* Chuẩn bị
- Người thực hiện: bác sĩ, y sĩ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghềtheo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
-Người bệnh: được tư vấn giải thích trước khi vào điều trị; được khám và làm hồsơ bệnh án theo quy định; tư thếngười bệnh nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, 2 tay và đầu bệnh nhân để ở tư thế thoải mái nhất trong suốt quá trình điện châm.
*Các bước tiến hành:
- Châm các huyệt sau: Túc tam lý, Địa cơ, Âm lăng tuyền, Dương lăng tuyền,
Tam âm giao, Huyết Hải. Sử dụng pháp bổ với huyệt: Tam âm giao, Huyết Hải, Địa cơ, Âm lăng tuyền. Tảpháp: Túc tam lý, Dương lăng tuyền.
- Thủ thuật:
+ Xác định đúng vị trí huyệt và sát khuẩn da vùng huyệt.
+Châm kim vào huyệt theo các thì sau:
Thì 1: Tay trái dùng ngón tay cái và ngón trỏấn căng da vùng huyệt
Tay phải châm kim nhanh qua da vùng huyệt.
Thì 2: Đẩy kim từ từ theo huyệt đạo, kích thích kim cho đến khi đạt đắc khí (người bệnh có cảm giác căng, tức, nặng vừa phải, không đau ở vùng huyệt vừa châm kim, thầy thuốc có cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt)
+ Kích thích bằng máy điện châm:
Sử dụng máy điện châm M8 (hình 2.1) với kích thích là xung điện.
Hình 2.1. Máy điện châm M8
Nguồn: Ảnh chụp tư liệu nghiên cứu
Nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ- tả của máy điện châm:
Tần số(đặt tần số cốđịnh): tần số tả từ 5 – 10Hz, tần số bổ từ 1- 3Hz
Cường độ: nâng dần cường độ từ0 đến 150 microAmpe (tùy theo mức chịu đựng của người bệnh).
Thời điểm điện châm: vào thời điểm 24 giờ sau phẫu thuật đóng đinh nội tủy.
Liệu trình điều trị: 30 phút/lần điều trị x 1 lần/ngày x 07 ngày liên tục.