Trong thời gian thực tập, em cũng được tham gia trực tiếp vào 5 đợt nhập lợn. Quá trình nhập lợn được thực hiện gồm các bước sau:
Chuẩn bị vệ sinh quét lại nền chuồng các ô 1 lần để tránh bụi bẩn ảnh hưởng đến lợn con. Tiến hành kiểm tra, điều chỉnh, lắp đặt các trang thiết bị và phun sát trùng khu vực chuồng chuẩn bị nhập và vận hành chuồng nuôi trước khi nhập lợn trước 1 ngày để ổn định nhiệt độ chuồng nuôi.
Chuẩn bị, vệ sinh, phun sát trùng sạch sẽ đường lùa lợn mới nhập. Dùng 2 ván gỗ kích thước 1,2m × 1m để chắn các cửa lùa lợn nhập vào đúng ô muốn nhốt. Dùng đá nhỏ cài núm uống để kích thích lợn con biết vị trí uống nước. Thắp sẵn bóng úm các ô lợn chuẩn bị đưa lợn về, chỉnh lại dây điện, bạt úm để an toàn nhất tránh lợn con cắn tới dây điện úm.
Khi lợn nhập về hành lang đuổi từ từ, dùng ván chắn vào vị trí các ô úm. Lợn con mới nhập về tiến hành lùa lợn xuống máng nước và gạt phân dồn xuống hố nước để tập cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ, ngày nhập về để máng nước trung bình cao khoảng 2cm. Sau đó, pha điện giải cho lợn uống. Rắc thức ăn vào lồng úm mép cửa chuồng số lượng nhỏ để rèn luyện cách ăn cho lợn con và nhận biết vị trí ăn không vệ sinh tại cửa chuồng.
Trại nhập lợn thành nhiều lần, nhiều lứa tuổi lợn khác nhau, thì lợn sẽ được xếp từ cuối chuồng rồi dần lên phía giàn mát. Trong một đàn nhập cùng 1 ngày mà khối lượng cơ thể không đồng đều, thì tiến hành tách lọc và sắp xếp như sau: tính từ đầu giàn mát, lô gần giàn mát nhất là lô lợn to nhất; lô lợn nhỏ; sau là lô lợn trung bình; cuối chuồng là ô cách li, chăm sóc đặc biệt.
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện nhập lợn tại trại
Đợt nhập Số lợn nhập
(con)
Khối lượng trung bình/con lợn nhập về (kg) 10/12 180 7 19/2 210 6,5 25/2 170 7 20/4 120 7 25/4 60 6,5 Tổng 740 6,8
Qua bảng 4.13. cho thấy em đã tham gia 5 lần nhập lợn với tổng số 740 con, khối lượng trung bình của lợn nhập là 6,88 kg/con. Lợn con lần 2 và lần 5 có khối lượng con trung bình thấp nhất 6,5 kg và khối lượng lợn con trung bình các lần 1, lần 3, lần 4 là 7,0 kg.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
* Về công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn
- Thực hiện vệ sinh máng ăn, kiểm tra hệ thống nước uống, chăm sóc đến khi xuất bán 575 lợn thịt đạt trọng lượng trung bình 102 kg/con.Tham gia nhập thêm 740 con với khối lượng trung bình khi nhập về là 6,8 kg/con
* Về công tác phòng bệnh
- Thực hiện 196 lần phun sát trùng, 56 lần rắc vôi khử trùng, 28 lần vệ quanh trại, 28 lần quét vôi nước hành lang chuồng
- Tiêm các loại vắc xin cho đàn lợn thịt tại trại: dịch tả, lở mồm long móng, tỷ lệ an toàn đạt 100%.
* Về công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
- Kiểm tra và cách ly lợn ốm đạt 100% khối lượng công việc được giao. - Chẩn đoán, phát hiện được 31 con lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và sử dụng thuốc điều trị. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh trung bình đạt 87,09%.
- Chẩn đoán, phát hiện được 141 con lợn có biểu hiện bệnh tiêu chảy và sử dụng thuốc điều trị. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh trung bình đạt 100%.
- Chẩn đoán, phát hiện được 8 con lợn có biểu hiện viêm khớp và sử dụng thuốc điều trị. Tỷ lệ khỏi trung bình đạt 100%.
