Trong thời gian thực tập tại trại, ngoài các công việc theo sự phân công của trại, em cũng tìm hiểu về quy mô chăn nuôi của trại. Kết quả thống kê tình hình hoạt động chăn nuôi của trại được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Cù Xuân Thành từ năm 2018 - 5/2020
Stt Loại lợn ĐVT 2018 2019 5/2020
1 Lợn thịt Con 2558 2630 1319
(Nguồn: kỹ thuật trang trại)
Qua bảng 4.1 cho thấy: năm 2019, mặc dù thị trường chăn nuôi lợn có nhiều biến động bất lợi cho người chăn nuôi, nhưng trại chăn nuôi vẫn luôn duy trì được số lượng đầu lợn so với những năm trước. Từ những kết quả trên cho thấy, quy mô chăn nuôi của trại khá ổn định.
4.2. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh
4.2.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng
Công tác vệ sinh: công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh ngoài chuồng, vệ sinh đất, vệ sinh nước,…
Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày, em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng và tiến hành phun thuốc sát trùng trong chuồng, ngoài chuồng vào mỗi cuối ngày. Định kì tiến hành dọn vệ sinh, thay hố vôi nước, hố sát trùng ở cửa ra vào chuồng, quét mạng nhện trong chuồng, rắc vôi bột ở cổng trại, và dội vôi nước hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng APA clean và formaline 37% định kỳ, pha với tỷ lệ tương ứng 1/200 và 1/50. Kết quả công tác sát trùng của trại lợn thịt được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng
Công việc Kế hoạch
(Lần/tuần) Số tuần Kết quả (lần) Tỷ lệ đạt (%) Phun sát trùng + quét hành lang 7 28 196 100 Rắc vôi 2 28 56 100
Quét vôi nước + vệ sinh
hố sát trùng 1 28 28 100
Bơm nước + khử trùng
nước cho lợn uống 3 28 84 100
Vệ sinh quanh trại 1 28 28 100
Kết quả bảng 4.2. cho thấy trong thời gian thực tập tại trại em đã thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình công tác vệ sinh sát trùng trong suốt 28 tuần, tỉ lệ an toàn là 100%.
4.2.2. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng
Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, công tác phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất. Tại trang trại Cù Xuân Thành, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực và chủ động. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, hạn chế đi ra khỏi trại, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trại cũng như trước khi vào chuồng.
Lịch tiêm phòng và kết quả thực hiện tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho đàn lợn thịt tại trang trại được thể hiện ở bảng 4.3 và bảng 4.4.
Bảng 4.3. Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho đàn lợn thịt của trang trại
Tuần
tuổi Loại vắc xin
Cách dùng
Liều
lượng Phòng bệnh
5 PEST VAC Tiêm bắp 2ml/con Dịch tả (lần 1)
6 FMD Tiêm bắp 2ml/con Lở mồm long móng
(lần 1) 8 PETS VAC Tiêm bắp 2ml/con Dịch tả (lần 2)
10 FMD Tiêm bắp 2ml/con Lở mồm long móng
(lần 2)
Qua bảng 4.3 cho thấy: quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi.
Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn thì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin,... Còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn thịt tại trang trại
Tiêm phòng vắc xin Tuần tuổi Số lượng (con) Kết quả Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Dịch tả (lần 1) 5 740 740 100 Lở mồm long móng (lần 1) 6 740 740 100 Dịch tả (lần 2) 8 738 738 100 Lở mồm long móng (lần 2) 10 738 738 100
Qua bảng 4.4. trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia tiêm phòng các loại vắc xin như: dịch tả lợn, lở mồm long móng cho 740 con lợn thịt nuôi tại trại. Sau khi sử dụng vắc xin, 100% số lợn đều không có biểu hiện bất thường hay phản ứng thuốc. Qua quá trình thực hiện tiêm phòng, em đã nâng cao được nhận thức về ý nghĩa của công tác phòng bệnh và tự tin hơn, vững tay nghề hơn.
