Thực trạng trốn tránh thuế của công ty đa quốc gia và hệ thống pháp lí về

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ SUẤT THUẾ TNDN ĐẾN KHẢ NĂNG TRỐN THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC CHÂU Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 52 - 60)

IV. Kết luận và hàm ý chính sách cho Việt Nam

4.2. Thực trạng trốn tránh thuế của công ty đa quốc gia và hệ thống pháp lí về

quản lý thuế tại Việt Nam

4.2.1.Thực trạng trốn thuế của công ty đa quốc gia

Trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa và hiện đại hóa đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng và hội nhập nhanh hơn vào thị trường khu vực và quốc tế khiến cho hiện tượng trốn tránh thuế trở thành một vấn nạn vô cùng phức tạp và mang tính toàn cầu. Đặc biệt ở các công ty đa quốc gia, thuế suất càng cao thì càng tạo ra tâm lý né tránh kê khai thu nhập chịu thuế hay giá tính thuế (đối với thuế nhập khẩu). Điều này tạo ra các hành vi chuyển giá của các công ty đa quốc gia nhằm nộp thuế ở những nước có thuế suất thấp hơn hay che giấu các khoản doanh thu, thu nhập thu nhập hoặc ngược lại ghi tăng chi phí đối với các doanh nghiệp khác

Đối với thuế TNDN, người nộp thuế thường xác định thiếu hoặc không đúng doanh thu tính thuế TNDN, hạch toán vào chi phí các khoản chi phí không đúng quy định khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN bằng nhiều hình thức, kê khai các khoản miễn giảm thuế TNDN không đúng, chuyển giá hoặc kê khai mua bán lỗ, chậm nộp thuế, nợ thuế. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thuế, trong giai đoạn 2010 – 2019,

49 công tác thanh tra kiểm tra của ngành thuế đã phát hiện nhiều công ty đa quốc gia vi phạm thuế TNDN với tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp thu về là 11.871 tỷ đồng và giảm lỗ là 47.783 tỷ đồng. Trong suốt giai đoạn này, số doanh nghiệp vi phạm tăng mạnh, từ 37 công ty đa quốc gia năm 2010 lên 329 công ty đa quốc gia năm 2016 và 437 công ty đa quốc gia năm 2018; lượng giảm lỗ tăng mạnh, từ 887 tỷ đồng năm 2010 lên 7.026 tỷ đồng năm 2019, góp phần làm tăng số thuế thu về cho NSNN từ 27 tỷ đồng (0,23% tổng thu thuế) năm 2010 lên 1.719 tỷ đồng (14.5% tổng thu thuế) năm 2019.

Theo Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2017/2018 của VCCI, trong giai đoạn 2010 – 2019, mặc dù nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trong nền kinh tế lại có xu hướng tăng cao. Đặc biệt, tỷ lệ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thua lỗ rất cao (46,3%) trong khi các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

Gần đây hiện tượng chuyển giá quốc tế và chuyển giá nội địa ngày càng phổ biến. Theo nhận định của Kiểm toán Nhà nước, chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam có phạm vi khá rộng và dàn trải, không những làm mất tính hấp dẫn của các ưu đãi đầu tư mà còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp chuyển giá để trốn thuế làm giảm thu NSNN. Mỗi năm, doanh nghiệp FDI được hưởng ưu đãi với mức thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Thậm chí, một số doanh nghiệp FDI còn được áp dụng mức thuế suất 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án. Lợi dụng chính sách ưu đãi thuế lớn, nhiều doanh nghiệp FDI thành lập thêm các công ty con, công ty liên kết tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, sau đó áp dụng các thủ đoạn chuyển giá để chuyển lợi nhuận sang các công ty này nhằm hưởng mức thuế suất ưu đãi.

Nợ thuế cũng là hành vi gian lận, gây thất thu và thất thoát NSNN. Theo Tổng cục Thuế, nợ thuế ngày càng tăng qua các năm và diễn ra ở nhiều khoản thu, sắc thuế. Đáng lưu ý là, tiền thuế “treo” đang tồn tại từ nhiều năm và sẽ tiếp tục phát sinh, không thể xóa hoặc cưỡng chế theo quy định hiện hành. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thuế trong nhiều năm gần đây, trung bình có tới trên 40% tổng nợ thuế là nợ không có khả năng thu hồi.

