Địa điểm và thời gian tiến hành

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại chăn nuôi phạm văn linh, xã sơn lôi, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 47)

- Địa điểm: trại chăn nuôi Phạm Văn Linh – huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thời gian: từ 20/11/2019 đến 20/05/2020

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Phạm Văn Linh – huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn thịt nuôi chuồng kín. - Thực hiện công tác phòng bệnh cho đàn lợn thịt.

+ Tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại

+ Đảm bảo tốt các quy tắc sát trùng khi ở khu vực chuồng trại - Thực hiện công tác điều trị bệnh cho đàn lợn thịt

+ Theo dõi số con mắc bệnh + Chẩn đoán, điều trị bệnh

- Thực hiện một số công tác chăn nuôi khác theo kế hoạch của cơ sở.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại chăn nuôi.

- Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt. - Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp cho lợn thịt.

40

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin từ trại thông qua việc hỏi ý kiến của cán bộ quản lý, công nhân viên của trại và qua sổ sách theo dõi của trại, kết hợp với kết quả điều tra thực tế tại trang trại tại thời điểm thực tập.

3.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt tại trang trại

1. Công tác chuẩn bị chuồng trại:

- Trước khi nhập lợn chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, phun sát trùng trước 1 tuần (áp dụng cả chuồng mới và cũ).

- Kiểm tra hệ thống quạt, giàn mát, điện, nước, máng ăn, núm uống. - Chuẩn bị lồng úm, ván úm, nhiệt kế, bình pha thuốc, máng ăn bổ sung để đảm bảo cho việc chăn nuôi được tốt.

- Chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi, xi lanh, kim tiêm, chổi, xẻng, ủng, quần áo lao động, vôi bột….

- Bố trí công nhân chăn nuôi lợn.

2. Giai đoạn lợn úm (từ 5.5 - 15kg)

- Lợn nhập về chia vào các ô với số lượng phù hợp: tùy theo diện tích ô chuồng để đảm bảo mật độ úm 0.4 - 0.6m2/con.

- Phân chia lợn to, nhỏ theo kích cỡ, để lợn to phía đầu chuồng. - Cho lợn uống điện giải, vitamin. Sau 6 - 8h mới cho ăn.

- Quản lý máng nước và vệ sinh chuồng: Khi nhập lợn vào chuồng, máng nước để ít nước (1 - 2cm) cho lợn nhúng chân, lưu ý: "Tránh xả nước

nhiều lợn sẽ làm ướt nền chuồng gây lạnh và tiêu chảy". Xua lợn ra máng

nước để tạo phản xạ cho lợn ỉa đái đúng chỗ. Từ tuần thứ 3 trở đi nước trong máng cho nhiều lên để lợn nhảy ra vào không mang bẩn ra nền chuồng. Hàng

41

ngày, dọn phân, quét nền sạch sẽ, nền chuồng phải đảm bảo khô ráo tránh gây bệnh.

- Cho lợn ăn: Lợn mới nhập tuyệt đối không được cho ăn nhiều (không vượt quá tiêu chuẩn 150g/con/ngày). Hàng ngày cho ăn chia thành nhiều lần (4 - 6 lần), mỗi lần cho ăn một lượng vừa phải, thức ăn rải đều ra các máng bổ sung để lợn được ăn đều hơn. Sau khi lợn ăn xong phải vệ sinh máng ăn bổ sung. Lượng thức ăn mỗi lần phải đủ cho lợn ăn được no. Thường xuyên theo dõi lợn ăn để tăng cám và lọc lợn kém ra khỏi ô. Nếu phải trộn thuốc vào thức ăn thì dùng chậu trộn từng ít một đủ cho cả ô ăn một lần. Lợn yếu tách ra nên hòa cám nước cho ăn để lợn nhanh khỏe (bổ sung thêm vitamin + điện giải).

