Các gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính công: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ CÔNG, NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 44)

4.2.1.Gợi ý chính sách chung cho các nước Đông Nam Á

Từ kết quả bài nghiên cứu này, nhóm tác giả xin đưa ra một số hàm ý về mặt chính sách góp phần vào việc hạn chế nợ công, liên hệ đến giai đoạn 2019-2021 khi đại dịch Covid-19 đang tiếp diễn như sau:

Đại dịch Covid-19 đã và đang gây tổn thất nặng nề lên kinh tế nhiều nước. Trong quý 4-2020, nợ công của các chính phủ trên toàn cầu bằng 105% GDP toàn cầu, cao hơn 88% của năm 2019. Đây cũng là mức cao nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai. Tại Đông Nam Á, tính đến năm 2021, các chuyên gia cảnh báo, dù những nước có tiềm lực kinh tế như Singapore có thể “chịu được nhiệt”, nhưng những quốc gia như Philippines và Indonesia... sẽ đối mặt với sức ép nợ công rất lớn và trách nhiệm trả nợ sẽ đè nặng lên vai các thế hệ trẻ.

Đứng trước thực tế như vậy cùng với kết quả nghiên cứu, một số chính sách được gợi ý cho các nước Đông Nam Á như sau:

Thứ nhất, về yếu tố cán cân ngân sách:

Xuất phát từ bản chất nhu cầu vay nợ có thể thấy, nợ công phát sinh từ việc chính phủ chi tiêu nhiều hơn so với thu ngân sách. Thực tế, Chính phủ các nước Đông Nam Á

41

hiện đang áp dụng những biện pháp bất thường để ngăn ngân sách nhà nước suy giảm quá sâu do phải đưa ra nhiều chương trình giải cứu trong bối cảnh đại dịch căng thẳng. Cụ thể, chính phủ Thái Lan đã cung cấp các khoản vay tổng số 1,5 nghìn tỷ bath tương đương 44,9 tỷ USD nhằm hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Kết quả, nợ công dự kiến sẽ lên mức 58,8% GDP ở thời điểm cuối tháng này. Tại Indonesia, chính phủ sẽ mở rộng ngân sách hỗ trợ cho kinh tế phục hồi lên 744,7 nghìn tỷ bath tương đương 52,2 tỷ USD từ mức 699 nghìn tỷ bath. Trong khi đó lại Malaysia, nơi tập trung rất nhiều ca nhiễm COVID-19 tại Đông Nam Á, chính phủ Malaysia vào cuối tháng 8/2021 đã nâng dự báo triển vọng thâm hụt ngân sách/GDP lên mức từ 6,5% đến 7% từ mức 5,4%... Như vậy, có thể thấy khi Covid diễn ra, đã gây ảnh hưởng không nhẹ đến nền kinh tế nói chung và nợ công nói riêng.

Về vấn đề này, bằng cách đạt được một mức ngân sách thặng dư hoặc cân bằng, chính phủ các nước có thể hạn chế được vay nợ và làm giảm tốc độ gia tăng của nợ công. Tuy nhiên đặt trong tình thế như hiện tại thì việc cân bằng hay thặng dư đối với những nước này là tương đối khó. Do đó, để đảm bảo an toàn ngân sách, giảm vay nợ, chỉnh phủ cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng ngân sách. Trong cơ cấu chi đầu tư, chính phủ cần đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư bằng cách đánh giá khách quan các dự án công, tránh đầu tư tràn lan, thiếu quy hoạch, việc xét duyệt dự án cần dựa trên thực tế khách quan, nhu cầu thiết yếu, hiệu quả tài chính và xã hội của dự án. Đối với hoạt động thu ngân sách, chính phủ cần nghiên cứu mức thuế suất hợp lý, vừa đảm bảo an toàn ngân sách cũng như đáp ứng nhu cầu chi tiêu và đầu tư của chính phủ, vừa đảm bảo thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển kinh tế, tránh tạo áp lực thuế đến người dân gây tác động ngược chiều.