50

Chính sách thuế TNDN

Trước ngày 1/7/2013 theo Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 thuế TCDN được công bố với thuế suất 25%.

Theo quy định của Luật bổ sung, sửa đổi thuế TNDN năm 2013 thì thuế suất phổ thông đã giảm từ mức 25% xuống 22% từ 01/01/2014. Từ 01/01/2016 trở đi tất cả các doanh nghiệp đều áp dụng một mức thuế suất TNDN là 20% (Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015).

Thực trạng quản lý thuế ở Việt Nam

Trong giai đoạn 2010-2019, để hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cải thiện môi trường cạnh tranh bình đẳng và tránh thất thu thuế, Việt Nam đã có những thay đổi tích cực liên quan đến các quy định pháp luật về thuế. Vì thế nhóm đã tìm hiểu về một số sự thay đổi, bổ sung trong Luật quản lý thuế như sau: Trong đó, đáng kể nhất là Luật quản lý thuế đã được bổ sung, sửa đổi vào các năm (2012, 2014, 2016 và 2019) theo hướng đơn giản hóa quy trình thủ tục về thuế, giảm tần suất kê khai thuế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và chi phí quản lý hành chính thuế. Đồng thời, tăng cường vai trò kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý thuế, giám sát của xã hội trong công tác quản lý thuế, nhằm làm giảm thời gian người nộp thuế tuân thủ các nghĩa vụ thuế, rà soát và cập nhật các quy định về thuế, và gần đây nhất là việc thông qua Luật Quản lý thuế (sửa đổi), tiếp tục ký kết và áp dụng các hiệp định thuế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Kể từ ngày 01/7/2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật QLT số 21/2012/QH13 đã giảm tần suất kê khai thuế giá trị gia tăng, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn giải quyết đối với trường hợp “kiểm tra trước, hoàn thuế sau”. Đồng thời, bổ sung thêm nguyên tắc quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế và bổ sung nghĩa vụ của người nộp thuế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao quản trị doanh nghiệp, cũng như phát triển phương thức quản lý thuế điện tử. Nối tiếp đó, để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, cải thiện môi trường kinh doanh, năm 2014, Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 tiếp tục được sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản hóa thủ tục kê khai thuế, giảm áp lực cho doanh nghiệp và cơ quan thuế.

51 Cùng với đó, hệ thống các văn bản nhằm thúc đẩy việc sử dụng hóa đơn điện tử được ban hành và triển khai áp dụng như: Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP. Qua đó, giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro về quản lý hóa đơn, giảm chi phí sử dụng hóa đơn, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính và tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.

Có thể thấy, trong giai đoạn 2010-2019, với việc đẩy mạnh cải cách về thể chế quản lí thuế, phương thức quản lí thuế đã được chuyển mạnh sang thực hiện theo cơ chế hậu kiểm, quản lý dựa trên rủi ro và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Cùng với đó, đã thực hiện đẩy mạnh việc sử dụng hóa đơn điện tử. Đến nay, cơ quan thuế đã tiếp nhận và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính của người nộp thuế bằng phương thức điện tử trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế ở tất cả các khâu: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế.

• Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế sau:

Mức độ liên kết và tích hợp giữa các quy trình hiện nay còn chưa cao do chưa có mô hình tổng thể tái thiết kế các quy trình nghiệp vụ.

Nợ đọng thuế tuy đã giảm so với trước nhưng vẫn còn cao. Thời gian qua, nhiều giải pháp xử lý thu nợ đã được triển khai tích cực song hiệu quả còn chưa cao. Theo dự báo số tiền nợ thuế có thể sẽ tăng lên trong thời gian tới, do vậy cần sớm có biện pháp quản lý phù hợp.

Cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ cho công tác quản lí thuế hiện nay còn chưa đầy đủ. Việc thu thập, khai thác thông tin về người nộp thuế phục vụ cho phân tích, đánh giá rủi ro giám sát tuân thủ người nộp thuế chưa thực sự hiệu quả.

