Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin)

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên chó đến khám khám chữa tại bệnh xá thú y cộng đồng trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 41 - 42)

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại Bệnh xá Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Để đánh giá tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại Bệnh xá em tiến hành ghi chép số liệu hàng ngày vào nhật ký thực tập.

3.4.2.2. Phương pháp theo dõi kết quả tiêm phòng vắc xin cho chó được đưa đến khám tại bệnh xá

Hàng ngày tiến hành ghi chép số liệu chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin, loại vắc xin tiêm phòng.

Massage vùng da bị tiêm để tránh áp xe.

Nên để chó cách ly với các động vật khác trong 21 ngày. Để tránh tiếp xúc mầm bệnh với chó khác hay khu vực có chứa mầm bệnh.

Chỗ ở yên tĩnh, tránh tiếng ồn.

Có nhiều nước cho chó uống giải nhiệt.

Chế độ ăn uống bình thường. Nếu được bổ sung thêm các dinh dưỡng, khoáng chất để tái tạo lại tế bào.

Tránh vận động mạnh trong 3 ngày.

3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phòng trị bệnh cho chó được đưa đến khám tại bệnh xá

Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên chó em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phi lâm sàng để tiến hành kết luận bệnh, sau đó kê đơn, điều trị và theo dõi chó trong suốt quá trình điều trị.

Theo Bùi Thị Tho và Nguyễn Thị Thanh Hà (2015) [17], khi kê đơn thuốc kháng sinh, thậm chí kê phối hợp kháng sinh phải dựa trên mức độ nặng, nhẹ của bệnh có nghi nhiễm chẩn đoán lâm sàng chính xác và cũng đã có nhận biết về căn nguyên nào gây nên bệnh.

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên chó đến khám khám chữa tại bệnh xá thú y cộng đồng trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 41 - 42)