Thứ hai, về yếu tố lạm phát:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố lạm phát có tác động dương đối với nợ công, lạm phát cao có thể bào mòn giá trị nợ công tại các quốc gia thu nhập trung bình thấp, đặc biệt là các quốc gia hiện có nợ công là các khoản nợ vay trong nước chiếm tỷ trọng lớn. Theo IMF, lạm phát tại khu vực ASEAN-5 dự báo tăng cao trong năm 2021 khi đạt mức 2,3%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với năm 2020 và tiếp tục tăng lên mức 2,7% vào

42

năm 2022. Cụ thể, tại Malaysia, lạm phát hàng năm của nước này đã tăng vọt lên mức 4,7% trong tháng 4/2021, cao hơn nhiều so với mức -0,2% của tháng 01/2021 và cao hơn mức 1,7% của tháng trước đó.Tại Thái Lan, lạm phát tăng từ -0,34% trong tháng 01 lên 3,41% trong tháng 4/2021, cao hơn mức ước tính của thị trường là tăng 2,5%, trong khi đó tại Philippines, tỷ lệ lạm phát tăng từ 4,2% trong tháng 01 lên 4,5% trong tháng 4/2021... Với mức gia tăng như vậy thì lạm phát đang là một vấn đề đáng lo ngại.

Khi gia tăng lạm phát, đây cũng sẽ là yếu tố tác động cả vào thu ngân sách cũng nhưchi tiêu ngân sách với mức độ tác động là rất khó định lượng. Trong trường hợp chi tiêu ngân sách luôn cao hơn và chi tiêu thường xuyên nhiều thì ngân sách sẽ tăng cường

thâm hụt. Hơn thế, với các nền kinh tế như các quốc gia thu nhập thấp có mức độ ổn

định kinh tế vĩ mô thấp thì việc sử dụng lạm phát để làm giảm quy mô nợ công được

xem là một công cụ khá rủi ro.

Trên cơ sở đánh giá tình hình dịch bệnh trong nước và diễn biến giá cả các mặt hàng trên thế giới và trong nước, các nước có thể áp dụng các giải pháp như: Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp. Chủ động tháo gỡ khó khăn và có phương án điều tiết nguồn hàng để tăng lượng cung ứng cho các địa phương có dịch bệnh cần cách ly hoặc giãn cách xã hội, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường giá cả, quản lý kê khai giá, niêm yết giá theo quy định pháp luật.

Thứ ba, vấn đề về tăng trưởng kinh tế:

Xét cho cùng, mục đích vay nợ không chỉ để bùđắp thâm hụt ngân sách tạm thời mà còn được sử dụng để huy động nguồn lực phát triển kinh tế. Căn cứ vào tình hình thực tế của các quốc gia Đông Nam Á, tăng trưởng kinh tế là công cụ hữu hiệu để đảm bảo an toàn nợ công quốc gia. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao, chính phủ có thể tạo ra các khoản tích lũy về tưbản, chúng không chỉ được dung để trả các khoản nợ vay cũ mà còn là tích lũy vốn tái đầu tư, giảm việc phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài. Tuy nhiên, trong năm 2021, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) liên tiếp hạ dự báo tăng trưởng với khu vực Đông Nam Á, xuống còn 3,1% so với con số 4,4% hồi tháng 4, trong

43

đó Myanmar là một trong những nước được dự báo là sẽ có mức tăng trưởng âm trong năm nay. Bởi vậy, các chính sách không chỉ nên tập trung vào việc ngăn chặn lây nhiễm dịch bệnh và đẩy nhanh tiêm chủng mà còn phải hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình. Đồng thời, các chính sách cũng cần phải định hướng lại các lĩnh vực trong nền kinh tế để thích ứng với trạng thái bình thường mới sau khi đại dịch đã lắng xuống.

Thứ tư, vấn đề về đầu tư trực tiếp từ nước ngoài:

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại các nước Đông Nam Á trong việc làm giảm gánh nặng và quy mô nợ công thông qua việc gia tăng năng suất và thu hút vốn trong nền kinh tế. Trên cơ sở thực nghiệm, nghiên cứu đề xuất việc thực hiện các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo ra nhiều việc làm, thu hút công nghệ đang thiếu nhằm tạo sự tích lũy về vốn để đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế. Thông qua các khoản đầu tư trực tiếp, chính phủ có thể tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động, củng cố nguồn thu ngân sách và giảm chi đầu tư công vào các ngành không bắt buộc chính phủ trực tiếp tham gia. Như vậy, các quốc gia có thể sử dụng nguồn tài trợ thay thế đi vay qua việc thu hút các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển cơ sở hạ tầng hay đầu tư vào các ngành lĩnh vực mà chính phủ không phải bắt buộc đầu tư và tư nhân có thể tham gia.

