IV. Kết luận và hàm ý chính sách cho Việt Nam
4.3. Hạn chế và hàm ý cho Việt Nam
Các chính sách thuế có tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp FDI thường tập trung vào thuế TNDN, thuế liên quan đến xuất nhập khẩu và các khoanr thu thuế liên quan đến sử dụng đất. Sự thành công của Việt Nam trong những năm qua khi thu hút được nhiều dự án FDI có một phần đóng góp không nhỏ của chính sách về thuế. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, thuế suất đối với TNDN của Việt Nam là rất cạnh tranh so với các nước trên thế giới. Theo thống kê của Thành Chung (2019), lũy kế đến ngày 20/1/2019, cả nước có 27.463 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký khoảng 343 tỷ USD và tổng vốn thực hiện hơn 192 tỷ USD. Tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội duy trì ở mức khoảng 18% - 25% trong giai đoạn 1991 - 2018. Báo cáo năm 2017 của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD) đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm 12 quốc gia thành công nhất về thu hút FDI.
Với sự hiện diện của các tập đoàn lớn nổi tiếng trên thế giới, như: Samsung, Toyota, Honda, Mitsubishi… tại Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (năm 2017 chiếm tới 72,6%). Các doanh nghiệp FDI cũng có đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước với hơn 83 nghìn tỷ đồng năm 2012 (chưa kể thu từ dầu thô), năm 2013 hơn 111 nghìn tỷ đồng, năm 2014 hơn 123 nghìn tỷ đồng, năm 2015 hơn 140 nghìn tỷ đồng, đến năm 2016 là 161 nghìn tỷ đồng và đến năm 2017 chiếm 14,5% tổng thu ngân sách nhà nước.
57 Thứ nhất, mức ưu đãi cao, diện ưu đãi thuế còn rộng và dàn trải đã làm suy giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Vấn đề này sẽ để lại hệ lụy lâu dài và đặc biệt nguy hiểm với an toàn tài chính của quốc gia.
Thứ hai, các chính sách về thuế, ưu đãi còn phức tạp và nằm ở nhiều văn bản không chỉ là các văn bản về thuế dẫn tới việc các doanh nghiệp áp dụng còn lúng túng. Chính sách ưu đãi thuế là áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế, tuy nhiên trong thực tế, các doanh nghiệp FDI đang được hưởng lợi nhiều hơn.
Thứ ba, vấn đề chuyển giá trong nhóm đối tượng các doanh nghiệp có vốn FDI cũng đã và đang thách thức các cơ quan quản lý nhà nước. Theo TS. Lê Xuân Trường (2019), trong giai đoạn 2015 - 2017, có khoảng 50% doanh nghiệp FDI đang hoạt động kinh doanh ở Việt Nam kê khai lỗ, trong đó có nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ nhiều năm liền nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh. Trên thực tế, cơ quan thuế đã thanh tra và chứng minh hành vi chuyển giá của một số doanh nghiệp FDI.
Và một vấn đề khác là ưu đãi thuế theo địa bàn đầu tư ít phát huy tác dụng trong thực tế. Các địa bàn kém phát triển vẫn gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư do những hạn chế về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.
• Một số hàm ý chính sách:
Thứ nhất, Việt Nam cần hướng tới tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và ổn định, bảo đảm sự tiếp cận dễ dàng, bình đẳng với chi phí hợp lý về vốn, lao động, nguồn nguyên liệu, điều kiện giao thông, kết cấu hạ tầng cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước,… thông qua chiến lược tổng thể và đồng bộ từ trung ương tới địa phương với tầm nhìn dài hạn không chỉ là chính sách về thuế.
Thứ hai, cuộc đua về việc hạ thấp thuế suất giữa các quốc gia sẽ không mang lại sự ổn định và tăng trưởng lâu dài cho các quốc gia. Ngược lại, một hệ thống thuế tốt, minh bạch, hiệu quả và không quá phức tạp, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế sẽ là điểm được các nhà đầu tư đánh giá cao. Việt Nam cần tạo ra các điều kiện để thủ tục và chi phí cho kê khai, nộp thuế phải ở mức thấp nhất có thể.