Hệ thống thuế còn phức tạp, nhiều ưu đãi miễn, giảm. Các sắc thuế còn phải đảm nhận nhiều chức năng, nhiệm vụ, chứa đựng nhiều mục tiêu khác nhau. Chi phí của việc áp dụng các chính sách ưu đãi thuế cao, bao gồm cả chi phí quản lý thuế. Vai trò của cơ quan thuế trong việc theo dõi, đánh giá các chính sách ưu đãi thuế còn chưa được quan tâm đúng mức.

Trong giai đoạn tiếp theo, Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa để hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản lý thuế, và đặc biệt là phải làm cho pháp luật đi vào cuộc sống.

52 Bên cạnh việc tăng cường kiểm toán hoạt động, kiểm toán hiệu quả, các đánh giá tác động của các sắc thuế đến đời sống kinh tế – xã hội, tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế cũng cần được thực hiện.

4.2.2.Thực trạng thuế TNDN và mức quản lý thuế TNDN tại một số nước Châu Á và trên thế giới

• Các quốc gia trong khu vực ASEAN

Theo nghiên cứu về chủ đề “Hướng tới chính sách thuế bền vững trong khối ASEAN: trường hợp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp” của tổ chức VEPR, đã chỉ ra rằng: Đã đến lúc các nước thành viên ASEAN cần cùng hợp tác và đồng thuận về những tiêu chuẩn tối thiểu chung đối với ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong khu vực, nhằm ngăn chặn các thực hành thuế có hại đang ảnh hưởng tiêu cực tới các nguồn thu thiết yếu của ngân sách và tạo ra sự cạnh tranh không cần thiết giữa các nước thành viên, từ đó hướng tới mục tiêu chung xây dựng một ASEAN bền vững và tự cường.

Các quốc gia thành viên ASEAN đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong nhiều thập kỷ, tuy nhiên, hầu hết lại ghi nhận mức thu ngân sách tương đối thấp. Điều này là do trong khi phụ thuộc lớn vào nguồn thu từ thuế TNDN, các nước này đang dần mất đi các khoản thu ngân sách khổng lồ thông qua việc cung cấp ưu đãi thuế lớn cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các tổ chức quốc tế đã nhiều lần cảnh báo các nước thành viên ASEAN cần ngừng áp dụng các ưu đãi thuế không cần thiết. Điều này là do giảm thu ngân sách do ưu đãi thuế TNDN, ước tính khoảng 6% GDP ở Campuchia và 1% GDP ở Việt Nam và Philippines. 5 Những khoản thất thu này đã có thể được sử dụng để trang trải phần lớn chi tiêu ngân sách đối phó với đại dịch COVID-19 (ước tính chiếm 1/3 ngân sách chi cho các biện pháp giảm thiểu tác động của COVID-19 tại Việt Nam và Philippines).

Xét đến mức độ cạnh tranh thuế giữa các quốc gia ASEAN, qua khảo sát, cạnh tranh thuế giữa Philippines, Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia đã và đang diễn ra; trong đó, bốn quốc gia này sử dụng ưu đãi thuế như một công cụ nhằm cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực sản xuất. Năm 1996, nhằm thu hút khoản đầu tư của General Motors, Philippines đã đưa ra mức miễn thuế TNDN trong 8 năm trong khi Thái Lan đưa ra điều kiện miễn trừ tương tự với một khoản bổ sung

53 tương đương 15 triệu USD. Ngoài ra, vào năm 2001, để thu hút Canon đầu tư vào nước mình, Việt Nam đã đề nghị miễn thuế TNDN trong 10 năm, nhưng sau đó Philippines đã cạnh tranh với Việt Nam bằng cách miễn thuế TNDN từ 8 đến 12 năm. Vào năm 2014, nhằm lôi kéo Samsung vào đầu tư, Indonesia đã áp dụng miễn thuế TNDN trong vòng 10 năm cho doanh nghiệp này trong khi Việt Nam đưa ra một khoản miễn thuế lên đến 15 năm.

