D) Những điểm quan trọng cần lưu ý khí áp dụng thực dưỡng để quân bình cơ thể:
4. Làm khỏe tim khi đập chậm: Trà già +tương + gừng + mơ muố
CÂU HỎI 30: CÁCH TỐNG ĐỘ CỞ MŨI TRONG BỆNH VIÊM XOANG MŨI ?
Trả lời:
Để thải trừ chất độc nhờn và mủ ở mũi:
- Súc mũi miệng bằng nước trà 3 năm + muối: lấy 1 chén (bát) nước trà già (bancha) nấu rồi còn ấm cho thêm 1 gram muối biển hoà đều. Bịt một lổ mũi trái và dùng lổ mũi phải hít thật mạnh hổn hợp trà và muối vào, xong bịt lổ mũi phải và dùng lổ mũi trái hít nước trà muối vào. Lập lại như vậy cho đến khi hết nước trà muối, thường sau
đó chất nhờn chảy theo ra với nước trà. Mỗi ngày súc hít 3 hoặc 4 lần.
- Nhét mũi bông tẩm nước củ sen: rửa củ sen bằng nước muối cho thật sạch rồi mài vắt lấy nước cốt. Dùng bông (bông gòn tiệt trùng) nhúng vào nước củ sen này nhét vào hai lỗ mũi trong 30 phút hay hơn cho đến khi bông hết nước là được. Khi nhét bông vào cả hai mũi thì thở bằng miệng và áp dụng trước lúc đi ngủ.
Ghi chú: Không được nhỏ trực tiếp nước củ sen vào thẳng trong lổ mũi. Nếu để bông qua đêm thì chỉ nhét vào một lổ mũi mà thôi.
- Nhét hành lá (hành ta phần trắng) : rửa muối thật sạch phần trắng của hành ta nhét vào từng lổ mũi trong 15 phút, mỗi ngày 3 hoặc 4 lần.
- Áp gạc khăn nóng lên trên mũi trong 15 phút, mỗi ngày 5 đến 6 lần, thay đổi khăn mới nóng khi khăn trước bị nguội.
- Áp gừng và dán cao sọ (củ giáo của củ khoai môn, tức là củ con đeo dính củ cái, chỉ sử dụng củ con, không sử dụng củ cái vì kém tác dụng) (Xem câu hỏi 33) Sau khi áp gừng lên trán và lên má, mũi, thì chia khoai sọ làm hai phần : một phần đắp lên trán, một phần đắp lên hai gò má và cánh mũi.
Ghi chú : Khi đắp cao phải hết sức khéo và không cho chảy nước cao vào mắt hoặc dính vào mắt, làm cao đặc một chút (bằng cách thêm bột gạo hay cơm nguội vào cao). Đối với trẻ em không hít súc mũi được bằng nước trà già thì dùng bông tẩm nước củ sen nhét vào mũi như trên (nhét từng 1 lổ mũi mà thôi)