VĂN BẢN: CON CHÓ BẤ C Giắc Lân-đơn –

Một phần của tài liệu ĐỀ đọc HIỂU văn 9 (kì II) (Trang 67 - 70)

ĐỀ 1: Cho đoạn văn sau:

“…Anh không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống trò chuyện lâu với chúng (mà anh gọi là “tầm phào”), điều mà cả anh và chúng đều thích thú. Anh có thói quen dùng hai bàn tay túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lân những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âuyếm. Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy và nhữngtiếng rủ rỉ bên tai ấy, và theo mỗi cái lắc đẩy tới đẩy lui, nó lại tưởng chừngnhư quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất. Và khi đượcbuông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họngrung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thếđứng yên bất động, những lúc ấy, Giôn Thoóc-tơn lại như muốn kêu lên, trântrọng: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”…”

Câu hỏi

1. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn.

2. Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc qua đoạn trích trên được thể hiện như thếnào? 3. Tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc ra sao?

4. Em cảm nhận được gì về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc qua câu văn:“Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”?

5. Trong đoạn trích, tại sao trước khi nói về tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn,nhà văn lại dành ra một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc?

6. Xác định các thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên, cho biết đó là thànhphần nào?

7. Chỉ ra câu đặc biệt có trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng?

8. Chỉ ra các từ cùng trường từ vựng có trong các câu văn sau và gọi tên trường từ vựng đó:

“Và khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh,họng

rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cư như vậy trong tư thế đứng yên bất động, những lúc ấy, Giôn Thoóc-tơn lại như muốn kêu lên, trân trọng: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”…”

Gợi ý trả lời:

1.Nội dung chính của đoạn văn trên là: Tình cảm yêu thương của Thoóc-tơn đối với Bấc.

2.Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc qua đoạn trích trên được thể hiện qua cách cư xử của anh:

- chào hỏi- nói chuyện- đùa nghịch.

- Đặc biệt, tình cảm đó được thể hiện rõ nét qua câu văn: “Trời đất! Đằng ấyhầu như biết nói đấy!”…

Đó là sự trân trọng, yêu thương chân thành, nồng nhiệt. 3.Tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc ra sao?

- Thooc-tơn coi Bấc như con cái của anh. Trong ý nghĩ của Thooc- tơn, Bấckhông phải là con vật mà là con người - một con người gần gũi và tin cậy.

- Quan hệ của Bấc và Thooc-tơn như là quan hệ đồng loại: Chào Bấc bằng cửchỉ thân ái hoặc một lời hớn hở, trò chuyện tầm phào, túm chặt đầu Bấc dựavào đầu mình, đẩy tới đẩy lui, rủa yêu,…

4.- Qua câu văn, đặc biệt là qua cách xưng hô thân mật “Đằng ấy”, ta cảm nhận được một tình cảm chân thành, nồng nhiệt giữa chủ với Bấc. Dường như trước mắt Thoóc-tơn bây giờ không phải là một con chó mà là một conngười gần gũi và tin cậy. Đó là con

anh, là bạn anh. Đặc biệt, qua câu văn,nhà văn còn nhận ra một sự giao cảm kì lạ giữa chủ với Bấc. Trong suy nghĩ của Thoóc-tơn, anh có cảm giác như con chó đang nói với anh bằng lời chứkhông phải chỉ qua hành động, cử chỉ. Như vậy, phải đến lúc này, con Bấcmới thực sự được coi như một con người.

5. Trước khi nói về tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn, nhà văn lại dành ra mộtđoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc là vì:

Bấc đã qua tay nhiều người chủ nhưng không phải đối với chủ nào nó cũng đối xử tốt đâu. Chỉ riêng với Thoóc-tơn là người đã có lòng nhân từ đối vớinó, cho nên nó mới dành những tình cảm đặc biệt cho Thoóc-tơn. Như vậy, trước khi nói về tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn, nhà văn lại dành ra một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc mục đích là để lí giải vìsao Bấc lại có những tình cảm đặc biệt đối với chủ. 6.Thành phần biệt lập:

- Tình thái: tưởng chừng, hầu như

- Phụ chú: (mà anh gọi là “tầm phào”), điều mà cả anh và chúng đều thích thú 7.Câu đặc biệt có trong đoạn văn trên: Trời đất!

