NHẬP PHÁT TRIỂN (2005 - 2010).
Bước vào thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2005-2010, Đảng bộ xã Bình Lộc lãnh đạo nhân dân trên chặng đường hội nhập phát triển có những thuận lợi cơ bản là: có thành quả quá trình phát triển kinh tế, xã hội của nhiệm kỳ trước; sự ổn định về chính trị xã hội; sự tin tưởng của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc đổi mới của đất nước; có tiềm năng lao động, đất đai; kết cấu hạ tầng đã được đầu tư một bước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương; hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn; năng lực lãnh đạo, điều hành của Đảng bộ, chính quyền được nâng lên một bước so với trước đây.
Tuy nhiên xã Bình Lộc cũng đứng trước nhiều khó khăn thách thức: giá cả nông sản bấp bênh và không chủ động được đầu ra; thực trạng các cơ sở thương mại dịch vụ hầu hết quy mô nhỏ, sức cạnh tranh kém. Nhiều vấn đề bức xúc như tệ nạn xã hội, giáo dục, y tế, môi trường…đòi hỏi phải chủ động xem xét giải quyết kịp thời; nguồn nhân lực khá lơn nhưng chưa qua đào tạo còn khá cao; trình độ một số cán bộ chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.
Tuy còn những khó khăn song được sự lãnh đạo của Thị ủy - Ủy Ban nhân dân thị xã. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Lộc tiếp tục thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, ra sức nỗ lực phấn đấu từng bước đưa Nghị quyết Đại hội III của Đảng bộ xã vào cuộc sống.
Đại hội Đảng bộ xã Bình Lộc lần thứ III nhiệm kỳ 2005 - 2010 được tổ chức trong 2 ngày 10 và 11/8/2005, có 71/71 đảng viên tham dự. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ 11 đồng chí. Ban Thường vụ có 3 đồng chí. Đồng chí Trần Lương Nông được bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy, đồng chí Ngô Văn Được được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, đồng chí Hoáng Xuân Hiền được bầu vào Ủy viên Thường vụ.
Đại hội đã đề ra phương hướng chung đến năm 2010: "Quán triệt và nắm vững
đường lối, Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ I, phát huy truyền thống cách mạng xã anh hùng, tiếp tục sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết tốt các bức xúc về xã hội, chăm lo đối tượng chính sách, phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, tăng cường quốc phòng an ninh và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm thất bại mọi âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn, xây dựng Đảng bộ, Chính quyền, Mặt trận, các Đoàn thể và lực lượng vũ trang ngày càng trong sạch vững mạnh, đủ sức lãnh đạo thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn".
Qua 5 năm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội III Đảng bộ xã Bình Lộc đạt được những thành tựu như sau:
Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội III Đảng bộ xã Bình Lộc. Tổng giá trị sản lượng sản xuất đạt 180.933.608.742đ, trong đó nông nghiệp chiếm 66,9%, giá trị sản xuất 121.114.800.000đ, thương mại, dịch vụ chiếm 21,9% giá trị sản xuất: 39.613.457.000đ, công nghiệp xây dựng chiếm 11,2% giá trị sản xuất: 20.205.351.742đ.
Trong 5 năm qua, tình hình sản xuất nông nghiệp tiếp tục gặp khó khăn do diễn biến của thời tiết, khí hậu thay đổi và giá cả các mặt hàng nông sản thấp, nhưng nhờ việc xác định vùng đất và cơ cấu các loại cây mũi nhọn trên địa bàn nên đã khai thác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, thay thế những cây già cỗi, năng suất thấp bằng những cây giống mới có năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng 651 ha, trong đó chôm chôm Thái Lan 107 ha, chôm chôm nhãn 427 ha, sầu riêng giống mới 117 ha, cây ổi 48 ha; nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, thực hiện thâm canh tăng vụ; từ đó năng suất các loại cây trồng hàng năm đều tăng và giá trị sản xuất trên cùng một diện tích canh tác của người nông dân đem lại lợi nhuận cao. Đặc biệt trong năm 2009 thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới được nông dân đồng tình hưởng ứng, đến nay đã tổ chức triển khai được 30 lớp hội thảo, trình diễn và tham quan có 1.321 lượt người tham dự, nội dung phòng trừ dịch hại trên cây trồng theo chương trình "GAP" 1, triển khai môi
trường nước sạch có 29 hộ tổ chức thực hiện với số tiền 200 triệu, thành lập được 05 tổ hợp tác sản xuất rau quả sạch 2 có 130 thành viên đã đi vào hoạt động. Hình thành 1 câu lạc bộ năng suất cao cùng với 1 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 92 trại nuôi nấm mèo là những nhân tố tích cực cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển ổn định, bền vững.
Kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi là thế mạnh đang được phát triển ờ địa
phương. Trong những năm gần đây tuy từng thời điểm chịu sự ảnh hưởng bởi các dịch bệnh ở gia súc, gia cầm và giá cả thị trường không ổn định nhưng tình hình chăn nuôi trên địa bàn vẫn ổn định và có bước phát triển, đàn heo hiện có 7.583 con so với năm 2005 tăng 3.008 con, đàn bò 317 con, đàn dê 28 con, đàn gia cầm 89.600 con so với năm 2005 tăng 45.000 con và làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm. Ngoài ra tại địa phương nông dân còn phát triển các ngành nghề như: nuôi trồng nấm mèo, nuôi ong, nuôi cá...nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thêm nguồn thu nhập. Trong chăn nuôi nhiều hộ nông dân đã có phương thức hợp đồng chăn nuôi gia cầm với các đại lý cung cấp giống, hợp đồng với cán bộ kỹ thuật để đảm bảo về việc chăm sóc con giống và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chọn giống mới để hướng tới việc nạc hóa đàn heo siêu thịt, gà siêu trứng nhằm cạnh tranh với thị trường và đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi với quy mô trang trại lớn. Đến nay tỷ trọng trong chăn nuôi chiếm 28,6% trong cơ cấu nông nghiệp. Chỉ đạo triển khai công bố quyết định quyết định số 3572/QĐ/UBND ngày 31/10/2008 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về quy hoạch vùng khuyến khích chăn nuôi