Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính công: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ CÔNG, NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 29)

Mẫu số liệu được nhóm thu thập và tổng hợp trong phạm vi 11 quốc gia thuộc Đông Nam Á trong khoảng thời gian từ năm 2001-2015 từ nguồn cung cấp dữ liệu là World Bank và website https://countryeconomy.com/ do nguồn cung cấp dữ liệu của một số biến còn hạn chế.

Cụ thể, mô hình gồm 8 biến như sau:

 Biến phụ thuộc: GD – Nợ công của các quốc gia khu vực Đông Nam Á (% GDP)

 Biến độc lập: Biến số Ý nghĩa Đơn vị Hệ số Dấu kỳ vọng Diễn giải BB Thâm hụt ngân sách của các quốc gia Đông Nam Á

% GDP β1 + Khi BB tăng

26

GDP

Tốc độ tăng tưởng GDP của các quốc gia Đông Nam Á

% β2 - Khi GDP tăng

thì GD giảm

ER

Tỷ giá hối đoái thực tế đồng tiền mỗi quốc gia Đông Nam Á/USD

(LCU/USD) β3 + Khi ER tăng

thì GD tăng

INF Tỷ lệ lạm phát của các

quốc gia Đông Nam Á % β4 -

Khi INF tăng thì GD giảm

R Lãi suất thực của các

quốc gia Đông Nam Á % β5 +

Khi R tăng thì GD tăng

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia Đông Nam Á

% GDP β6 - Khi FDI tăng

thì GD giảm

UR

Tỷ lệ thất nghiệp của các quốc gia Đông Nam Á

% β7 + Khi UR tăng

thì GD tăng

27

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ THẢO LUẬN 3.1.Mô tả tương quan và thống kê

3.1.1.Mô tả thống kê số liệu

Sử dụng phần mềm STATA, chạy lệnh su GD BB GDP ER INF R FDI UR để

mô tả thống kê số liệu, ta thu được kết quả:

Bảng 4. Mô tả số liệu thống kê

Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất GD 165 46.00606 37.5322 0 252.78 BB 165 -1.699152 8.963557 -39.12 41.03 GDP 165 5.669939 3.644204 -6.7 16.35 ER 165 3735.84 5793.035 1 21697.57 INF 163 5.496145 7.199201 -2.314972 57.07451 R 133 4.644316 7.393484 -16.28688 35.41512 FDI 162 4.936797 5.34988 -1.855686 26.32661

28

UR 165 3.014485 2.064787 0.21 8.06

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả bằng phần mềm Stata16

Nhìn vào bảng trên, ta thấy:

GD (nợ công của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2001 - 2015): số quan sát là 165, giá trị trung bình là 46.00606 (% GDP), độ lệch chuẩn là 37.5322, giá trị nhỏ nhất là 0 (% GDP), giá trị lớn nhất là 252.78 (% GDP).

BB (thâm hụt cán cân ngân sách của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2001 -

2015): số quan sát là 165, giá trị trung bình là -1.699152 (% GDP), độ lệch chuẩn là 8.963557, giá trị nhỏ nhất là -39.12(% GDP), giá trị lớn nhất là 41.03 (% GDP).

GDP (tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2001 - 2015): số quan sát là 165, giá trị trung bình là 5.67 (%), độ lệch chuẩn là 3.644204, giá trị nhỏ nhất là -6.7 (%), giá trị lớn nhất là 16.35 (%).

ER (tỷ giá hối đoái thực tế của đồng tiền ở các quốc gia Đông Nam Á/USD giai đoạn 2001 - 2015): số quan sát là 165, giá trị trung bình là 3735.84, độ lệch chuẩn là 5793.035, giá trị nhỏ nhất là 1, giá trị lớn nhất là 21697.57.

INF (tỷ lệ lạm phát của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2001 - 2015): số quan sát là 163, giá trị trung bình là 5.496145 (%), độ lệch chuẩn là 7.199201, giá trị nhỏ nhất là -2.314972 (%), giá trị lớn nhất là 57.07451 (%).

