Vụ cá Bắc mang về cho ngư dân Hà Tĩnh hơn 540 tỷ đồng

Một phần của tài liệu 5_4_2018 Ban tin Thuy san - Full (Trang 39 - 42)

KHAI THÁC THỦY SẢN

23. Vụ cá Bắc mang về cho ngư dân Hà Tĩnh hơn 540 tỷ đồng

sản.

Theo báo Thanh niên, vụ cá Bắc hàng năm kéo dài 6 tháng (từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 3 năm sau). Đây là vụ cá có nhiều thuận lợi về thời tiết, hay xuất hiện các đàn cá nổi, nhiều loại có giá trị kinh tế cao. Nếu tận dụng được cơ hội ngư dân sẽ giành thắng lợi lớn.

Theo ông Nguyễn Công Hoàng – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, vụ cá Bắc năm 2017 – 2018, Hà Tĩnh gặp nhiều thuận lợi về ngư trường, điều kiện đánh bắt hải sản. Đặc biệt, năng lực đội tàu trên địa bàn tỉnh tăng, nhất là số tàu cá xa bờ tăng 59 chiếc so với cùng kỳ năm trước (từ 320 lên 379 chiếc).

Tổng sản lượng khai thác toàn tỉnh đạt 14.154 tấn, tăng 18,93% so với cùng kỳ năm trước, ước giá trị đạt 540 tỷ, trong đó: sản lượng khai thác biển 12.068 tấn, trị giá 482 tỷ đồng; khai thác nội địa 2.086 tấn, trị giá 58 tỷ đồng.

"Hiện tại, trong ao nuôi, tôi đã thả 5.000 con cá dứa, dự kiến cuối năm 2018 sẽ thu hoạch. Theo quan sát, cá đang tăng trọng tốt, hứa hẹn một vụ cá dứa “bội thu”. Nếu so sánh giữa con tôm và con cá dứa thì nuôi cá dứa chắc ăn hơn và lợi nhuận cao hơn, giá cá khoảng 100.000 đồng/kg người nuôi có lợi nhuận 50% - 60%” - anh Điều bộc bạch.

Ngư dân Hà Tĩnh thu hơn 540 tỷ đồng từ vụ cá Bắc. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Toàn tỉnh hiện có hơn 6 nghìn tàu thuyền khai thác vùng khơi, vùng lộng và vùng bãi ngang ven biển, trong đó có khoảng 60% - 70% tàu cá được huy động đánh bắt thường xuyên trong vụ cá Bắc. Những tàu có công suất từ 90 CV trở lên khai thác đơn nghề như: giã kéo đôi, vây, chụp mực, lồng bẫy..., còn lại khai thác đa nghề rê, câu, mành theo thời gian và mùa vụ.

Theo báo Infonet, nhiều ngư dân phấn khởi vì lộc biển đã đong đầy, mới ra khơi đánh bắt mấy ngày đã được rất nhiều cá. Bình quân ngày một đến hai tấn là bình thường. Cá tươi nên chỉ cần thuyền cập bến là có người mua rồi, chứ không cần phải mang đi chợ bán.

Với nhiều ngư dân, nhất là ngư dân không có nhiều vốn cho những chuyến biển đánh bắt xa bờ và những ngư dân nghèo thì cá trích chính là nguồn lợi mang lại sự sung túc cho một năm mới.

Do thời tiết thuận lợi, trong ngày đầu tháng 3, ngư dân xã Kỳ Khang ở huyện Kỳ Anh đã khai thác đạt hơn 50 tấn hải sản. Cá trích lại là loại hải sản được các cơ sở chế biến thu mua để làm nguyên liệu sản xuất nước mắm, nên cá về đến đâu được thương lái chờ để bốc hàng đến đó.

Vụ cá Bắc, bà con ngư dân trúng “đậm” các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như: Cá nục, thiều, cờ, cam, hồng, ngừ, thu, hố... Các thuyền dưới 20CV tập trung chủ yếu tại các xã bãi ngang, khai thác theo kiểu kiêm nghề rê các loại kết hợp câu, giã ruốc, lồng bẫy khai thác các loài cá trích, nục, cơm, ruốc, ghẹ, mực...

Ngư dân Kỳ Khang những ngày đầu năm ra khơi trúng được những mẻ lưới nặng đầy cá trích. Ai cũng tràn đầy hy vọng một năm mới đánh bắt bội thu, mưa thuận gió hòa, hưởng được nhiều sản vật do biển khơi ban tặng. (Thương Hiệu Và Pháp Luật 4/4, Phương Dung) đầu trang

Quảng Ninh: Uông Bí: 10 hộ ngư dân được nhận vốn hỗ trợ đánh bắt hải sản xa bờ

Ngày 3/4, Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành giải ngân vốn vay dự án đánh bắt hải sản xa bờ cho 10 hộ dân phường Yên Thanh, thành phố Uông Bí.

Trong đợt này, 10 hộ ngư dân tại phường Yên Thanh, thành phố Uông Bí đã được tiếp cận nguốn vốn vay từ dự án đánh bắt hải sản xa bờ với số tiền 50 triệu đồng/hộ. Trên địa bàn phường Yên Thanh hiện có 52 tàu cá của các hộ dân thực hiện đánh bắt hải sản xa bờ. Qua rà soát, có 43/52 tàu các sử dụng các phương tiện, ngư cụ cấm khai thác thủy sản. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động khai thác và nguồn lợi thủy sản. Hội nông dân phường Yên Thanh đã tuyên truyền, vận động 43 chủ tàu cá sử dụng ngư cụ cấm khai thác thủy sản chuyển đổi sang nghề lưới rê được Nhà nước cho phép khai thác. Đồng thời báo cáo, làm tờ trình đề nghị cho các hộ dân được tiếp cận nguồn vốn vay từ quỹ hỗ trợ nông dân.

Quang cảnh tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi giải ngân, ông Bùi Minh Thanh, Phó Chủ tịch hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh mong muốn các hộ dân được vay vốn lần này có các phương án sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả, phát triển các ngành nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, từng bước cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo.

Các hộ dân đánh bắt hải sản xa bờ được hỗ trợ vay vốn

Việc giải ngân nguồn vốn vay hỗ trợ chuyển đổi nghề đánh bắt thủy hải sản trong thời điểm này có ý nghĩa rất lớn đối với các chủ tàu trên địa bàn phường Yên Thanh. Theo đó, từ ngày 1/4, Quảng Ninh sẽ chính thức xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng lồng bát quái để khai thác thủy sản trên vùng biển thuộc tỉnh. Từ nguồn vốn vay, các chủ tàu sẽ có nguồn lực đầu tư, mua sắm thêm ngư cụ, yên tâm vươn khơi bám biển. (Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Quảng Ninh 4/4, Huyền Trang)đầu trang

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ngư dân bắt được cá lạ 9kg nghi sủ vàng tiền tỷ

Một phần của tài liệu 5_4_2018 Ban tin Thuy san - Full (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)