Thứ năm, vấn đề về lãi suất:

Thực tế, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết các khoản vay hiện nay của các quốc gia Đông Nam Á nói riêng và các nước có thu nhập thấp và trung bình nói chung là các khoản vay có lãi suất ưu đãi, tuy nhiên nếu tình trạng như hiện tại còn tiếp diễn, rất nhiều quốc gia sẽ lâm vào tình cảnh không đủ điều kiện và tiêu chuẩn để vay mượn ưu đãi. Kết quả là trong thời gian tới, các quốc gia có thể sẽ phải đi vay với lãi suất thị trường. Như vậy không chỉ ảnh hưởng đến nợ công, Chính phủ mà còn kéo theo rất nhiều hệ lụy, gây ra hiệu ứng lấn áp. Do đó, các quốc gia cần cần nhắc trong việc tìm kiếm các khoản vay thay thế khác. Ngoài ra, việc dự báo rủi ro lãi suất cũng sẽ có những vai trò quan trọng trong việc quản lý nợ công.

44

Đối với hầu hết các nước Đông Nam Á, việc bỏ nguồn vốn của mình để đầu tư trang thiết bị là khá khó khăn, vậy nên Chính phủ luôn dựa vào vay nợ để phục vụ cho hoạt động này. Tuy nhiên, khi vay nợ chính phủ các quốc gia cần phải thận trọng xem xét trên nhiều phương diện để đảm bảo cơ sở hạ tầng được đầu tư đúng mức, là công cụ hữu hiệu huy động nguồn lực thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển, đồng thời không gây ảnh hưởng đến nền an toàn tài chính quốc gia. Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư nước ngoài ở trên cũng là một cách tốt để phát triển cơ sở hạ tầng, gia tăng tăng trưởng kinh tế.

Đi cùng với cơ sở hạ tầng là yếu tố về nguồn lực lao động bởi lẽ đại dịch Covid- 19 đã làm giảm số lượng cũng như năng suất lao động đi rất nhiều. Dựa theo kết quả nghiên cứu trên 11 mẫu quốc gia, yếu tố thất nghiệp có tác động âm đối với nợ công, tức là

4.2.2.Gợi ý chính sách riêng cho Việt Nam

Trong suốt giai đoạn từ 2001-2015, có thể thấy tình trạng nợ công của Việt Nam không quá báo động, tuy nhiên từ cuối năm 2019, đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện, việc chi tiêu của Chính phủ gia tăng đáng kể cho các hoạt động phòng chống dịch. Kết quả là, năm 2020, Chính phủ đã phải tăng thêm vay nợ. Tính đến quý 4, năm 2021, Việt Nam tiếp tục tìm cách tăng vay nợ công để “bơm tiền” hỗ trợ thêm nền kinh tế. Làm thế nào để giải quyết tình trạng này, và nên hay không nên nới trần nợ công đang là “bài toán khó” cần được giải.

Trong báo cáo của Chính phủ về tình hình nợ công năm 2021, nợ công ước tính đến cuối năm 2021 vào khoảng 3,7 triệu tỷ đồng, bằng 43,7% GDP. Trong đó, nợ chính phủ khoảng 3,351 triệu tỷ đồng, bằng 39,5% GDP, tức mỗi người dân Việt Nam năm 2021 sẽ gánh khoảng 37,7 triệu đồng nợ công. Mặc dù các chuyên gia nhận định, nợ công Việt Nam vẫn ở ngưỡng an toàn, chưa cần thiết phải nâng mức trần nợ công nhưng nếu kéo dài thì đây có lẽ không phải một vấn đề an toàn.