R (lãi suất thực của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2001 - 2015): số quan sát là 133, giá trị trung bình là 4.644316 (%), độ lệch chuẩn là 7.393484, giá trị nhỏ nhất là -16.28688 (%), giá trị lớn nhất là 35.41512(%).

FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2001

- 2015): số quan sát là 162, giá trị trung bình là 4.936797(%), độ lệch chuẩn là 5.34988, giá trị nhỏ nhất là -1.855686 (%GDP), giá trị lớn nhất là 26.32661(%GDP).

UR (tỷ lệ thất nghiệp của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2001 - 2015): số quan sát là 165, giá trị trung bình là 3.014485 (%), độ lệch chuẩn là 2.064787, giá trị nhỏ nhất là 0.21(%), giá trị lớn nhất là 8.06 (%).

29

3.1.2.Mô tả tương quan giữa các biến trong mô hình

Sử dụng phần mềm STATA, chạy lệnh corr GD BB GDP ER INF R FDI UR

để mô tả tương quan giữa các biến trong mô hình, ta thu được kết quả:

Bảng 5. Mô tả tương quan giữa các biến trong mô hình

GD BB GDP ER INF R FDI UR GD 1.0000 BB 0.0005 1.0000 GDP 0.5112 -0.1946 1.0000 ER -0.1335 -0.0810 0.1473 1.0000 INF 0.4441 -0.1709 0.4832 0.1679 1.0000 R -0.0334 -0.2686 -0.0666 0.0922 -0.2556 1.0000 FDI 0.3380 0.1704 0.1307 -0.0895 -0.1433 -0.0591 1.0000 UR -0.3190 0.2532 -0.4683 -0.1393 -0.2997 -0.0997 0.0449 1.0000

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả bằng phần mềm Stata16

Phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập, ta được kết quả như sau:

30

r(GD, BB) = 0.0005: Mức độ tương quan thấp (0.05%). Hệ số tương quan dương cho thấy GD và BB có mối quan hệ cùng chiều, chiều hướng tác động đúng như kì vọng ban đầu.

r(GD, GDP) = 0.5112: Mức độ tương quan khá cao (51.12%). Hệ số tương quan dương cho thấy GD và GDP có mối quan hệ cùng chiều, chiều hướng tác động trái với kỳ vọng ban đầu.

r(GD, ER) = -0.1335: Mức độ tương quan tương đối thấp (13.35%). Hệ số tương quan âm cho thấy GD và ER có mối quan hệ ngược chiều, chiều hướng tác động trái với kỳ vọng ban đầu.

r(GD, INF) = 0.4441: Mức độ tương quan khá cao (44.41%). Hệ số tương quan dương cho thấy GD và INF có mối quan hệ cùng chiều, chiều hướng tác động trái với kỳ vọng ban đầu.

r(GD, R) = -0.0334: Mức độ tương quan tương đối thấp (3.34%). Hệ số tương quan âm cho thấy GD và R có mối quan hệ ngược chiều, chiều hướng tác động trái với kỳ vọng ban đầu.

r(GD, FDI) = 0.338: Mức độ tương quan tương đối thấp (33.8%). Hệ số tương quan dương cho thấy GD và FDI có mối quan hệ cùng chiều, chiều hướng tác trái với như kỳ vọng ban đầu.

r(GD, UR) = -0.319: Mức độ tương quan tương đối thấp (31.9%). Hệ số tương quan âm cho thấy GD và UR có mối quan hệ ngược chiều, chiều hướng tác động trái với kỳ vọng ban đầu.