- Hàng ngày, kiểm tra liên tục nhiệt độ trong chuồng nuôi và trong lồng úm để điều chỉnh quạt, đèn úm cho phù hợp. Nhiệt độ lồng úm phải đạt từ 31- 32 0C. Nếu nhiệt độ thấp hơn, lợn sẽ bị lạnh và dễ bị tiêu chảy và viêm phổi. Sau mỗi tuần giảm 10C, sang tuần thứ 4 giữ ở khoảng 29 - 300C. Ngoài ra, phải đảm bảo quạt thông thoáng, đối với mùa đông chạy tối thiểu 20% tổng quạt.

3. Giai đoạn lợn choai (từ 16 - 70kg)

- Sau giai đoạn úm phải đảm bảo nhiệt độ từ 28-290C, thời tiết thuận lợi nên bỏ lồng úm ra ngoài cho thoáng chuồng. Giai đoạn này, nên cho lợn ăn tự do, kiểm tra thức ăn thừa.

- Hàng ngày, vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra tiêm tách lợn ốm bệnh.

4. Giai đoạn lợn to (từ 70kg - xuất bán)

- Giai đoạn này cần chú ý đảm bảo độ thông thoáng, nhiệt độ phù hợp từ 26 - 280C, mật độ nuôi cần thưa, yêu cầu trên 1.3m2/con.

- Hàng ngày, ngoài các công việc vệ sinh, cho ăn, tiêm lợn phải thường xuyên kiểm tra lợn, chú ý tách lợn bị què, viêm phổi nặng để chăm sóc và điều trị.

42

5. Thức ăn

- Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng do Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam tự sản xuất và phục vụ công tác chăn nuôi.

- Thức ăn của chuồng thịt gồm: 9014 plus, GF02, GF03, GF04.

3.4.2.3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh trên lợn thịt tại cơ sở

Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để phát hiện sự bất thường về sức khỏe của lợn và chẩn đoán các bệnh trên đàn lợn thịt bằng cách tiến hành kiểm tra tình hình đàn lợn vào lúc 7h10 phút sáng hàng ngày, phát hiện những bất thường về sức khỏe của lợn, phân biệt lợn khỏe và lợn ốm như sau:

- Lợn khỏe:

+ Trạng thái chung: lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thích hoạt động, đi lại quanh chuồng, khi đói thì kêu rít đòi ăn, phá chuồng.

+ Nhiệt độ cơ thể trung bình 38,5oC; nhịp thở 8 - 18 lần/phút. Lợn con có thân nhiệt và nhịp thở cao hơn với mức nhiệt độ là 39,5oC; nhịp thở là 9-19 lần/phút.

+ Mắt mở to, sáng, khô ráo, không bị sưng, không có rử, niêm mạc, kết mạc mắt có màu vàng nhạt, không đỏ tía.

+ Gương mũi ướt không chảy dịch, không cong vẹo, không bị loét. + Chân có thể đi lại được bình thường, không sưng khớp hoặc cơ bắp không bị tổn thương, khoeo chân không bị dính bết phân.

+ Lông mượt, mềm, không dựng đứng, không bị rụng.

+ Phân mềm thành khuôn, không đi táo hoặc lỏng. Màu sắc phân phụ thuộc vào thức ăn, nhưng thường có màu như màu xanh lá cây đến màu nâu, không đen hoặc đỏ. Phân không có màng trắng bao quanh, không lẫn ký sinh trùng, không có mùi tanh, khắm.

43

+ Lợn đi đái thường xuyên, nước tiểu nhiều, màu trắng trong hoặc vàng nhạt.

- Lợn ốm:

+ Trạng thái mệt mỏi, ít vận động, thường nằm tách đàn, đi lại xiêu vẹo; kém hoặc bỏ ăn; lưng gồng lên do đau bụng hoặc rặn ỉa khi bị táo bón.

+ Nhiệt độ cơ thể thường lên 40oC (có khi lên đến 420C). Nhịp tim hoặc nhịp thở cao hoặc thấp hơn bình thường. Hơi thở nóng.

