Quản lý chất thải sinh hoạt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu BÁO cáo bài tập lớn môn kĩ THUẬT AN TOÀN và môi TRƯỜNG đề tài tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường và xử lý nước thải sinh hoạt (Trang 33 - 39)

2.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải sinh hoạt

Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sống được nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lƣợng phế thải phát sinh ngày càng lớn. Chính do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, khả năng đầu tư có hạn, việc quản lý chưa chặt chẽ cho nên tại các khu đô thị, các nơi tập trung dân cứ với số lượng lớn, các khu công nghiệp, mức độ ô nhiễm do chất thải rắn gây ra thường vựợt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Hầu hết các bãi rác trong các đô thị từ trước đến nay không theo quy hoạch tổng thể, nhiều thành phố, thị xã, thị trấn chưa có quy hoạch bãi chôn lấp chất thải. Việc thiết kế và xử lý chất thải hiện tại ở các đô thị đã có bãi chôn lấp lại chưa thích hợp, chỉ là những nơi đổ rác không được chèn lót kỹ, không được che đậy, do vậy đang tạo ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi trường đất, nước, không khí… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã đã thành lập các công ty môi trƣờng đô thị có chức năng thu gom và quản lý rác thải. Nhưng hiệu quả của công việc thu gom, quản lý rác thải còn kém, chỉ đạt từ 30 - 70% do khối lượng rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn. Trừ lượng rác thải đã quản lý, số còn lại người ta đổ bừa bãi xuống các sông, ao, hồ, ngòi, khu đất trống… làm ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí.

Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp.

Lượng CTRSH tại các đô thị ở nƣớc ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các

đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%) , Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%),… Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tình thành trên cả nƣớc lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lƣợng CTRSH phát sinh tới 8000 tấn/ngày (3.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị.

Đô thị( toàn quốc)

TP. Hồ Chí Minh

Nông thôn( toàn quốc)

STT 1 2 3 4 5

loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau ( 0,72 - 0,73kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65kg/người/ngày .

Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như thành phố Hạ Long 1,38kg/người/ngày; Hội An 1,08kg/người/ngày;... . Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là thành phố Đồng Hới chỉ 0,31kg/người/ngày; thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày; thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày . Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày . Dưới đây là bảng thể hiện lượng chất thải rắn sinh hoạt theo vùng địa lý:

STT 1 2 3 4 5 6 7

Bảng 8: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng

phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4triệu tấn/năm). Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra.

Như vậy, có thể thấy rằng, lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là sự phát triển của nền kinh tế và dân số.

2.2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

Từ trước tới nay, phần lớn CTRSH đô thị ở nƣớc ta không được tiêu huỷ một cách an toàn ,chủ yếu vẫn là đổ ở các bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát, gây ra nhiều vấn đề môi trường cho dân cư quanh vùng mùi hôi và nước rác là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước, không khí và là ổ phát sinh ruồi, muỗi, chuột, bọ. Hiện nay, CTRSH hầu như không được phân loại tại nguồn, mà thu gom lẫn lộn với các loại chất thải khác và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tuy nhiên, năng lực thu gom của các đô thị vẫn còn hạn chế. Thông thƣờng tỷ lệ thu gom trung bình chỉ đạt khoảng 60 - 80% tại các đô thị và 20 - 30% tại các vùng nông thôn. Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị tăng từ 55% (2002) đến 65% (2003) và 72% . Một số tỉnh thành phố tỷ lệ thu gom đạt trên 80% (2006) như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình thể hiện những nỗ lực đáng kể trong công tác quản lý chất thải rắn.

Việc xử lý chất thải cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ là đổ ra các bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí, nước mặt và nước ngầm. Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có 82 bãi chôn lấp rác thải đang vận hành, trong số đó chỉ có 8 bãi được coi là chôn lấp hợp vệ sinh. Ở các bãi rác còn lại, chất thải rắn mới chỉ được chôn lấp sơ sài. Một số bãi rác đang trong tình trạng ô nhiễm cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân trong vùng có bãi rác .

Hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải rắn bắt đầu phổ biến ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên các hoạt động này chỉ góp phần giảm khoảng 10 - 12% khối lượng rác thải. Hoạt động tái chế, giảm lượng chất thải sinh hoạt được tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến rác thành phân hữu cơ. Một số nhà máy chế biến phân vi sinh đã được triển khai ở các đô thị trong năm 2002 và đầu năm 2003 là Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội . Nhiều địa phương cũng đã triển khai xây dựng các nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh theo công nghệ Seraphin như nhà máy rác Đông Vinh (Nghệ An), nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương (Thừa Thiên Huế) đạt công suất 150tấn/ngày và phần rác thải phải chôn lấp chỉ dƣới 10%. Tuy nhiên, công nghệ Seraphin yêu cầu phải có diện tích nhà xưởng, hầm ủ lớn, vì thời gian ủ mùn hữu cơ kéo dài 30 - 40 ngày, dẫn đến chi phí xây dựng cơ bản lớn . Mặt khác, hàm lượng kim loại nặng trong thành phần của loại phân compost này vẫn chưa được kiểm nghiệm chính xác nên mô hình Seraphin vẫn chưa thu hút được sự chú ý của nhiều người đặc biệt là người sử dụng sản phẩm phân vi sinh

Công nghệ CDW (Compact Device for Waste processing) được sử dụng, có thể biến hàng nghìn tấn rác thành những túi phân vi sinh nhỏ gọn. So với dây chuyền xử lý rác Seraphin trước đó, công nghệ xử lý rác CDW linh hoạt trong việc di chuyển, nâng, hạ tần suất dễ dàng mà không ảnh hưởng đến tiến độ xử lý rác. Hiệu quả của hệ thống xử lý rác thải CDW giải quyết được triệt để vấn đề môi trường. Và quan trọng hơn nó tạo được tính định hướng trong việc thu gom rác thải và dần xã hội hóa trong xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.Việc thu gom và xử lý phải là một quy trình khép kín.

2.2.2.1. Cơ cấu và sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn đô thị

Quản lý chất thải rắn là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường sống của con người mà các đô thị phải có kế hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn thích hợp mới có thể xử lý kịp thời và có hiệu quả. Một cách tổng quát, các hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

2.2.2.2. Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số đô thị ở Việt Nam

Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược cải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà nước trong việc đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia.

Bộ xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải.Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, sở Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường và sở Giao Thông Công Chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua việc xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể trong việc bảo vệ môi trường của thành phố. Công ty môi trường và đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải rắn, bảo vệ vệ sinh môi trường theo nhiệm vụ của sở Giao Thông Công Chính giao.

Hình 24: Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải ở một sô đô thị lớn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu BÁO cáo bài tập lớn môn kĩ THUẬT AN TOÀN và môi TRƯỜNG đề tài tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường và xử lý nước thải sinh hoạt (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w