Kết luận: Nhìn chung, cả 7 biến độc lập đều có mức độ tương quan cao và có những tác động khác nhau đối với Nợ công, trong đó có thể thấy biến GDP (tốc độ tăng trưởng GDP) là có tương quan cao nhất. Tuy nhiên phần lớn các biến, cụ thể là GDP, ER, INF, R, FDI có chiều tác động trái với kỳ vọng. Điều này có thể dễ dàng giải thích. Trong thực tế, các quốc gia thuộc Đông Nam Á phần lớn thuộc nhóm các nước kém phát triển và nhóm các nước đang phát triển, riêng chỉ có Singapore nằm trong nhóm các nước phát triển. Các nguồn thu ngân sách nhà nước không phải luôn dư thừa hay thậm chí không phải lúc nào cũng đầy đủ để tài trợ cho hết mọi hoạt động của quốc gia,

31

dù đất nước đó có đang xuất hiện những nét khởi sắc mới trong nền kinh tế. Chính bởi vậy, bên cạnh các khoản thu ngân sách, việc tài trợ bằng các khoản vay trong nước và nước ngoài để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội chắc chắn là rất cần thiết. Chính điều này đã gây ra tác động trái chiều của các biến GDP, ER, INF, R, FDI.

3.2.Kết quả ước lượng

Trong phần mềm STATA, chạy các lệnh nhằm ước lượng và kiểm định các khuyết tật của mô hình:

Bảng 6. Kết quả ước lượng

Source SS df MS Number of obs = 133

F(7,125) =18.42 Prob>F =0.0000 R-squared =0.5078 Adj R-squared =0.4820 Root MSE =28.329 Model 103492.05 7 14784.5786 Residual 100320.01 125 802.560076 Total 203812.06 132 1544.03076

GD Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

BB .5796397 .3250181 1.78 0.077 -.0636114 1.222891

GDP 3.267257 .9708082 3.37 0.001 1.345907 5.188607

32 INF 2.171652 .4027878 5.39 0.000 1.374485 2.968819 R .8222636 .371625 2.21 0.029 .0867716 1.557756 FDI 2.366035 .4704348 5.03 0.000 1.434986 3.297083 UR -2.403433 1.368823 -1.76 0.082 -5.112504 .3056377 _cons 20.30187 8.853964 2.29 0.024 2.778771 37.82496

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả bằng phần mềm Stata16

Từ kết quả ở Bảng 6, nhóm xây dựng được mô hình hồi quy mẫu:

GD = 20.3 + 0.579BB + 3.267GDP - 0.001ER + 2.171INF + 0.822R + 2.366FDI - 2.403UR+ ei

Với n=133, R2=0.5078, SSR = 100320.01

Ý nghĩa mô hình:

 Dựa trên kết quả hồi quy của mô hình ta có R2=0.5078 tức các biến trong mô hình giải thích được 50.78% sự dao động (biến thiên) của biến GD.

 Như vậy 49.22% sự dao động của biến GD được giải thích bởi các yếu tố khác

mà không được đưa vào mô hình

3.3.Kết quả kiểm định các khuyết tật của mô hình và thảo luận kết quả

3.3.1.Kiểm định bỏ sót biến độc lập Ramsey RESET

Thiết lập cặp giả thuyết thống kê:

{ 𝐇𝟎: Mô hình không bỏ sót biến

𝐇𝟏: Mô hình có bỏ sót biến

Tiến hành kiểm định Ramsey’s RESET bằng STATA, chạy lệnh estat ovtest ta

33

F (3, 122) = 0.30

Prob > F = 0.8289

Ta thấy: Tại mức ý nghĩa 5%, [Prob > F] = 0.8289 > 0.05

 Không có đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0.

Kết luận: Mô hình không bị bỏ sót biến. Mô hình được xác định đúng tại mức ý nghĩa 5%.

3.3.2.Kiểm định đa cộng tuyến

Thiết lập cặp giả thuyết thống kê:

{ 𝐇𝟎: Mô hình không tồn tại đa cộng tuyến

𝐇𝟏: Mô hình có tồn tại đa cộng tuyến

Sử dụng phần mềm STATA, chạy lệnh estat vif ta thu được kết quả như bảng 7:

Bảng 7. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

Variable VIF 1/VIF

GDP 1.66 0.602688 INF 1.56 0.641177 UR 1.37 0.731575 R 1.24 0.805370 BB 1.22 0.821711 FDI 1.13 0.883661

34

ER 1.06 0.941049

Mean VIF 1.32

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả bằng phần mềm Stata16

Ta thấy: Các chỉ số VIF đều nhỏ hơn 10.