+ Mắt nhắm hoặc chỉ hé mở, khi có ánh sáng chiếu vào, mắt nháy liên tục có thể do viêm kết mạc mắt.

+ Mũi thường bị khô. Nếu mũi bị cong vẹo lợn có thể mắc bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm. Mũi bị loét có thể do lợn mắc bệnh ở miệng hoặc lở mồm long móng.

+ Chân có thể bị tụt móng, vành và kẽ móng bị loét nếu lợn mắc bệnh lở mồm long móng.

+ Kheo chân bị dính bết phân là do lợn bị ỉa chảy. Lợn có thể bị què, bại liệt, không đi lại được.

+ Tai có màu tím, đỏ hoặc xanh là do lợn bị sốt, bị dịch tả hoặc bị tai xanh.

+ Màu của phân biến đổi bất thường: màu trắng là bị bệnh phân trắng lợn con; màu đen là dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày, ruột non; màu đỏ là có thể bị xuất huyết ở ruột già.

+ Mùi phân khác thường: có mùi tanh khắm là dấu hiệu của bệnh dịch tả.

+ Lượng và màu của nước tiểu của có biến đổi bất thường: Nước tiểu ít, có màu đỏ, có thể do bị xuất huyết; màu vàng đỏ (có lẫn máu) có thể do viêm thận, bàng quang; màu đỏ sẫm có thể do ký sinh trùng đường máu, màu vàng do bệnh ở gan.

44

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trang trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với kỹ sư của trại như sau:

*Bệnh đường hô hấp

- Biểu hiện: Lợn sốt cao, lông xù, ngồi thở như chó, lợn thở thể bụng, thở nhanh, ho khan, tiếng ho dài, ho nhiều. Lợn giảm hoặc bỏ ăn, chảy nhiều dịch mũi v.v…

Điều trị: Genta - Tylo và Bromhexine 0,3% tiêm bắp với liều 1 ml/10 kg TT. Tiêm 5 ngày liên tục.

Hoặc phòng và điều trị bệnh hô hấp cho lợn bằng cách trộn thuốc vào cám: sử dụng Tilmicosin dùng 400mg/kg thức ăn; Amoxicilin 450mg/kg thức ăn, kết hợp với Tiamulin 200mg/kg thức ăn. Trộn 7 ngày liên tục. Sau đó, uống giải độc gan thận 3 ngày liên tiếp.

*Hội chứng tiêu chảy

Biểu hiện: lợn đi ngoài phân lỏng, nền chuồng có mùi tanh và chua có màu vàng, màu nâu; một số con phân loãng dính vào hậu môn, đuôi; lợn ủ rũ, mệt mỏi

- Điều trị: sử dụng Tylosin liều 1ml/10kg TT. Tiêm bắp trong 3 ngày liên tục

* Bệnh viêm khớp

- Biểu hiện: Lợn đi khập khiễng, khớp chân sưng lên. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng sờ nắn vào có phản xạ đau

- Điều trị:

Pendistrep L.A 1 ml/10kgTT tiêm bắp. Tiêm 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 ngày; kết hợp với Hado-DEXA liều 1ml/30kg TT. Hai thuốc được tiêm ở 2 phía khác nhau.

45

3.4.2.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Số con mắc bệnh

x 100 Số con theo dõi

- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Số con khỏi bệnh

x 100 Số con điều trị

- Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số con còn sống đến cuối kỳ

x 100 Số con đầu kỳ

3.5. phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [26] trên phần mềm Excel 2010.