4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt tại trại
4.3.1. Tổ chức thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng.
Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt phải đảm bảo sự chăm sóc để lợn tăng trưởng nhanh nhất có thể với lượng tiêu tốn thức ăn thấp nhất. Một khi chuồng đã được thiết lập khi nhập về thì luôn giữ tính toàn vẹn của lợn trong chuồng, tránh xáo trộn lợn giữa các chuồng với nhau.
Thường xuyên quan sát biểu hiện của lợn: do khi quan sát các biểu hiện của lợn cho ta biết lợn khỏe hay bệnh: nếu lợn khỏe sẽ có thái độ tích cực, hoạt bát, tương tác và chơi cùng các con khác trong bầy.
Nếu lợn nhìn “ủ rũ”, có biểu hiện khác thường như thờ ơ, lợn đứng hay nằm một mình, tách biệt khỏi những con khác trong đàn. Những biểu hiện như vậy thường là dấu hiệu của vấn đề gì đó hoặc có thể là bệnh. Các vấn đề có thể là nhiệt độ chuồng quá lạnh, gió lùa quá mạnh làm lợn nằm đè lên nhau, hay nhiệt độ chuồng nuôi quá nóng lợn tản ra xa nhau. Và có thể là do lợn đang bị bệnh, độ thông thoáng trong chuồng còn kém hoặc do lợn bị stress do nhiệt. Lợn sẽ thở hổn hển hoặc khó thở, cần tiến hành kiểm tra xem lợn có sốt hay không. Nếu lợn ho, hắt hơi nhiều thì là do môi trường kém, độ thông thoáng trong chuồng thấp.
Lợn đứng lên, nằm xuống khó khăn do lợn bị đau chân, cần tiến hành kiểm tra chân lợn xem khớp chân có sưng không, nếu sưng và không có vết thương hở thì lợn bị viêm khớp có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc do bị kế phát hoặc do tác động cơ giới. Kiểm tra chân nếu có vết thương, loét, rách nguyên
nhân có thể là do trong quá trình dọn vệ sinh chuồng không chú ý nên đã làm cho lợn bị thương.
Ngoài ra, khi lợn cắn nhau hoặc tụ lại thành từng nhóm, cần tiến hành tìm nguyên nhân dẫn đến cắn nhau. Lợn tập trung ở trước máng ăn phải kiểm tra xem cám trong máng có còn không, máng có bị nghẹt không nếu hết cám thì đổ cám, máng nghẹt thì tiến hành điều chỉnh máng. Lợn tập trung ở máng nước, thì phải kiểm tra nguồn nước uống cho lợn. Nếu bị những con khác cắn, thì phải tách ra khỏi ô chuồng đấy.
Sau khi biết được các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát tiển của lợn cần tiến hành loại bỏ. Đối với lợn bệnh ốm cần tiến hành tách, cách ly chăm sóc đặc biệt và theo dõi, điều trị.
Bên cạnh đấy, hàng ngày cần kiểm tra điều kiện phúc lợi của lợn trước khi bước vào chuồng. Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm chuồng, mùi của chuồng có nhiều không, đi nhẹ nhàng lắng nghe tiếng lợn la hét, tiếng hắt hơi, ho, tiếng chảy nước và hệ thống máng cám không có cám, quạt có vấn đề. Đi dọc hành lang chuồng quan sát kiểm tra máng ăn, vòi nước, xem phân có phân bất thường không,...
Vào làm vệ sinh chuồng sạch sẽ, trong quá trình làm, vừa làm vừa quan sát biểu hiện lợn, đánh dấu các con bệnh.
Tiến hành cho ăn đúng cách, khi đổ cám cho lợn phải quan sát, kiểm tra máng ăn xem cám có ra quá nhiều, ra quá ít hay không ra để tiến hành điều chỉnh. Điều chỉnh máng cám chảy xuống sao cho đủ với từng độ tuổi của lợn, thường xuyên kiểm tra, lắc cần cám sao cho cám trong máng rãi đều khoảng 1/3 máng là được.
