Pháp luật nội địa về nội dung

Một phần của tài liệu 2._hai_quan_va_tao_thuan_loi_thuong_mai (Trang 25 - 27)

phạm áp dụng trực tiếp cho hoạt động của tổ chức, cá nhân liên quan tới các thủ tục, quy trình hải quan và các vấn đề liên quan), do đó không thuộc phạm vi của Rà soát này.

Mặc dù vậy, trong quá trình thực thi các cam kết thuộc nhóm này, các cơ quan liên quan (đặc biệt là cơ quan Hải quan) vẫn rất cần chú ý việc rà soát các quy trình hoạt động nội bộ, xây dựng các cơ chế mới phù hợp cam kết, để triển khai thực thi hiệu quả các cam kết thuộc nhóm này.

3. Nhóm các cam kết EVFTA về hải quan và tạo thuận lợithương mại không thuộc phạm vi điều chỉnh của thương mại không thuộc phạm vi điều chỉnh của

Rà soát pháp luật hải quan Việt Nam với các cam kết EVFTA về hải quan và tạo thuận lợi thương mại cho thấy trong tổng thể pháp luật Việt Nam đã cơ bản tương thích với yêu cầu của EVFTA về vấn đề này. Hiện chỉ còn 01 quy định trong pháp luật hải quan là chưa tuân thủ EVFTA (liên quan tới cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận cơ chế doanh nghiệp ưu tiên). Tuy nhiên, cam kết EVFTA trong lĩnh vực này không chỉ yêu cầu về pháp luật mà nhiều trường hợp đòi hỏi hiệu quả thực tế thực thi. Do đó, trong khi về mặt pháp luật, Việt Nam sẽ chỉ phải tiến hành 01 sửa đổi văn bản pháp luật liên quan, trong thực tiễn cải cách thủ tục hải quan và minh bạch hóa các quy định hải quan, Việt Nam cần rất nhiều nỗ lực cải thiện để có thể thực thi đầy đủ các cam kết trong EVFTA về vấn đề này. Mặc dù chưa thực hiện rà soát nhưng sơ bộ có thể thấy pháp luật chuyên ngành trong các lĩnh vực hiện có quy định về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (thuộc 09 lĩnh vực) hiện đang có các quy định chưa tương thích với cam kết EVFTA, ít nhất trong các vấn đề (i) phương pháp quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan; (ii) phí, lệ phí và (iii) hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ trong hồ sơ xuất nhập khẩu.

Trong tổng thể, để thực thi hiệu quả các cam kết EVFTA về hải quan và tạo thuận lợi thương mại, Việt Nam cần:

Tiếp tục tăng cường cải cách thủ tục hải quan, đặc biệt là từng bước triển khai đầy đủ và hiệu

quả Cơ chế một cửa quốc gia;

Rà soát pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, phát hiện các điểm chưa tương thích, sửa đổi pháp

luật chuyên ngành cho phù hợp với EVFTA đồng thời tăng cường cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành để thủ tục này theo kịp bước cải cách chung trong hệ thống hải quan, mang lại lợi ích chung cho toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu 2._hai_quan_va_tao_thuan_loi_thuong_mai (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)