Học hỏi được rất nhiều điều bổ sung kiến thức lý thuyết cũng như các thao tác kỹ thuật trong thực tiễn chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt.
5.2. Kiến nghị
- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ lợn mắc các bệnh tiêu chảy, bệnh đường hô hấp, viêm khớp.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh, sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh lây lan mầm bệnh.
- Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I – Tài liệu tiếng việt
1. Đặng Hoàng Biên (2016), “Khả năng sản xuất và đa hình gen PRKAG3 của lợn Lũng Pù và lợn Bản”, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện chăn nuôi. 2. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Vi
khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae trong bệnh viêm màng phổi lợn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật, tập XVI (số 2), Hội thú y Việt Nam. 3. Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Vai trò của vi khuẩn E.coli trong hội
chứng tiêu chảy của lợn con dưới hai tháng tuổi ở Sơn La và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 23(3), tr.65
4. Đoàn Thị Kim Dung (2004), “Sự biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị”, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.
5. Nguyễn Chí Dũng (2013), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị”, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.
6. Nghiêm Thị Anh Đào (2008), “Xác định vai trò của vi khuẩn E.coli gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.
7. Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suis và Pasteurella multocida
ở lợn mắc viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIX.
8. Trần Đức Hạnh (2013), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnh phía
Bắc và biện pháp phòng trị”, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.
9. Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình, Lưu Quỳng Hương (2004), Xác định vai trò của vi khuẩn E. coli và Cl. perfringens trong bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn theo mẹ, chế tạo các sinh phẩm phòng bệnh, Viện Thú Y 35 năm xây dựng và phát triển (1969 - 2004), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 393 - 405.
10.Nguyễn Bá Hiên (2001), “Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội”, Luận án tiến sỹ nông nghiệp.
11.Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nhà xuất bản đại học nông nghiệp, Hà Nội
12. Đặng Văn Kỳ (2007), Bệnh liên cầu khuẩn và biện pháp phòng trị, Tài liệu hội thảo hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn.
13. Lê Văn Lãnh, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Trịnh Đình Thâu, Đặng Hữu Anh, Đỗ Ngọc Thúy và Nguyễn Bá Hiên (2012),”Phân lập một số vi khuẩn cộng phát gây bệnh ở lợn nghi mắc bệnh suyễn, đề xuất biện pháp phòng trị bệnh”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIX, (số 2).
14.Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang, Bạch Quốc Thắng (2006), 17 bệnh mới của lợn, Nxb Lao Động - Xã Hội, tr. 5 - 64.
15. Phạm Sỹ Lăng (2007), Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn và biện pháp phòng trị, Tài liệu hội thảo hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, tr. 148-156
16.Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997), “Hệ vi khuẩn gây bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập IV (số 1), tr.15 - 22.
17.Nguyễn Thị Bích Ngà (2015), “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn”. Luận án tiến sĩ thú y, ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.
18. Trịnh Phú Ngọc (2001), “Xác định một số đặc tính sinh vật và các yếu tố độc lực của vi khuẩn Streptococcus gây bệnh ở lợn tại một số tỉnh phía Bắc”, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.
19.Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thu Hằng, Âu Xuân Tuấn, Nguyễn Bích Thủy, Vũ Ngọc Quý (2005), “Xác định nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp của lợn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập VII, (số 4).
20. Nguyễn Mạnh Phương, Cù Hữu Phú, Văn Thị Hường và Nguyễn Bá Tiếp (2012),”Một số đặc điểm của Salmonella spp. gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa tại một số trang trại nuôi công nghiệp tại miền Bắc”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XIX, (số 5).
21.Trịnh Hồng Sơn (2014), “Khả năng sản xuất và giá trị giống của dòng lợn đực VCN03”, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện chăn nuôi.
22.Nguyễn Văn Tâm, Cù Hữu Phú (2006), “Phân lập vi khuẩn Salmonella gây hội chứng tiêu chảy cho lợn con tiêu chảy ở lợn nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú Y, tập XIV.
23. Bạch Quốc Thắng (2011), “Nghiên cứu sử dụng vi khuẩn nhóm Lactobacillus trong phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ”, Luận án tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viên Thú Y Quốc Gia, Hà Nội.
