Sóc Trăng: Nuôi 3.000 con cá sợ bùn, sau 12 tháng, cứ mỗi con lãi 100.000 đồng

Một phần của tài liệu 5_4_2018 Ban tin Thuy san - Full (Trang 36 - 39)

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

22. Sóc Trăng: Nuôi 3.000 con cá sợ bùn, sau 12 tháng, cứ mỗi con lãi 100.000 đồng

công đưa loài cá dứa đặc sản từ biển vào nuôi trong ao. "Tôi thả thí điểm vụ đầu tiên 3.000 con với diện tích ao 3.600m2. Chỉ sau 12 tháng nuôi, thu hoạch cá đạt trọng lượng hơn 1kg, trừ hết các khoản chi phí lợi nhuận hơn 300 triệu đồng, tính ra lời 100.000 đồng mỗi con” - anh Điều phấn khởi cho biết.

Nhiều người sành ăn cá chắc hẳn ai cũng biết đến loại cá dứa đặc sản. Chủ yếu loài cá này sống ở biển, với chất lượng thịt thơm ngon kèm độ béo vừa phải, cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Cá dứa đặc sản được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là tại các nhà hàng, quán ăn khu vực các trung tâm thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội có giá rất cao. Chính vì vậy, nhiều hộ nông dân đã đem con cá dứa đặc sản từ biển lớn về ao nhà nuôi để tăng lợi nhuận, làm giàu cho gia đình.

Anh Đặng Thanh Điều, ấp Hòa Đặng, xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) khoe con cá dứa đạt trọng lượng hơn 1kg. Ảnh: Thúy Liễu.

Dẫn chúng tôi ra thăm ao cá dứa đặc sản sắp đến ngày thu hoạch, anh Đặng Thanh Điều, ấp Hòa Đặng, xã Ngọc Đông (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) chia sẻ: “Đây là năm thứ 3, tôi nuôi cá dứa đặc sản. Nuôi loài cá này nhẹ công chăm sóc, chi phí thấp nhưng lợi nhuận đem lại lớn nếu vụ mùa thuận lợi. Cá dứa đặc sản nuôi không khác con tôm, cũng cho thức ăn dạng viên, cung cấp ôxy thường xuyên và cá thích nghi với bùn kém, nếu chẳng may cá chạy đâm đầu vào bùn là chúng sẽ bị chết, ảnh hưởng đến sản lượng cá sau thu hoạch”.

Cũng theo anh Điều, cá dứa có hình dáng giống cá ba sa, cá tra nhưng thịt béo hơn, ngọt hơn và có mùi thơm nhẹ. Ảnh: IT.

“Một lần thưởng thức thử cá dứa, tôi rất thích và quyết định học hỏi kinh nghiệm của người quen để chuyển đổi 1 ao chuyên canh nuôi tôm sú sang nuôi cá dứa. Nguồn giống cá dứa tìm mua khá khó khăn, phải đặt hàng qua nhiều khâu trung gian. Tôi thả thí điểm vụ đầu tiên 3.000 con với diện tích ao 3.600m2. Chỉ sau 12 tháng nuôi, thu hoạch cá đạt trọng lượng hơn 1kg, trừ hết các khoản chi phí lợi nhuận hơn 300 triệu đồng” - anh Điều phấn khởi cho biết thêm.

Đưa tay chỉ đàn cá ngoi lên mặt nước đớp mồi, anh Điều tiếp lời: “Lợi nhuận từ đàn cá dứa là có, nhưng quá trình nuôi phải cẩn trọng trong khâu chăm sóc. Mặc dù cá nhẹ lo hơn tôm nhưng trước khi nuôi phải cải tạo ao, nạo vét hết các lớp bùn dưới đáy ao, đảm bảo độ mặn trong ao nuôi phù hợp vì cá sống ở biển nên khi đem về ao cần tạo điều kiện ao nuôi gần giống môi trường tự nhiên sẽ giúp cá dễ thích nghi và tăng trọng tốt...".

Một trong những cách người dân miền Tây chế biến cá dứa đặc sản thành món ngon đó là cá dứa phơi 1 nắng. Ảnh: IT.