- Tác dụng: Bộc lộ sự ngạc nhiên đến thích thú của Thooc- tơn khi cảm nhậnthấy giữa anh và Bấc có mối giao cảm đặc biệt.

8. Các từ cùng trường từ vựng có trong các câu văn là: chân, miệng, mắt, họng.; Trường cơ thể

ĐỀ 2: Cho đoạn văn sau:

“…Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo,ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từngbiểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt. Hoặc cũng cólúc nó nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng

của anh và từng cử động của thân thể anh. Và thường thường, như mối giaocảm giữa họ với nhau, sức mạnh ánh mắt của Bấc làm cho Giôn Thoóc-tơnquay đầu sang và nhìn lại nó, không nói năng gì, đôi mắt anh tỏa rạng tìnhcảm tự đáy lòng, trong khi tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó tỏa

rạng ra ngoài…”

(Trích “Tiếng gọi nơi hoang dã ” – Giắc Lân-đơn, Ngữ văn 9, tập hai)

Câu hỏi

1. Khi miêu tả con Bấc, vì sao rất nhiều lần nhà văn miêu tả đôi mắt?

2. Nhà văn chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả Bấc? Tác dụng củaviệc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó? Những câu văn trên gợi cho em nhớ tới tácphẩm nào trong chương trình Ngữ văn THCS cũng sử dụng biện pháp nghệ thuậtđó để miêu tả loài vật? (Ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.

3. Tình cảm của Bấc đối với Thooc-tơn có gì đặc biệt so với các ông chủ khác?

Gợi ý trả lời:

1. Khi miêu tả con Bấc, rất nhiều lần nhà văn miêu tả đôi mắt vì: đôi mắt là cửasổ tâm hồn. Đối với con Bấc, qua đôi mắt biết nói ấy, ta thấy Bấc có tâmhồn, khác hẳn với những con chó khác.

2.- Nhà văn chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để miêu tả Bấc

- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa: Dường như trướcmắt Thoóc-tơn , Bấc không phải là một con chó mà là một con người gần gũivà tin cậy. Đó là con anh, là bạn anh.

- Những câu văn trên gợi nhớ tới tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THCScũng sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để miêu tả loài vật đó là: Lão Hạc (Nam Cao), Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài)

3. Tình cảm của Bấc đối với Thooc-tơn có sự đặc biệt so với các ông chủ khác

chỗ:- Ngậm bàn tay của chủ rồi ép chặt hàm răng đến nỗi hằn lên những vết răng -một cách bày tỏ sự yêu quý đối với chủ.

- Nằm hàng giờ dưới chân chủ, “mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt”chủ, hoặc cũng có khi “nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau”chủ theodõi, quan sát từng động tác của chủ.

- Tình cảm của Bấc với chủ không chỉ là yêu quý mà còn là sự tôn thờ. Nósung sướng phát cuồng lên mỗi khi được chủ vuốt ve trò chuyện, nhưngthường thì nó không đòi hỏi gì ở chủ kể cả việc đáp lại những biểu hiện tìnhcảm của nó. Từ khi được Thooc-tơn cứu, Bấc không rời chủ bất cứ lúc nào.Có khi đang đêm nó cũng tỉnh giấc, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứngđấy lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ. Trong tình cảm của Bấc với Thooc-tơn có cả sự lo âu mơ hồ vì nó đã từng qua tay nhiều ông chủ và không một ai được như Thooc-tơn.

10. BỐ CỦA XI-MÔNG- Guy đơ Mô-pa-xăng -ĐỀ BÀI : Cho đoạn văn sau:

Một phần của tài liệu ĐỀ đọc HIỂU văn 9 (kì II) (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w