Chính bởi thế, Việt Nam cần đưa ra các chính sách kịp thời và linh hoạt. Một số giải pháp được gợi ý như sau:

45

Thứ nhất, để hồi phục và tạo động lực cho phát triển kinh tế trong thời gian tới, nền kinh tế cần được “bơm” thêm nguồn lực tài chính, trong đó việc nới trần nợ công sẽ tạo dư địa cần thiết để huy động nguồn lực tài chính trong và ngoài nước. Quốc hội nên xem xét để có thể nới trần nợ công ở mức hơn 65% GDP trong giai đoạn 2021-2025, nhưng liều lượng và lộ trình thực hiện cần linh hoạt, phù hợp với diễn biến thực tiễn của nền kinh tế.

Có thể thấy rằng các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay vẫn được đánh giá cao về sự ổn định (dù tăng trưởng có suy giảm), đặc biệt thành tựu kiểm soát nợ công, nợ nước ngoài được đánh giá ở mức khá an toàn, trong khi dư địa về tổng cầu và tổng cung còn khá nhiều tiềm năng. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế Việt Nam Quý 4/2020 đạt mức 4,48%(yoy) cao hơn so với Quý 3/2020 (2,62% (yoy)). Do vậy, việc nới trần nợ công có kiểm soát sẽ tạo động lực để khai thác nguồn lực phát triển kinh tế.

Thứ hai, Việt Nam có thể sử dụng các biện pháp kích thích tăng trưởng bằng cách chủ động gia tăng tổng cầu, để khôi phục và phát triển kinh tế. Đây được coi là công cụ khá phổ biến mà các nước đã thực hiện nhằm đảm bảo cho việc phục hồi tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội. Cái cần chú trọng ở đấy chính là vấn đề thời điểm, liều lượng và mức độ ảnh hưởng.

Thứ ba, cần có sự lựa chọn trong hoạt động đầu tư, ưu tiên đầu tư cho các vùng kinh tế có tính khả quan từ đó tạo thành động lực, và tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực đổi mới sáng tạo và không gian khởi nghiệp. Trong cơ cấu chi đầu tư, chính phủ cần xác định được những dự án nào hiệu quả hay kém hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải, đầu tư vào những dự án theo lợi ích nhóm. Trong một số trường hợp, nếu dự án thiếu vốn có thể huy động vốn theo mô hình hợp tác công tư. Ngoài ra, đối với chi tiêu đầu tư, chính phủ cần thực hiện quyết liệt việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn và cơ cấu lại nợ vay tại các tổ chức này, bởi lẽ quy mô và rủi ro vỡ nợ tại các doanh nghiệp này là khá lớn như vụ Vinaline hay Vinashine

Chính phủ cũng có thể đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt cơ sở hạ tầng tại các vùng kinh tế trọng điểm, mở rộng kết nối vùng, nâng cao năng lực quản trị số và chuyển

46

đổi số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hiện nay, Việt Nam đang tăng cường đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống phát triển giao thông đường bộ vốn là yếu tố cần thiết cho phát triển vận chuyển vào giao thương hàng hóa giữa các vùng trên lãnh thổ. Ngoài ra, nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam hiện nay là rất lớn mà các nguồn lực hiện tại là không đủ. Việc vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng yêu cầu nguồn vốn rất lớn, chẳng hạn đầu tư vào hệ thống thông tin, vào đường xá. Nếu việc đầu tư hiệu quả sẽ tạo đà phát triển kinh tế ở tất cả các vùng trong cả nước. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, việc đầu tư cơ sở hạ tầng chưa thể làm giảm quy mô nợ công được ngay và do đó có những tác động làm tăng đáng kể quy mô nợ công.

Thứ tư, Chính phủ cần kiên trì đối với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, cân bằng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, phải đáp ứng “mục tiêu kép” là phát huy vai trò của nguồn vốn đầu tư công, đồng thời kiểm soát nợ bền vững. Trong trường hợp chưa có chuẩn đánh giá riêng, Việt Nam có thể sử dụng khung phân tích DSAs của IMF/WB làm cơ sở quản lý và đưa ra các quyết sách kiệp thời nhằm đảm bảo an toàn nợ công. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện tiết kiệm, hiệu quả, giữ nghiêm kỷ luật tài chính.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính công: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ CÔNG, NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)