Tổ chức tập huấn

Một phần của tài liệu bao bao tong ket buoi dien (Trang 34 - 38)

II. Kết quả thực hiện các nội dung

3. Đào tạo kỹ thuật viên, tập huấn nông dân

3.2. Tổ chức tập huấn

Tổ chức chủ trì, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ phối hợp cùng UBND các xã trong vùng dự án mở lớp tập huấn cho hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình, khuyến nông cơ sở, cộng tác viên dự án tại địa phương.

- Hình thức tổ chức: Mở lớp học tập trung, 1 lớp/ngày/xã.

- Lớp tập huấn được tổ chức trong 02 đợt, như sau:

+ Đợt 1: 06 ngày, từ ngày 08 đến ngày 13 tháng 01 năm 2018

Bảng 7. Danh sách các xã tập huấn đợt 1

Tên xã, huyện Thời gian Địa điểm Số lượng học viên

Xã Tân Phương, huyện Thanh Thuỷ 08/01/2018 Hội trường UBND xã 35 Xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thuỷ 09/01/2018 Hội trường UBND xã 33 Xã Sơn Thuỷ, huyện Thanh Thuỷ 10/01/2018 Hội trường UBND xã 27 Xã Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ 11/01/2018 Hội trường UBND xã 28 Xã Tây Cốc, huyện Đoan Hùng 12/01/2018 Hội trường UBND xã 56 Xã Ca Đình, huyện Đoan Hùng 13/01/2018 Hội trường UBND xã 49

Tổng số 228

+ Đợt 2: 04 ngày, từ ngày 27 đến hết ngày 30 tháng 08 năm 2019

Bảng 8. Danh sách các xã tập huấn đợt 2

Tên xã, huyện Thời gian Địa điểm Số lượng học viên

Xã Hưng Long, huyện Yên Lập 27/8/2019 Hội trường UBND xã 40 Xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh

28/8/2019

Hội trường UBND xã

Trung Giáp 69

Xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh Xã Phú Mỹ, huyện Phù Ninh

Xã Bằng Doãn, huyện Đoan Hùng 29/8/2019 Hội trường UBND xã 94 Xã Đông Khê, huyện Đoan Hùng 30/8/2019 Hội trường UBND xã 70

Tổng số 273

- Nội dung tập huấn

+ Phần lý thuyết: Tập huấn các quy trình kỹ thuật về sản xuất giống, trồng, thâm canh bưởi diễn; phổ biến dự án, các chế độ chính sách của dự án để hộ dân nắm rõ...

+ Phần thực hành: Nhận biết một số sâu bệnh hại chính trên cây bưởi, kỹ thuật trồng, kỹ thuật chăm sóc...

+ Phần thảo luận: Thảo luận trao đổi thông tin 2 chiều giữa giảng viên, học viên về các nội dung liên quan đến sản xuất cây giống, trồng, chăm sóc cây bưởi Diễn, một số kỹ thuật, công nghệ chủ yếu áp dụng hiện nay (công nghệ tưới, công nghệ bảo quản quả trước và sau thu hoạch, một số biện pháp phòng trừ dịch hại trên cây bưởi...)

+ Giảng viên: Giảng viên lớp tập huấn có chuyên môn sâu về lĩnh vực cây ăn quả, có kinh nghiệm giảng dạy. Phương pháp giảng dạy mới, truyền tải khiến thức đến người dân phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người dân. Giải đáp thắc mắc về kỹ thuật cũng như trao đổi kinh nghiệm sản xuất với người dân tận tình, chu đáo, thái độ thân thiện, giúp người dân hiểu sâu sắc hơn về kỹ thuật.

+ Nội dung chương trình: Ban tổ chức trao đổi với giảng viên về kế hoạch giảng dạy, chương trình giảng dạy, từ đó đưa ra được nội dung chương trình giảng dạy phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người dân. Với đặc điểm là nông dân, ít tiếp cận với kiến thức vì vậy giảng viên đã bố trí chương trình giảng dạy lý thuyết kết hợp với hỏi đáp. Bài giảng sử dụng nhiều hình ảnh, công cụ trực quan để nâng cao tính tập trung của học viên.

Thời lượng dành cho từng nội dung giảng dạy phù hợp với lượng kiến thức truyền tải. Bố trí thời gian hợp lý giữa học lý thuyết và thảo luận trao đổi kinh nghiệm.