24.Nguyễn Đức Thủy (2015), “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới hai tháng tuổi ở huyện Đầm Hà và Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh, biện pháp phòng trị”, Luận văn Thạc sĩ thú y, Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
25.Trần Huy Toản (2009), “Điều tra, xác định bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae và một số vi khuẩn cộng phát khác gây ra cho lợn trên địa bàn thành phố Hải Phòng, đề xuất biện pháp phòng trị”, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp.
26.Trần Thu Trang (2013), “Đặc điểm dịch tễ của dịch tiêu chảy (Porcine Epidemic Diarrhea - PED) và biện pháp can thiệp dịch tại một số trại ở miền bắc Việt Nam”. Luận văn Thạc sỹ Thú y, Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
27.Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn Clostridium perfringeris trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại Phú Thọ và biện pháp phòng trị”, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.
28.Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), “Vai trò của Escherichia coli
và Salmonella spp. trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp”, Tạp chí khoa học và phát triển, tập 11, số 3, tr. 318 - 327.
29.Nguyễn Văn Tuyên, Dương Văn Quảng (2016), “Vai trò của Escherichia coli và Salmonella spp. trong hội chứng tiêu chảy ở lợn rừng con trước và sau cai sữa theo mô hình nuôi bán hoang dã”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXIII.
30.Bùi Tiến Văn (2015), “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của vi khuẩn E.coli trong hội chưng tiêu chảy ở lợn 1 - 45 ngày tuổi tại huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, biện pháp phòng trị”. Luận văn thạc sỹ thú y, Đại Học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
II. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
31.Akita E. M., Nakai S., (1993), “Comparison of four purification methols for the production of immunoglobulins from eggs laid by hens immunological methols”, Vet. 160(1993), pp. 207 - 214.
32.Anton A. C. J., Peter L.W. L., Anton J. G. G., Paul K. S. (1994) “Identification, furification, and characterizaytion of a thiol-activated hemolysin (suilysin) of streptococcus suis”, Infection and Immunity, 62(5) pp. 1742.
33.Bergenland H. U., Fairbrother J. N., Nielsen N. O., Pohlenz J. F. (1992),
Escherichia coli infection, Diseases of Swine, Iowa stale University press/ AMES, IOWA U.S.A 7th Edition, pp. 487 - 488.
34.Glawisschning E., Bacher H., (1992), The Efficacy of Costat on E. coli infected weaning pigs, 12th IPVS congress, August 17 - 22, p. 182. 35.Higgins R., Gottschalk M. (2002), “Streptococcal diseases, Diseases of
swine”, J. Clin. Microbiol., No. 17, pp. 993-996.
36.Kataoka Y., Yamashita T., Sunaga S., Imada Y., Ishikawa H., Kishima M.; and Nakazawa M. (1996). “An enzymelinked immunosorbent assay (ELISA) for the detection of anitibody against Streptococcus suis type 2 in infected pigs”, J. Vet. Med. Sci., No. 58, pp. 369-372.
37.Katri Levonen (2000), The detection of respiratory diseseases in swine herds by means by means of antibody assay on colotrum from sow,
Department of Food and Environment Hygiene, Faculty of Veterinary Medicine, University of Helsinki.
38.Radostits O.M., Blood D., Cand Gay C., (1994), Veterinary medicine, the textbook of the cattle, sheep, pig, goats and horses, Diseases caused by Escherichia coli, London, Philadenphia, Sydney, Tokyo, Toronto, pp. 703 - 730.
39.Tajima M., Yagihashi T. (1982), “Interaction of Mycoplasma hyopneumoniae with the porcine respiratory epithelium as observed by electron microscopy”, Infect. Immun., 37, pp. 1162 – 1169.
40.Thacker, E., (2016). Mycopasmal diseases. In: straw.B.E., Zimmerman, J.J., D ’Allaire, S., Tailor, D.J. (Eds.), Diseases of Swine. 9th, Blacwell Publishing Ltd., Oxford, UK, pp. 701-717.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP TẠI TRANG TRẠI 1. Một số hình ảnh công việc làm tại trại
Hình 1. Vệ sinh quét chuồng Hình 2. Phun sát trùng hành lang
Hình 3. Dội vôi hành lang Hình 4. Dội vôi nước ngoài chuồng