KẾ HOẠCH NĂM

Một phần của tài liệu ar2019-637331054559889032 (Trang 43)

Mục tiêu tăng trưởng bình quân: 20%/năm. Mục tiêu thị phần:

 Tập trung khai thác và nâng thị phần tại các vùng thị trường quản lý, với mục tiêu thị phần nội địa đến 2023 là từ 40 - 50%.

 Chi phối thị trường lúa, ngô thực phẩm (ngô nếp & ngô đường) tại Việt Nam.

Định vị sản phẩm mục tiêu:

Cơ cấu doanh thu sản phẩm bản quyền có hàm lượng công nghệ cao chiếm: 90%.

Trong đó định hướng phát triển:

 Lúa thuần: tập trung vào dòng chất lượng, có khẳ năng thích ứng với biến đổi khí hậu, chịu úng, chịu hạn.

 Lúa lai: tập trung vào dòng năng suất, chất lượng.

 Ngô: tập trung phát triển các dòng ngô thực phẩm và ngô sinh khối.

 Rau: tập trung rau lai F1 giá trị kinh tế cao và các sản phẩm đậu xanh giá.

 Nông sản: tập trung sản phẩm gạo thương hiệu phục vụ thị trường nội tiêu và xuất khẩu.

Mục tiêu quản trị:

 Tiếp tụcTái cấu trúc Tập đoàn và các công ty thành viên.

 Đầu tư chiều sâu, tập trung cho công tác phát triển sản phẩm mới.

 Kiện toàn và làm mới mô hình kinh doanh.

 Ứng dụng công nghệ số trong điều hành (triển khai DMS, V.office, phần mềm nhân sự, Vinaseed Partner đến các công ty thành viên trong toàn Tập đoàn)

Cơ hội:

1. Thị trường ngày càng mở rộng do môi trường xã hội thay đổi, trình độ dân trí cao, đời sống được cải thiện dẫn đến thay đổi tập quán tiêu dùng, tỷ lệ sử dụng giống hàng hóa tăng.

2. Cơ hội hợp tác SXKD sang các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng lớn khi tham gia sâu vào các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, AEC, EVFTA.

3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của đảng và chính phủ tập trung cho khoa học công nghệ nông nghiệp

4. Yêu cầu tái cấu trúc nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và xuất khẩu theo hướng các sản phẩm chất lượng.

Thách thức:

1. Áp lực cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài trong cung ứng các sản phẩm cao cấp. Sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ trên thế giới, vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn, áp lực sản phẩm thay thế, sự phát triển của dòng sản phẩm GMO.

2. Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá được đẩy mạnh làm suy giảm diện tích đất nông ng- hiệp. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp, sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ tại nông thôn.

3. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp khiến người dân không còn mặn mà với sản xuất nông nghiệp.

4. Cam kết của người nông dân và tính chuyên ng- hiệp trong sản xuất thấp.

5. Biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn dự đoán, tình hình xâm ngập mặn, hạn hán diễn ra thường xuyên => nghiên cứu chưa theo kịp.

Lợi thế của Vinaseed:

R&D và phát triển sản phẩm:

 Năng lực nghiên cứu: Đội ngũ chuyên gia công nghệ hàng đầu, là đơn vị có năng lực nghiên cứu mạnh đặc biệt lĩnh vực giống lúa.

 Bộ sản phẩm đa dạng, phổ thích nghi rộng, đặc biệt có một số sản phẩm dẫn dắt thị trường.

Thị trường: Hệ thống kênh phân phối chuyện nghiệp, rộng khắp và đa dạng: đặc biệt là hệ thống đối tác lớn.

Quản trị:

 Hệ thống quản trị minh bạch, công khai theo chuẩn mực quốc tế.

 Bộ máy lãnh đạo có trình độ và thích ứng cao, đội ngũ chuyên gia tạo giống đầu ngành trong và ngoài nước. CBCNV trẻ, khỏe, có trình độ, năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp.

 Văn hóa Vinaseed, tạo nên sự khác biệt là nền tảng để phát triển bền vững.

 Tiềm lực tài chính vững mạnh, hoạt động kinh doanh hiệu quả.

 Quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng phát triển, đặc biệt là mối quan hệ mật thiết với đơn vị nghiên cứu đầu ngành trong nước và quốc tế.

Cơ sở vật chất: Đầu tư hiện đại, trải dài từ bắc vào nam, đáp ứng nhu cầu phục vụ SXKD.

Một phần của tài liệu ar2019-637331054559889032 (Trang 43)