- Phần thực hành: Khảo sát nguyên lý hoạt động của cổng "HOẶC LOẠI TRỪ''
a. Xét FF có Ck điều khiển theo sườn lên (sườn trước):
Sườn lên và mức logic 1 có mối quan hệ với nhau, vì vậy mạch tạo sườn lên là mạch cải tiến của mạch tác động theo mức logic 1.
Sườn lên thực chất là một xung dương có thời gian tồn tại rất ngắn. Để cải tiến các FF tác động theo mức logic 1 thành FF tác động theo sườn lên ta mắc vào trước FF đó một mạch tạo sườn lên như hình Hình 24-02-5.
Ở mạch tạo sườn người ta lợi dụng thời gian trễ của tín hiệu khi đi qua phần tử logic. Đối với mạch tạo sườn người ta lợi dụng thời gian trễ của tín hiệu khi đi qua cổng NOT.
Xét sơ đồ mạch tạo sườn lên và dạng sóng như hình Hình 24-02-6: Mạch tạo sườn lên gồm một cổng AND 2 ngõ vào và một cổng NOT. Tín hiệu x1 từ cổng NOT được đưa đến cổng AND cùng với tín hiệu x2 đi trực tiếp (x2 = Ck). Do tính chất trễ của tín hiệu Ck khi đi qua cổng NOT nên x1 bị trễ một khoảng thời gian, vì vậy tín hiệu ngõ ra của cổng AND có dạng một xung dương rất hẹp với thời gian tồn tại chính bằng thời gian trễ (trễ truyền đạt) của cổng NOT. Xung dương hẹp này được đưa đến ngõ vào đồng bộ của FF điều khiển theo mức logic 1. Tại các thời điểm có sườn lên của tín hiệu xung nhịp Ck sẽ xuất hiện một xung dương tác động vào ngõ vào đồng bộ của FF điều khiển ngõ ra Q thay đổi trạng thái theo các ngõ vào. Sơ đồ mạch FF có tín hiệu Ck điều khiển theo sườn lên như hình Hình 24-02-8.
Hình 24-02-8: Sơ đồ mạch FF có tín hiệu Ck điều khiển theo sườn lên