Công nghệ luyện thép trong lò thổi sườn axit

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ và thiết bị luyện thép vũ văn giang (Trang 84 - 85)

a) Đặc điểm

Trong sản xuất thép, lò thổi sườn axit được nhiều nước sử dụng,do có ưu điểm: + Hiệu ứng nhiệt cao, nhiệt độ nước thép cao;

+ Tường lò bền; + Năng suất cao;

+ Thao tác dễ, không đòi hỏi công nhân có tay nghề cao; + Vốn dầu tư thấp và thời gian xây dựng nhanh;

Nhưng lò axit có nhược điểm:

+ Chỉ luyện được thép từ gang có P và S thấp; + Cháy hao kim loại lớn.

Trong điều kiện nước ta, gang thường có hàm lượng P, S cao, trong khi việc đầu tư các thiết bị khử P, S ngoài lò khó thực hiện nên khả năng sử dụng lò chuyển thổi sườn axit rất ít có triển vọng.

b) Quy trình thổi luyện

Quá trình thổi luyện trong lò thổi sườn axit có thể chia làm hai giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: khi nhiệt độ lò chưa cao, sắt bị oxy hóa, sau đó Si, Mn bị oxy hóa mãnh liệt. Do hiệu ứng nhiệt của phản ứng oxy hóa (chủ yếu là oxy hóa Si) nhiệt độ lò tăng lên nhanh chóng. Quan sát miệng lò ta thấy: sau khi thổi 1 ÷ 2 phút có khói nâu bay ra báo hiệu sự oxy hóa sắt, sau đó khoảng 6 ÷ 8 phút xuất hiện ngọn lửa lúc đầu sẩm sau sáng báo hiệu cacbon bắt đầu cháy.

- Giai đoạn hai: do nhiệt độ lò đã tăng cao nên chủ yếu là cháy cacbon, quan sát miệng lò ta thấy ngọn lửa sáng, dài (có thể tới 3 ÷ 4 mét). Khi ngọn lửa lụi dần báo hiệu cacbon cháy đến giới hạn yêu cầu thì ngừng gió để tiến hành khử oxy.

Khử oxy lần đầu sử dụng ferômangan 70 cho vào nồi rót (lượng dùng 5 kg/1 tấn thép), tiếp theo dùng ferôsilic 45 khử tiếp (lượng dùng 5 kg/1 tấn thép) và khử oxy lần cuối bằng nhôm.

Nếu sản xuất thép hợp kim thì thứ tự cho vào lò như sau: Ni, Cu cho vào lò cùng với nước gang, Cr, V, Mg và các nguyên tố dễ bị oxy hóa khác thì cho vào thùng rót.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ và thiết bị luyện thép vũ văn giang (Trang 84 - 85)