Trong từng giai đoạn phát triển nhu cần về các chất dinh dưỡng cũng khác nhau nên trại sử dụng các mã cám khác nhau với thành phần dinh dưỡng khác nhau. Các loại cám, khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng của cám được trại áp dụng thể hiện tại bảng 4.5.
Bảng 4.5. Thức ăn và thành phần dinh dưỡng cho đàn lợn thịt
sử dụng tại trang trại
Loại thức ăn Giai đoạn phát triển của lợn (khối lượng) Khẩu
phần ăn Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn
9014 - Plus
Lợn tập ăn
đến 15 kg 10kg/con
- Protein thô tối thiểu: 20 %.
- Năng lượng trao đổi tối thiểu: 3300 Kcal/kg. - Độ ẩm tối đa: 14 %.
- Xơ thô tối đa: 6 %.
- Ca trong khoảng: 0,7 - 1,5 %. - P trong khoảng: 0,6 - 1,2 %. - Lysine tổng số tối thiểu: 1,5 %.
- Methionine + Cystine tổng số tối thiểu: 0,75 %.
GF02
Từ 15 - 40
kg 50kg/con
- Protein thô tối thiểu: 20 %.
- Năng lượng trao đổi tối thiểu: 3350 Kcal/kg. - Độ ẩm tối đa: 14 %.
- Xơ thô tối đa: 5 %.
- Ca trong khoảng: 0,7 -1,2 %. - P trong khoảng: 0,5 - 1,2 %. - Lysine tổng số tối thiểu: 1,4 %.
- Methionine + Cystine tổng số tối thiểu: 0,7 %.
GF03
Từ 40 - 80
kg 100 kg/con
- Protein thô tối thiểu: 19 %.
- Năng lượng trao đổi tối thiểu: 3200 Kcal/kg. - Độ ẩm tối đa: 14 %.
- Xơ thô tối đa: 5 %.
- Ca trong khoảng: 0,7 - 1,2 %. - P trong khoảng: 0,5 - 1,2 %. - Lysine tổng số tối thiểu: 1,2 %.
- Methionine + Cystine tổng số tối thiểu: 0,65 %.
F104
Từ 80 đến khi xuất
chuồng
75 kg/con
- Protein thô tối thiểu: 18,5 %.
- Năng lượng trao đổi tối thiểu: 3100 Kcal/kg. - Độ ẩm tối đa: 14 %.
- Xơ thô tối đa: 5,5 %.
- Ca trong khoảng: 0,8 - 1,2 %. - P trong khoảng: 0,6 - 1,0 %. - Lysine tổng số tối thiểu: 1,1%.
- Methionine + Cystine tổng số tối thiểu: 0,6 %.
Tất cả các loại thức ăn trại sử dụng là thức ăn hỗn hợp có đầy đủ chất dinh dưỡng và đều được sản xuất tại công ty cổ phần GreenFeed, Việt Nam.
Thời gian áp dụng: từ khi cho lợn ăn thức ăn tự do tại máng ăn tự động. Các loại theo quy trình ăn: 9014 (10kg); GF02 (50kg); GF03 (100kg) và thường kết thúc khi chuyển sang ăn thức ăn F104 (75kg).
Sau khi ăn hết khối lượng cám ở giai đoạn trước, chuyển sang ăn mã các tiếp theo trại sẽ tiến hành đổi cám trong vòng 4 ngày để tránh sự thay đổi thức ăn đột ngột dễ làm cho lợn bị stress, tiêu chảy và giảm lượng thức ăn ăn vào. Từ đó ảnh hưởng đến khối lượng tăng trọng của lợn. Quy trình đổi cám của trại tiến hành được thể hiện ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Quy trình đổi thức ăn tại trang trại
Ngày chuyển đổi thức ăn Tỷ lệ pha trộn Loại thức ăn
Ngày 1 75 % 25 % Khẩu phần cũ Khẩu phần mới Ngày 2 50 % 50 % Khẩu phần cũ Khẩu phần mới Ngày 3 25 % 75 % Khẩu phần cũ Khẩu phần mới
Ngày 4 100 % Khẩu phần mới
Qua quá trình tính toán, em đã tính được tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của lợn trong các giai đoạn phát triển, kết quả được thể hiện tại bảng 4.7.
