệnh của bệnh nguyên tằn dần, sức đề kháng của con vật suy sụp, huyết nhiễm khuẩn và huyết nhiễm độc.

• Chuyển hoá của cơ thể bị rối loạn nghiêm trọng, kèm theo những tổn thương về cấu trúc như xuất huyết, thoái hoá, hoại tử,…song không có bệnh tích đặc biệt nào.

Nhiễm trùng huyết: sự có mặt của vkhuan trong máu một các lặng lẽ, tạm thời và không gây ra một dấu hiệu

lâm sàng nào. Vi khuẩn đi qua trong máu là hiện tượng sảy ra ngay cả với những cơ thể khoẻ mạnh.

Ví dụ: vi khuẩn sống ở miệng hoặc đường ruột có khi xuyên qua lớp niêm mạc vào máu nhưng chúng có

thể bị tiêu diệt ngay sau đó, không gây một rối loạn hay tổn thương nào cho cơ thể. Ở một số bệnh truyền nhiễm (brucellosis, lao,…) vi khuẩn từ nơi xâm nhập đi đến cơ quan đích phải đi qua máu, chỉ có mặt tạm thời, không tồn tạo quá lâu trong máu.

Nhiễm độc huyết: trường hợp VSV tồn tại lâu trong máu, lấy máu làm cơ địa đẻ sinh soi nảy nở, phát triển

về sồ lượng và sinh độc tố trong máu gây tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể trong khi sức đề kháng bị suy sụp, không chống đỡ được. Nguồn gốc của các độc tố:

Độc tố của vi khuẩn: ngoại độc tố Clostridium, nội độc tố polysaccarit của các vi khuẩn E.coli, Salmonela,…

Độc tố do sự trao đổi chất: các sản TĐC hoặc các sản phẩm TĐC trung gian tích tụ lại do RCCH (histamin, thể xeton,…)

Độc tố sinh ra do sự huỷ hoại mô bào: khi các chất độc tích tụ lại trong cơ thể gây nên hàng loạt các rối loạn (RLCH G, L, P,…) độc tố còn gây tổn thương mô bào, làm giamr chức năng của các cơ quan.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BỆNH lý THÚ y 1 VetMED (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)