+ Chất lượng tài liệu tập huấn, bài giảng của giảng viên:

Tài liệu tập huấn soạn thảo khoa học, rõ ràng, phù hợp với khả năng nhận thức của người dân.

Bài giảng sinh động, dễ hiểu, kết hợp phù hợp giữa lý thuyết và thảo luận, trao đổi kinh nghiệm.

+ Điều kiện phòng học, trang thiết bị giảng dạy, học tập.

Hội trường học được bố trí đầy đủ trang thiết bị (máy chiếu, loa đài) phục vụ lớp học, đèn chiếu sáng, bàn ghế đảm bảo cho học viên đọc, viết dễ dàng.

+ Mức độ tham gia của học viên trên lớp:

Học viên trao đổi sôi nổi, tập trung vào các vấn đề liên quan đến thực thế sản xuất. Tuy nhiên, học viên trao đổi tập trung chủ yếu vào vấn đề phòng trừ dịch hại và đầu ra cho sản phẩm sau khi cây bưởi bước vào giai đoạn kinh doanh. Hầu hết học viên đều mong muốn nhà nước tạo điều kiện thu mua, bao tiêu sản phẩm để người dân yên tâm sản xuất.

+ Mức độ nắm bắt kiến thức của học viên về lớp tập huấn, khả năng ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn sau khóa đào tạo.

Sau khi kết thúc buổi học, Ban tổ chức thực hiện phỏng vấn trực tiếp các học viên tham gia về mức độ nắm bắt kiến thức đối với lớp tập huấn, học viên nắm bắt tốt được các kiến thức để áp dụng vào mô hình tại hộ gia

chức giải đáp về những thắc mắc liên quan đến kỹ thuật canh tác cây bưởi Diễn và vấn đề liên quan đến dự án.

- Kết quả tập huấn: Tổ chức chủ trì đã cung cấp đầy đủ các tài liệu tập huấn trong từng đợt học theo đúng yêu cầu phần lý thuyết cho hộ dân sử dụng; Số lượng người tập huấn tham gia khá đầy đủ, đúng đối tượng và đạt được những kết quả sau:

+ Về nhận thức chung cho thấy các hộ nông dân đã tiếp thu đầy đủ các nội dung: Nắm bắt được kiến thức cơ bản về sản xuất cây giống, trồng chăm sóc cây bưởi Diễn.

+ Về thực hành: Học viên nhận biết cơ bản về một số sâu bệnh hại chủ yếu trên cây bưởi Diễn, đồng thời xác định được những kỹ thuật chủ yếu trong quá trình trồng chăm sóc cây bưởi như: nhận biết và tỉa bỏ mầm dại ở giai đoạn cây con; nhận biết và tỉa bỏ cành vượt, cành tăm trong kỹ thuật tạo tán, tỉa cành cho cây bưởi Diễn...

+ Về thảo luận: Các học viên tích cực tham gia nhiều ý kiến thảo luận về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây bưởi Diễn, bao tiêu đầu ra cho sản phẩm...

Như vậy, tổ chức chủ trì và tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ đã thực hiện tốt nội dung tập huấn nông dân, đúng tiến độ của dự án và phục vụ kịp thời cho việc triển khai xây dựng mô hình.

Hướng dẫn

4. Xây dựng mô hình

Theo kết quả khảo sát lựa chọn địa điểm, chọn hộ phù hợp để triển khai xây dựng các mô hình. Tổ chức chủ trì đã lựa chọn 01 địa điểm triển khai mô hình sản xuất cây giống; 01 vườn mô hình triển khai xây dựng mô hình tưới cho cây bưởi Diễn và mô hình trồng mới bưởi diễn với 534 hộ thuộc 14 xã trên đại bàn 04 huyện tại tỉnh Phú Thọ.

Các mô hình được triển khai trên nguyên tắc tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật được chuyển giao. Tổ chức chủ trì và Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ phối hợp chặt chẽ trong từng nội dung, kỹ thuật áp dụng nhằm xây

dựng mô hình đạt kết quả cao nhất, tạo lòng tin cho người dân khi tham gia dự án và góp phần tạo sinh kế cho người dân vùng nông thôn miền núi.

Cùng với công tác chỉ đạo, hướng dẫn người dân xây dựng mô hình. Tổ thực hiện dự án thực hiện theo dõi, đánh giá các mô hình. Kết quả đạt được như sau:

Một phần của tài liệu bao bao tong ket buoi dien (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w