 Không có đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0

Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

3.3.3.Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu

Thiết lập cặp giả thuyết thống kê:

{ 𝐇𝟎: Sai số ngẫu nhiên phân phối chuẩn

𝐇𝟏: Sai số ngẫu nhiên không phân phối chuẩn

Sử dụng phần mềm STATA, chạy lệnh predict e, residuals sau đó chạy sktest e,

ta thu được kết quả tại bảng 8.

Bảng 8. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn

Variable Obs. Pr(Skewness) Pr(Kurtosis) adj chi2(2) Prob>chi2

e 133 0.0000 0.0000 39.12 0.0000

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả bằng phần mềm Stata16

Ta thấy: Ở mức ý nghĩa 5%, P-value = 0.000 < 0.05

 Bác bỏ giả thiết H0.

Kết luận: sai số ngẫu nhiên không tuân theo phân phối chuẩn. Tuy nhiên với số quan sát khá lớn như vậy trong mẫu này (133 quan sát) thì các kết quả kiểm định và dự báo vẫn đáng tin cậy.

35

3.3.4.Kiểm định tự tương quan

Vì dữ liệu sử dụng trong mô hình này ở dạng bảng, bao gồm các quan sát cho nhiều quốc gia (11 quốc gia) trong nhiều năm (15 năm, từ 2001 – 2015) nên không cần tiến hành kiểm định tự tương quan.

3.3.5.Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Thiết lập cặp giả thuyết thống kê:

{ 𝐇𝟎: Phương sai sai số không đổi

𝐇𝟏: Phương sai sai số thay đổi

Sử dụng phần mềm STATA, chạy lệnh estat hettest thu được kết quả sau:

chi2(1) = 45.32

Prob > chi2 = 0.0000

Ta thấy: Với mức ý nghĩa 5%, ta thấy [Prob > chi2] = 0.000 < 0.05

 Bác bỏ giả thiết H0.

Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, mô hình có phương sai sai số thay đổi. Khắc phục: sử dụng mô hình phương sai sai số chuẩn (Standard Errors or Robust Standard Errors) để khắc phục phương sai sai số thay đổi.

Sử dụng lệnh reg GD BB GDP ER INF R FDI UR, robust ta được kết quả như trong

bảng 9:

Bảng 9. Kết quả ước lượng sau khi khắc phục lỗi PSSS thay đổi

GD Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

BB .5796397 .3871406 1.50 0.137 -.1865595 1.345839

36 ER -.0014756 .0003768 -3.92 0.000 -.0022212 -.0007299 INF 2.171652 .4850692 4.48 0.000 1.21164 3.131664 R .8222636 .3952111 2.08 0.040 .0400919 1.604435 FDI 2.366035 .4302438 5.50 0.000 1.514529 3.217541 UR -2.403433 1.011285 -2.38 0.019 -4.404892 -.401974 _cons 20.30187 5.926387 3.43 0.001 8.57281 32.03092

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả bằng phần mềm Stata16

Vậy là chúng ta đã khắc phục được vấn đề phương sai sai số thay đổi thành công.

3.3.6.Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

3.3.6.1. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy

Thiết lập cặp giả thuyết thống kê:

𝐇𝟎: βj = 0 𝐇𝟏: βj ≠ 0

Sử dụng kết quả thu được ở bảng 9, ta thấy β0, β2, β3, β4 , β5 , β6 , β7 đều có p<0.05, trừ β1 = 0.137 > 0.05.

Kết luận: các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê trừ β1.

3.3.6.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Mô hình có ý nghĩa khi các hệ số của mô hình không đồng thời bằng không. Thiết lập cặp giả thuyết thống kê:

𝐇𝟎: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 = β6 = β7 = 0 𝐇𝟏: β12+ β22+ β32+ β42+ β52+ β62+ β72 = 0

37

Theo kết quả thu được từ bảng 6 cho thấy P-value = 0.000 < α = 0.05

 Bác bỏ giả thuyết H0.

Kết luận: mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%.