Theo anh Điều, ưu điểm của cá dứa là để cá đạt trọng lượng lớn thì giá thành bán càng cao, nếu có điều kiện người nuôi có thể nuôi cá từ 2 - 3 năm, cá khoảng 3kg - 4kg tùy vào cách chăm sóc khi đó giá cá trên 150.000 đồng/kg. Tiếp vụ nuôi thành công năm 2015, anh Điều xuống đợt cá năm 2016, cá tăng trọng tốt thì gặp dịch bệnh nên bị lỗ. Riêng đợt cá vừa mới thu hoạch trước tết 2018 trúng đậm. Với 3.000 con cá dứa giống anh Điều thả nuôi ban đầu, thu hoạch ước sản lượng hơn 3 tấn, trừ hết chi phí lợi nhuận 330 triệu đồng.

Ngư dân, người đánh bắt hải sản cũng thường xuyen câu được cá dứa đặc sản tự nhiên ở ngoài biển. Ảnh: Dân Việt.

Theo kinh nghiệm của anh Điều, qua 3 vụ nuôi thì loài cá dứa cần phải cung cấp lượng ôxy đầy đủ nên sử dụng quạt liên tục 24/24, cho cá ăn lúc sáng sớm và chiều tối. Đồng thời, cần diệt khuẩn, đánh men ao nuôi định kỳ, cung cấp men vi sinh nhằm tạo một số loại sinh vật có lợi trong ao nuôi cá cũng như tạo tảo cung cấp thêm nguồn thức

Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Đông Trịnh Thanh Phong cho biết: “Địa bàn xã Ngọc Đông 3 năm trở lại đây có nhiều hộ phát triển nghề nuôi cá dứa cho thu nhập tốt, với diện tích ước 1,4ha ( gồm 5 hộ nuôi).

Vì đây là loài thủy sản mới nên địa phương chưa khuyến khích mở rộng canh tác, chủ yếu nuôi tại hộ theo nhu cầu. Tới đây, khi tham vấn các ngành chuyên môn, xã sẽ có hướng chỉ đạo trong việc định hướng vùng nuôi, nếu cá dứa có chiều hướng phát triển tốt”.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng Quách Thị Thanh Bình thông tin, tổng diện tích ao nuôi cá dứa trên địa bàn tỉnh ước đạt 20ha, tập trung phần lớn ở các trang trại/hộ nuôi tôm tại TX. Vĩnh Châu và các huyện: Trần Đề, Cù Lao Dung, Long Phú. Đây là cách nuôi tận dụng kết hợp cùng với nuôi tôm mà các trang trại nuôi tôm áp dụng, hay nói cách khác đây cũng là một phương thức đa dạng hóa sản xuất theo hướng bền vững.

Tuy nhiên, theo bà Quách Thị Thanh Bình, khi phát triển nuôi cá dứa trên diện rộng, người nuôi cần chú ý đến các nguy cơ, nhất là các bệnh như: gan, thận mủ, bệnh ký sinh trùng (đặc biệt là bệnh do sán lá gan 16 móc và 18 móc rất thường xuyên xảy ra) và bệnh tuột nhớt.

"Để phòng tránh tốt các bệnh trên, người nuôi phải chọn giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tắm qua nước muối trước khi thả; kiểm tra ký sinh trùng; tắm qua thuốc tím với liều 1ppm (0,1mg/lít) trong vòng 10 phút - 15 phút trước khi thả nuôi và tránh làm cá bị sốc trong quá trình vận chuyển; hàng ngày kiểm tra độ pH trong ao, đặc biệt ôxy cung cấp đầy đủ, đảm bảo trên 4ppm/lít nếu thả nuôi mật độ 5 con/m2; cho ăn theo lượng từ thiếu đến đủ tránh dư thừa thức ăn; tẩy giun hàng tháng cho cá theo liều hướng dẫn của đơn vị sản xuất”, bà Quách Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng. (Báo Sóc Trăng/ Dân Việt 4/4, Thúy Liễu) đầu trang

KHAI THÁC THỦY SẢN

Một phần của tài liệu 5_4_2018 Ban tin Thuy san - Full (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)