Thứ ba, Việt Nam cần hoàn thiện cơ chế chống chuyển giá. Pháp luật về chống chuyển giá phải được tiếp tục hoàn thiện theo hướng hài hòa được lợi ích của quốc gia
58 với lợi ích của các tập đoàn đa quốc gia, đồng thời cũng phải đảm bảo hài hòa giữa chính sách thuế với chính sách đầu tư của Nhà nước, nhưng cũng không để Việt Nam trở thành một thiên đường tránh thuế. Ngược lại, chính sách chống chuyển giá không được là rào cản các nhà đầu tư đưa vốn, công nghệ và kỹ năng vào thị trường Việt Nam. Pháp luật về chống chuyển giá phải là một bộ phận không tách rời của khung pháp lý về thuế TNDN. Điều đó có nghĩa là các quy định pháp luật về chống chuyển giá phải được xây dựng trên cơ sở các quy định về luật thuế TNDN.
Và cuối cùng, quan trọng nhất là ban hành các quy chế chung về tránh thuế. Dưới góc độ kinh tế, tránh thuế là một hiện tượng gây ảnh hưởng lớn đến ngân sách nhà nước. Dưới góc độ đạo đức, hành động này cũng không phù hợp. Pháp luật cần phải chính thức quy định và điều chỉnh hành vi tránh thuế. Bởi vì hành vi này, mặc dù thực hiện những quyền mà pháp luật quy định, nhưng việc thực hiện có tính chất lợi dụng, trái với đạo đức xã hội và xâm phạm đến lợi ích chung của cộng đồng.
59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Tài liệu tham khảo nước ngoài
1. Era Dabla-Norris, Ruud de Mooij, Andrew Hodge, Jan Loeprick, Dinar Prihardini, Alam Shah, Sebastian Beer, Sebastian Beer, Sonja Davidovic, Arbind M Modi & Fan Qi, (09/2021), “Digitalization and Taxation in Asia”, Asia – Pacific and Fisscal Affairs Departments, IMF.
2. Giorgia Albertin, Boriana Yontcheva, Dan Devlin, Hilary Devine, Marc Gerard, Bia Sebastian, Irena Jankulov Suljagic & Vimal V Thakoor, (09/2021), “Tax
Avoidance in Sub-Saharan Africa’s Mining Sector”, Asia – Pacific and Fisscal
Affairs Departments, IMF.
3. Maria Delgado Coelho, (09/2021), “Brazil: tax Expenditure Rationalization
Within Broader Tax”, Asia – Pacific and Fisscal Affairs Departments, IMF.
• Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Dân Trí, (28/08/2020), “Netflix bị điều tra trốn thuế ở Hàn Quốc”, Báo Tuyên Quang, truy cập ngày 05/12/2021, từ:
https://baotuyenquang.com.vn//khoa-hoc/netflix-bi-dieu-tra-tron-thue-o-han-quoc- 136551.html
2. Dương Thị Tuyết Nhung & Đào Thị Tuyết, Khoa Lý luận Chính trị - Trường Đại học Mỏ - Địa chất, (08/02/2021), “Chính sách thuế đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam qua các thời kỳ”, Tạp chí Công thương, truy cập
ngày 28/11/2021, từ:
https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/chinh-sach-thue-doi-voi-doanh-nghiep-co- von-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-78608.htm
3. Hà Phương, (28/04/2020), “Chuyển giá của doanh nghiệp FDI ngày càng gia
tăng và phức tạp”, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách – VEPR, Diễn đàn Doanh
nghiệp, truy cập ngày 30/11/2021, từ:
https://diendandoanhnghiep.vn/vepr-chuyen-gia-cua-doanh-nghiep-fdi-ngay-cang-gia- tang-va-phuc-tap-172028.html
60 4. Hậu Lộc, (02/05/2020), “Các doanh nghiệp FDI trốn thuế tại Việt Nam”,
Tuổi trẻ và Pháp luật, truy cập ngày 04/12/2021, từ:
https://phapluat.tuoitrethudo.com.vn/cach-doanh-nghiep-fdi-tron-thue-tai-viet-nam- 46054.html
5. Khanh Đoàn, (15/05/2020), “Đối phó với tính trạng FDI trốn thuế”, Thời báo Ngân hàng, truy cập ngày 24/11/2021, từ:
https://thoibaonganhang.vn/doi-pho-voi-tinh-trang-fdi-tron-thue-101797.html
6. Nguyễn Thị Kim Chi & Lê Trung Đạo, Trường Đại học Tài chính – Marketing, (25/08/2021), “ Mối quan hệ nhân quả giữa thuế và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài,
nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia đang phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu Tài
chính – Marketing, tập 64, số 4.
7. Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Thị Kim Chi, Trần Xuân Hằng & Nguyễn Minh Hằng, (27/02/2021), “Tác động của chính sách thuế đến đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại các quốc gia ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, tập 61, số 1.
8. PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy, Trường đại học Quốc gia Hà Nội & NCS. Đỗ Minh Tuấn, Trường Đại học Luật Hà Nội, (01/04/2013), “Vấn đề tránh thuế thu nhập doanh nghiệp”, Nghiên cứu Lập Pháp, truy cập ngày 25/11/2021, từ:
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207100
9. T.Phương, (03/11/2020), “Chuyển giá, trốn thuế của doanh nghiệp FDI đã đến hồi cảnh báo”, Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, truy cập ngày 08/12/2021, từ:
https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/chuyen-gia-tron-thue-cua-doanh-nghiep-fdi-da- den-hoi-canh-bao-d16413.html
10. Tổng cục Thống kê, (2018), “Kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài giai đoạn 2011 – 2016”, Tổng điều tra kinh tế năm 2017, Nhà Xuất bản
Thống kế - 2018, Phần I, trang 3-39.
11. Tổng cục Thống kê, (2018), “Kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài giai đoạn 2011 – 2016”, Tổng điều tra kinh tế năm 2017, Nhà Xuất bản
Thống kế - 2018, Phần III.
12. Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, VEPR, (04/2020), “Trốn và tránh thuế ở Việt Nam – Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp”, Liên minh công bằng
61 13. VnEconomy, (07/12/2012), “Adidas có dấu hiệu chuyển giá để trốn thuế?”,
Báo VnExpress, truy cập vào 02/12/2021, từ:
https://vnexpress.net/adidas-co-dau-hieu-chuyen-gia-de-tron-thue-2739905.html
• Nguồn dữ liệu được lấy:
1. Tax revenue (% of GDP) – South Asia) – World Bank: https://data.worldbank.org/indicator/GC.TAX.TOTL.GD.ZS?locations=8S
2. Thuế suất, KMPJ : https://tax.kpmg.us/
62
PHỤ LỤC 1. Lệnh do file
use "C:\Users\ADMIN\Downloads\unit-root-test.dta", clear dfuller tronthue , lags(0)
dfuller truythuthue , lags(0) dfuller thue , lags(0)
dfuller thanhtrathue , lags(0) dfuller fdidoanhthu , lags(0) dfuller quymo , lags(0) dfuller giamlo , lags(0)
dfuller d_truythuthue , lags(0) dfuller d_thue , lags(0)
dfuller d_thanhtrathue , lags(0) dfuller d_quymo , lags(0) dfuller d_fdidoanhthu , lags(0)
su tronthue truythuthue thue thanhtrathue fdidoanhthu quymo giamlo corr tronthue truythuthue thue thanhtrathue fdidoanhthu quymo giamlo reg tronthue truythuthue thue thanhtrathue fdidoanhthu quymo giamlo est store mh1
estat hettest predict e,res sktest e
reg tronthue truythuthue thue thanhtrathue fdidoanhthu quymo giamlo, robust est store mh2
63 2. Số liệu sử dụng: Năm Trốn thuế Thuế Truy thu thuế Thanh tra thuế FDI doanh thu Quy mô Giảm lỗ 2010 1418 25 27 575 3796 7248 877 2011 1669 25 272 921 3513 9010 3754 2012 1660 25 747 216 2846 8976 4776 2013 1683 25 988 2110 3062 10220 4192 2014 1338 22 2045 3661 2588 11046 7503 2015 1693 22 508 2421 2308 11940 4438 2016 1601 22 608 7531 1626 14002 5162 2017 1670 20 2270 734 1621 16178 7146 2018 1867 20 1408 670 1880 16878 2909 2019 1780 20 1279 816 1520 18762 7026