3.3.6.3. Ý nghĩa các ước lượng của hệ số hồi quy

Mô hình hồi quy mẫu:

GD= 20.3 + 0.579BB + 3.267GDP - 0.001ER + 2.171INF + 0.822R + 2.366FDI - 2.403UR+ ei

Ta có thể giải thích ý nghĩa của chúng như sau:

β ̂0 = 20.3 (ước lượng cho hệ số chặn): Trong trường hợp các biến độc lập đều mang giá trị bằng 0 thì nợ công của các quốc gia Đông Nam Á bằng 20.3 (% GDP)

β ̂1= -0.579 (ước lượng cho hệ số hồi quy của BB): Trong điều kiện các biến độc lập còn lại không đổi, nếu thâm hụt cán cân ngân sách của các quốc gia Đông Nam Á tăng lên 1 đơn vị (% GDP) thì giá trị kỳ vọng của nợ công của các quốc gia Đông Nam Á giảm đi 0.579 đơn vị (% GDP). Mối quan hệ giữa GD và BB là mối quan hệ ngược chiều.

β ̂2= 3.267 (ước lượng cho hệ số hồi quy của GDP): Trong điều kiện các biến độc lập còn lại không đổi, nếu tốc độ tăng trưởng của các quốc gia Đông Nam Á tăng lên 1 đơn vị thì giá trị kỳ vọng của nợ công của các quốc gia Đông Nam Á tăng lên 3.267 đơn vị (% GDP). Mối quan hệ giữa GD và GDP là mối quan hệ cùng chiều.

β ̂3= -0.001 (ước lượng cho hệ số hồi quy của ER): Trong điều kiện các biến độc lập còn lại không đổi, nếu tỷ giá hối đoái thực tế của đồng tiền ở các quốc gia Đông Nam Á/USD tăng lên 1 đơn vị thì giá trị kỳ vọng của nợ công của các quốc gia Đông Nam Á giảm đi 0.001 đơn vị (% GDP). Mối quan hệ giữa GD và ER là mối quan hệ ngược chiều.

β ̂4= 2.171 (ước lượng cho hệ số hồi quy của INF): Trong điều kiện các biến độc lập còn lại không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của các quốc gia Đông Nam Á tăng lên 1 đơn

38

vị (%) thì giá trị kỳ vọng của nợ công của các quốc gia Đông Nam Á tăng lên 2.171 đơn vị(% GDP). Mối quan hệ giữa GD và INF là mối quan hệ cùng chiều.

β ̂5= 0.822 (ước lượng cho hệ số hồi quy của R): Trong điều kiện các biến độc lập còn lại không đổi, nếu lãi suất thực của các quốc gia Đông Nam Á tăng lên 1 đơn vị (%) thì giá trị kỳ vọng của nợ công của các quốc gia Đông Nam Á tăng lên 2.171 đơn vị(% GDP). Mối quan hệ giữa GD và R là mối quan hệ cùng chiều.

β ̂6= 2.366 (ước lượng cho hệ số hồi quy của FDI): Trong điều kiện các biến độc lập còn lại không đổi, nếu đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của các quốc gia Đông Nam Á tăng lên 1 đơn vị (%GDP) thì giá trị kỳ vọng của nợ công của các quốc gia Đông Nam Á tăng lên 2.366 đơn vị(% GDP). Mối quan hệ giữa GD và FDI là mối quan hệ cùng chiều.

β ̂7= -2.403 (ước lượng cho hệ số hồi quy của UR): Trong điều kiện các biến độc lập còn lại không đổi, nếu tỷ lệ thất nghiệp của các quốc gia Đông Nam Á tăng lên 1 đơn vị (%) thì giá trị kỳ vọng của nợ công của các quốc gia Đông Nam Á giảm đi 2.403 đơn vị(% GDP). Mối quan hệ giữa GD và UR là mối quan hệ cùng chiều.

39

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 4.1.Kết luận

Trên cơ sở xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu về nợ công, dựa trên cơ sở dữ liệu của 11 quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2001 – 2015, mô hình đã giải thích

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính công: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ CÔNG, NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 29)