Cũng giống như nhiều khu vực khác trên thế giới, các nước thành viên ASEAN đang cạnh tranh với nhau trong một cuộc đua xuống đáy bằng cách hạ thấp mức thuế TNDN và liên tục đưa ra các ưu đãi thuế rất lớn đối với các nhà đầu tư. Trong mười năm qua, thuế suất trung bình thuế TNDN của khu vực đã giảm từ mức trung bình 25,1% năm 2010 xuống còn 21,7% năm 2020.

Với thực trạng một số nước thành viên áp dụng thời gian ân hạn thuế lên tới 20 năm và các ưu đãi lớn khác dựa trên lợi nhuận, mức thuế suất trung bình thuế TNDN thực nộp giảm 9,4 điểm phần trăm. Điều này khiến ASEAN trở thành một trong những khu vực có mức thuế TNDN thực nộp sau ưu đãi thuế thấp nhất trên thế giới. Cạnh tranh thuế và ưu đãi thuế trở thành mảnh đất màu mỡ cho các hành vi dịch chuyển lợi nhuận.9 Các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, và Malaysia ước tính mất ít nhất từ 6-9 điểm phần trăm doanh thu thuế TNDN do hành vi chuyển lợi nhuận của các công ty đa quốc gia. Cuộc đua xuống đáy là một trò chơi mà tất cả các nước thành viên tham gia đều thua cuộc.

Tuy nhiên, không có bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy ưu đãi thuế làm tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ASEAN, thậm chí thực tế còn ngược lại. Hầu hết các ưu đãi thuế TNDN hiện tại ở ASEAN không nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư dài hạn, mà thay vào đó được sử dụng để khỏa lấp cho những yếu kém trong năng lực quản trị và cơ sở hạ tầng, và đáp ứng mong muốn ngắn hạn của các nhà đầu tư bằng cách cắt giảm thuế TNDN xuống mức tối thiểu. Bên cạnh đó, ưu đãi thuế thậm chí đã tạo ra môi trường đầu tư không công bằng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại Việt Nam, thuế suất thuế TNDN thực nộp đối với các công ty có nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất là 8% trong năm 2016; tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp trong nước ở mức 14,5% và thậm chí hơn 16% đối với các doanh nghiệp nhà nước có quy mô vốn lớn.

54 Không giống như các khu vực khác, ASEAN chưa bao giờ thực hiện bất kỳ cam kết chính trị nào để chống lại cuộc đua xuống đáy về thuế TNDN. ASEAN và các nước thành viên cần thảo luận về vấn đề ưu đãi thuế ngay tại Hội nghị thượng đỉnh sắp tới, thiết lập tiến trình loại bỏ các ưu đãi thuế không cần thiết và tạo ra các quy định rõ ràng về ưu đãi thuế trong khu vực. Cuộc đua xuống đáy hiện tại làm gia tăng sự khác biệt về kinh tế - xã hội trong khu vực. ASEAN cần đảm bảo rằng các chính sách thuế trong khu vực phục vụ lợi ích chung và hướng tới môi trường tài khóa ổn định. Các nước ASEAN có sự khác biệt lớn về kinh tế vĩ mô và tình trạng này ngày càng trở nên trầm trọng bởi cuộc đua xuống đáy về ưu đãi thuế. Mỗi quốc gia theo đuổi lợi ích riêng của mình thông qua các chính sách tài khóa và có xu hướng cạnh tranh vì lợi ích của mình thay vì cùng nhau đưa ra quyết định chung, xây dựng một cơ chế chung vì lợi ích tập thể. Đây là thách thức lớn nhất đối với ASEAN trong việc đoàn kết để giải quyết các vấn đề phức tạp đang nổi lên trong khu vực, đặc biệt là vấn đề ưu đãi thuế TNDN. Trên hết, nếu ASEAN muốn duy trì sự gắn kết, các quốc gia thành viên cần phải hợp tác trên cơ sở đặt lợi ích chung của khu vực lên trên lợi ích quốc gia.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ SUẤT THUẾ TNDN ĐẾN KHẢ NĂNG TRỐN THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC CHÂU Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)