Bảng 4.7. Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của lợn tại trại trong các giai đoạn phát triển của lợn Loại thức ăn Trọng lượng lợn trong các giai đoạn (kg) Tăng trọng trong các giai đoạn (kg) Thức ăn tiêu thụ (kg) FCR 9014 - plus 6,8 - - - 9014 - Plus 15 8,2 10 1,22 GF02 40 25 50 2,0 GF03 80 40 100 2,5 F104 102 22 75 3,41
Qua bảng 4.7. cho thấy: giai đoạn lợn dưới 15 kg sử dụng cám 9014 - plus lợn sử dụng ít thức ăn, tăng trọng nhiều, với tỷ lệ FCR là 1,22. Lợn ở giai đoạn sử dụng cám GF02 và GF03 có tỷ lệ FCR lần lượt là 2,0 và 2,5. Ở giai đoạn lợn
sử dụng cám F104 có FCR là 3,41, lợn sử dụng nhiều thức ăn nhưng tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của lợn thấp, tăng trọng của lợn không cao.
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng từ lúc nhập lợn đến lúc xuất bán, tỷ lệ FCR là 2,47. Trong quá trình chăn nuôi, trại thực hiện tốt khâu vệ sinh phòng bệnh đặc biệt là khâu làm vắc xin phòng bệnh, sử dụng thuốc kháng sinh để phòng bệnh. Kết hợp với quá trình theo dõi chăm sóc tốt, sử dụng cám có thành phần dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển của lợn. Do đó, tốc độ sinh trưởng, phát triển của lợn tăng đều và đạt đúng chỉ tiêu.
4.3.2 Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt tại trại
Trong thời gian thực tập tại trang trại, em cùng kỹ sư tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Trang trại thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh thú y, đảm bảo và tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó trong quá trình nuôi trại cũng tiến hành phân loại lợn (tách lợn ốm nặng ra một ô riêng và để ở ô cuối chuồng). Để có kế hoạch và phương pháp chăm sóc cho phù hợp và tránh việc lây bệnh từ con ốm sang con khỏe.
Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt được trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt TT Công việc Số lượng cần thực hiện (số lần) Khối lượng công việc thực hiện được (số lần) Tỷ lệ hoàn thành so với nhiệm vụ được giao (%)
1 Kiểm tra máng ăn 392 392 100
2 Kiểm tra vòi nước
uống 196 196 100
3 Cho lợn ăn hàng ngày 392 392 100
4 Vệ sinh chuồng 392 392 100
Bảng 4.8. cho thấy: công việc hàng ngày chúng em đã tiến hành làm ở chuồng lợn thịt là: kiểm tra nguồn nước, trại dùng vòi nước uống tự động, nên cần kiểm tra nước chảy mạnh hay yếu hay không có nước. Phải kiểm tra hàng ngày tránh bị kẹt hoặc bị rò rỉ làm ướt nền chuồng. Hàng ngày chúng em tiến hành làm vệ sinh chuồng, hành lang chuồng, thay nước ở máng tắm, đổ cám cho lợn ăn, đồng thời quan sát hành vi, kiểm tra sức khỏe, biểu hiện của đàn lợn.
Em đã được kỹ sư của trại hướng dẫn thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn theo đúng quy trình. Em đã trực tiếp tham gia cho lợn ăn, kiểm tra và cách ly lợn ốm đạt 100% khối lượng công việc được giao.
4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở lợn thịt tại trại
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trang trại, chúng em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với các kỹ sư của