8. Đăng ký tờ khai một lần Người khai hải quan thường xuyên xuất khẩu, nhập khẩu đối với mặt hàng nhất định, trong một thời gian nhất định của cùng một hợp đồng mua bán hàng hóa với cùng một người mua, người bán, qua cùng cửa khẩu được đăng ký tờ khai hải quan một lần trong thời hạn không quá 01 năm.
Tờ khai hải quan một lần không còn giá trị làm thủ tục hải quan khi có sự thay đổi về chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Đánh giá:
PLVN đã tương thích với cam kết tại Hiệp định theo đó, đối với những doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định được phép sử dụng 1 tờ khai hải quan để xuất/nhập khẩu toàn bộ lượng hàng của mặt hàng xuất/nhập khẩu thường xuyên trong một thời gian nhất định.
Thực tế, cam kết này của Hiệp định có nội dung tương tự quy định tại Phụ lục tổng quát của Công ước Kyoto mà Việt Nam là thành viên và đã sửa đổi pháp luật để tuân thủ các quy định của Công ước này.
Đề xuất:
Không đề xuất điều chỉnh, sửa đổi gì về pháp luật
Cam kết EvFTa Pháp luật việt nam liên quan Đánh giá tương thích - Đề xuất giải pháp
3. The Parties shall apply modern customs techniques, including risk assessment and post- clearance audit methods in order to simplify and fa- cilitate the entry and the release of goods.
- Điều 8, Điều 17, Điều 77, Điều 78 Luật Hải quan 2014
- Điều 7, Điều 13, Điều 15, Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và
luật hải quan 2014
Hiện đại hóa quản lý hải quan 1. Nhà nước ưu tiên đầu tư thiết bị kỹ thuật, phương tiện hiện đại, công nghệ tiên tiến để bảo đảm hiệu quả quản lý hải quan; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để bảo đảm áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại. Tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có trách nhiệm tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và thủ tục hải quan điện tử.
Điều 17. quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
1. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ hoạt động phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. 2. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm việc thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro; tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp. 3. Cơ quan hải quan quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ
Đánh giá:
PLVN về hải quan đã tuân thủ cam kết tại khoản này của EVFTA Tuy nhiên, pháp luật chuyên ngành về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu hiện vẫn chưa áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại như nêu tại cam kết này (vẫn kiểm tra từng lô hàng, chỉ được thông quan sau khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành…)
Đề xuất:
Không đề xuất điều chỉnh, sửa đổi gì về pháp luật về hải quan
Đề xuất tiến hành Rà soát sự tương thích của pháp luật chuyên ngành về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu với cam kết này của Hiệp định
53
RÀ SOÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM HẢI QUAN VỚI CÁC CAM KẾT CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU VỀ HẢI QUAN VÀ TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI
Cam kết EvFTa Pháp luật việt nam liên quan Đánh giá tương thích - Đề xuất giải pháp
để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. 4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Điều 77. Kiểm tra sau thông quan 1. Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.
Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan. 2. Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan, trụ sở người khai hải quan. Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa.
Cam kết EvFTa Pháp luật việt nam liên quan Đánh giá tương thích - Đề xuất giải pháp
3. Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Điều 78. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan
1. Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
3. Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
nghị định 08/2015/nĐ-CP
Điều 7. Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia
Việc khai hải quan, tiếp nhận, xử lý thông tin của người khai, tiếp nhận kết quả xử lý, ra quyết định cuối cùng về thông quan đều được thực hiện thông qua hệ thống thông tin tích hợp (điện tử) – Công thông tin một cửa quốc gia
Điều 25quy định khai hải quan
phải thực hiện theo phương thức điện tử (trừ một số ít trường hợp được liệt kê)
Điều 13, 15(đã trích dẫn ở trên): Quy
55
RÀ SOÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM HẢI QUAN VỚI CÁC CAM KẾT CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU VỀ HẢI QUAN VÀ TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI
Cam kết EvFTa Pháp luật việt nam liên quan Đánh giá tương thích - Đề xuất giải pháp
4. The Parties shall promote the pro- gressive development and use of systems, including those based upon Information Technology, to facilitate the electronic exchange of data be- tween traders, customs administra- tions and other related agencies.