Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tuổi trung bình ở nhóm chứng là 35,6 ± 18,8 tuổi và ở nhóm nghiên cứu là 37,0 ± 22,1. Nhóm tuổi chủ yếu ở nhóm nghiên cứu là >49 tuổi (33,3%), ở nhóm chứng là 30-49 tuổi (36,7%). Không có khác biệt giữa hai nhóm (p>0,05).
So sánh với các nghiên cứu trước đây, kết quả của chúng tôi cho thấy sự tương đồng. Nghiên cứu của Trịnh Thị Lệ (2015) trên 42 bệnh nhân gãy hở hai xương cẳng chân cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 35,5 ± 18,5 tuổi, dao động từ 18 đến 79 [68]. Tuổi trung bình và cơ cấu tuổi cũng phù hợp với
nghiên cứu của Mãn Thị Chinh (40,5 tuổi ± 15,5) [69] và Đào Thị Thu Thảo
(35,3 13,7) [70]. Nghiên cứu của Lê Thị Vân Anh (2015) cho thấy, nhóm từ 21 – 30 chiếm tỷ lệ cao nhất (34,29%), tiếp theo lần lượt là các nhóm tuổi 31 – 40 (22,86%), trên 50 (15,71%), nhóm tuổi 41 – 50 (20%), nhóm tuổi từ 15 – 20 chiếm tỷ lệ thấp nhất với 7,14% [71]. Nghiên cứu khác của Lê Việt (2014) cho thấy độ tuổi trung bình là 40,3 tuổi, với khoảng tuổi từ 18 đến 79; bệnh nhân 20-50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 65,5% [72]. Nghiên cứu của Bùi Tiến Hưng cho thấy độ tuổi hay gặp nhất là 20-29 tuổi (40,0% ở nhóm chứng và 43,3% ở
Như vậy, kết quả cho thấy nhóm tuổi chủ yếu bị tổn thương là nhóm tuổi lao động chính, thường hay di chuyển nên có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cao hơn so với những nhóm tuổi khác. Mặt khác, kết quả này cho thấy chấn thương gãy thân hai xương cẳng chân này có thểgây tác động đáng kể tới bệnh nhân và gia đình khi ảnh hưởng tới nguồn lao động chính trong gia đình và làm tăng gánh nặng chi phí y tế.