1.2.1. Ảnh hưởng chất thải sinh hoạt đến môi trường nước
Hình 20: Rác thải gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng
Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến cả nguồn nước mặt và nước ngầm. Rác thải sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, ccác trung tâm thương mai. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, xác động vật, thức phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng.
Thành phần của rác thải sinh hoạt có chứa các chất hũu cơ dễ phân hủy, vậy nên dưới điều kiện môi trường nóng, chúng phân hủy, sinh mùi gây ô nhiễm môi trường.
Trời mưa, nước mưa, nước từ rác thải theo dòng chảy đi vào các nguồn nước mặt làm ô nhiễm nước mặt hoặc ngấm xuống đất làm ô nhiễm nước ngầm. Thông thường sẽ mang vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, chất hữu cơ,… từ rác thải vào nguồn nước. Điều đáng chú ý là các chất ô nhiễm này sẽ có mặt trong nguồn nước sinh hoạt hoặc nước canh tác từ đó đi vào cơ thể người dân, tích lũy qua thời gian và gây các bệnh nguy hiểm như vô sinh, ung thư,…Trước thực trạng này thì chất lượng nước mặt và nướcc ngầm ngày càng kém đi, các mẫu nước giếng khoan và nước máy có tỷ lệ ô nhiễm ngày càng cao, đặc biệt là các chỉ tiêu về vi sinh hay amoni, nitrit với hàm lượng gấp nhiều lần cho phép.
Môi trường nước ô nhiều kéo theo nhiều căn bệnh nguy hiểm, những làng ung thư xuất hiện nhiều hơn với nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng nước không đảm bảo chất lượng.
1.2.2. Ảnh hưởng chất thải sinh hoạt đến môi trường không khí
Hình 21: Rác thải gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến môi trường không khí sẽ biểu thiện qua những mùi hôi lạ thường. Mùi hôi ngày càng nồng nặc sẽ tăng lên khi thời tiết nóng bức. Điều này không những làm giảm năng suất lao động từ việc khó tập trung làm việc mà nó còn làm hao mòn sức khỏe, giảm tuổi thọ. Tỷ lệ mắc bệnh phổi, bệnh đường hô hấp cũng vì thế mà tăng lên đáng kể.
1.2.3. Ảnh hưởng chất thải sinh hoạt đến môi trường đất
Hình 22: Rác thải gây ô nhiễm đất nghiêm trọng
ngày. Các túi nilon này cần tới 50-60 năm mới phân hủy trong đất. Do đó, chúng tạo thành các bức tường ngăn cách trong đất, hạn chế quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.
1.2.4. Ảnh hưởng chất thải sinh hoạt đến sức khỏe con người
Trong rác thải sinh hoạt, thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn. Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn gây hại làm ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe. Khu tập trung rác là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián, các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình. Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người sống xung quanh. Những người sống gần bãi rác hoặc tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác, dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa… Đặc biệt, các bãi rác công cộng là nguồn mang dịch bệnh. Trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ tồn tại 40 ngày, trứng giun đũa tồn tại 300 ngày… Các loại vi trùng gây bệnh trong rác thải càng trở nên nguy hiểm khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chuột, ổ ruồi, muỗi… Một số bệnh điển hình do các vật chủ trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng; ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá; muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết…
1.2.5. Ảnh hưởng chất thải sinh hoạt đến cảnh hoạt đến cảnh quan đô thị
Hình 23: Rác thải gây mất cảnh quan đô thị
Chất thải rắn hiện nay được tập trung tại các trạm trung chuyển trên các phố. Việc thu gom không triệt để đã dẫn tới tình trạng tắc cống rãnh, rác thải bừa bãi ra đường gây ra mùi hôi khó chịu, ẩm thấp. Bên cạnh đo, việc thu gom vận chuyển trong khu vực chưa chuẩn xác về thời gian, nhiều khi diễn ra vào lúc
mật độ giao thông cao dẫn tới tình trạng tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm và mất mĩ quan đô thị.
CHƯƠNG 2 : QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT