3. Trang bị điện nhóm máy phay
HÌNH 3.5: HÌNH DÁNG NGOÀI CỦA MÁY PHAY
b. Truyền động của máy phay
Chuyển động chính trong máy phay là truyền động quay lưỡi dao phay và chuyển động ăn dao.
Chuyển động quay lưỡi dao phay: Yêu cầu phải đảo được chiều quay và phạm vi điều chỉnh tốc độ rộng (D từ 20/1 đến 60/1). Thường dùng ĐKB ro to lồng sóc có bộ ĐChTĐ.
Chuyển động ăn dao là chuyển động dịch chuyển của chi tiết so với chuyển động của dao phay: Trong các máy phay cở nhỏ, truyền động này được thực hiện từ truyền động trục chính qua hệ thống tay gạt và hộp số. Còn trong các máy cỡ lớn do yêu cầu chất lượng điều chỉnh cao nên thường dùng ĐC - DC kích từ độc lập và các bộ điều tốc phù hợp.
Chuyển động phụ: chạy nhanh bàn, bơm dầu, làm mát, di chuyển xà ... Thường dùng ĐKB ro to lồng sóc.
3.3.2 Trang bị điện máy phay 6H81
a. Nghiên cứu sơ đồ nguyên lý mạch điện - Trang bị điện:
1Đ: Động cơ truyền động trục chính (quay dao phay); loại: AO – 51– 4; 3 - 380V; 4,5 kW; 1440Rpm.
2Đ: Động cơ truyền động bàn; loại: T – 41 – 4; 3 - 380V; 1,7kW; 1420Rpm.
3Đ: Động cơ bơm nước; loại: A–22; 3 - 380V; 0,12 kW; 2800Rpm. KC: Tay gạt (bộ khống chế) 3 vị trí, 6 tiếp điểm dùng đảo chiều quay động cơ 1Đ.
FH: Phanh hãm điện từ dùng hãm cưỡng bức động cơ trục chính khi dừng máy.
BA: Biến áp 380V/36V: dùng cấp nguồn cho đèn Đ. Đ: Đèn chiếu sáng làm việc; 36V/10W.
- Nguyên lý làm việc:
Đóng cầu dao 1CD cấp nguồn cho mạch. Ấn nút MT(5,7) để thử máy.
Thao tác máy bằng nút MLV(5,7), cuộn dây 1K(7,6) có điện và động cơ 1Đ làm việc. Dao phay quay thuận hay nghịch tùy vào tay gạt KC ở vị trí 1 hoặc 2.
Di chuyển bàn thì ấn MB(5,11). Bàn di chuyển về trái, sang phải, vào trong hay ra ngoài tùy thuộc vào tay gạt cơ khí trên bệ máy.
Công tắc hành trình KH(1,3) dùng để khống chế chuyển động của hệ thống khi bàn di chuyển đến cuối hành trình.
Dừng máy thì ấn nút D (3,5).