Nhiễm độc axit là gì? Các loại nhiễm độc axit thường gặp?

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BỆNH lý THÚ y 1 VetMED (Trang 29)

Nhiễm độc axit là tình trạng axit từ tế bào hoặc ngoại môi xâm nhập vào huyết tương, làm cho pH có xu hướng giảm xuống, các hệ thống đệm sẽ tham gia điều hoà.

• Khi pH chưa giảm nhưng lượng kiềm dự trữ giảm gọi là nhiễm axit còn bù, chứng tỏ cơ thể còn hiệu lực để điều hoà.

• Khi pH giảm chuyển sang tình trạng mất bù.

Nguyên nhân gây nhiễm độc axit là lượng axit cố định do quá trình chuyển hoá sản sinh ra vượt quá khả

năng điều hoà của thận. Điểu này có thể sảy ra khi: • Do ăn uống quá nhiều chất sinh axit

• Rối loạn cơ chế điều hoà => ngừng trệ cố định axit • Ứ đọng lượng lớn CO2 trong máu

• Mất quá nhiều kiềm

Khi nhiễm độc axit thường có triệu chứng tăng thông khí (hyperventilation), thận tăng cường đào thải ion H+, nước tiểu nhiều amoniac và photphat.

Các loại nhiễm độc axit thường gặp: Nhiễm axit hơi: ứ trệ CO2 trong cơ thể

(H2CO3/NaHCO3)

Nhiễm axit cố định: là tình trạng tăng các loại

axit cố định trong máu.

Nhiễm axit hơi sinh lý:

gặp trong giấc ngủ (trung khu hô hấp nhaỵ cảm với khí CO2) hoặc khi vận động quá nhiều khiến quá trình thông khí chưa thải kịp.

Nhiễm axit hơi bệnh lý:

gặp trong các trường hợp dùng thuốc ức chế hô hấp (thuốc ngủ, morphin), các bệnh đường hô hấp, suy tim gây cản trở không khí.

Nguyên nhân tăng các axit là do nhiễm axit chuyển hoá trong các tình trạng rối loạn chuyển hoá gluxit, sản xuất nhiều thể xeton (đói kéo dài, sốt cao, nhiễm khuẩn kéo dài, vận động quá nhiều gây chuyển hoá yếm khí của cơ sinh ra nhiều axit lactic, ngoài ra còn gặp trong các tình trạng mất kiềm khi ỉa chảy, tắc ruột, suy thận không đào thải được axit cố định,…).

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BỆNH lý THÚ y 1 VetMED (Trang 29)