46

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt tại trại

4.1.1. Kết quả nuôi dưỡng

Trong quá trình thực tập tại trại, em đã trực tiếp thực hiện quy trình nuôi dưỡng 395 lợn thịt trong giai đoạn từ 4 tuần tuổi đến xuất bán (21 tuần tuổi). Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, đầy đủ chất dinh dưỡng do công ty GreenFeed tự sản xuất, bao gồm các loại thức ăn: 9014-Plus, GF02, GF03, GF04. Kết quả thực hiện công tác nuôi dưỡng trình bày tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả thực hiện công tác nuôi dưỡng

Loại thức ăn cho ăn Thành phần dinh dưỡng Tuần tuổi tương ứng Số lợn (con) Khối lượng thức ăn cho

ăn (kg/con/giai

đoạn)

Tổng khối lượng thức ăn cho lợn

ăn đến xuất chuồng (kg/đàn) 9014- plus ME: 3300 Kcal/kg Pr %: 20 Từ tuần 4- tuần 6 395 5 1975 GF02 ME: 3350 Kcal/kg Pr %: 20 Từ tuần 6 - tuần 10 393 25 9825 GF03 ME:3200 Kcal/kg Pr %: 19 Từ tuần 10 - tuần 13 390 75 29175 GF04 ME:3100 Kcal/kg Pr %:18.5 Từ tuần 13 đến xuất bán (21 tuần tuổi) 389 104 40456

47

Trong suốt thời gian thực tập tại trại, em đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi 395 lợn thịt và lần lượt cho ăn các loại thức ăn 9014-Plus, GF02, GF03, GF04 cho đến khi lợn đủ điều kiện để xuất chuồng.

4.1.2. Kết quả công tác chăm sóc đàn lợn

Trong quá trình thực tập tại trại, em đã thực hiện chăm sóc đàn lợn theo quy trình của trại. Kết quả thực hiện quy trình trình chăm sóc đàn lợn được trình bày tại bảng 4.2

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc đàn lợn STT Công việc Thời gian thực hiện

Khối lượng thực hiện

(lần)

1 Kiểm tra sức khỏe lợn 7h00 sáng và 13h30 chiều 350 2 Kiểm tra máng ăn và

vòi nước uống 7h10 sáng và 13h40 chiều 350 3 Vệ sinh chuồng trại 7h30 sáng, 14h30 chiều và 21h

tối 525

4 Cho lợn ăn 9h sáng và

4h chiều hàng ngày 350

5 Lau máng ăn Một tuần một lần 25

6 Rửa chuồng, tắm lợn Đột xuất 3

7 Làm vắc - xin Buổi sáng 2

8 Xuất lợn Buổi sáng và buổi tối 9

Kết quả bảng 4.2 cho thấy, trong thời gian thực tập, em đã tham gia vào tất cả công việc chăm sóc đàn lợn thịt, như: kiểm tra sức khỏe đàn lợn, kiểm tra vòi nước uống, vệ sinh chuồng trại, cho lợn ăn hàng ngày và một số công việc khác theo định kỳ hoặc đột xuất, như: lau máng ăn, cách ly lợn ốm, rửa chuồng, tắm lợn, làm vắc xin, xuất lợn, sát trùng nước uống…Thông qua quá

48

trình trực tiếp thực hiện quy trình chăm sóc đàn lợn tại trại, em đã nâng cao sự hiểu biết và tay nghề chăm sóc lợn thịt, cụ thể là:

- Đối với công việc vệ sinh máng ăn: lợn nuôi theo mô hình chăn nuôi công nghiệp, do đó hệ thống máng ăn và máng uống là hoàn toàn tự động, việc cọ rửa vệ sinh máng ăn, máng uống cho lợn là rất ít, phần lớn sau một lứa lợn xuất chuồng mới phải tiến hành cọ rửa, sát trùng máng ăn, máng uống. Ngoài ra, việc rửa máng ăn chỉ thực hiện trong trường hợp khi cọ rửa chuồng, nước bắn vào máng ăn làm ướt máng để tránh làm cho thức ăn bị mốc do máng ăn bị ướt.

- Việc kiểm tra vòi uống, nhất là các núm uống, phải thực hiện hàng ngày để đảm bảo hệ thống máng nước tự động luôn có nước cung cấp cho lợn. Ngoài ra, cần phải kiểm tra màu sắc của nước uống (trong hay đục) để từ đó xử lý các vấn đề liên quan đến nguồn nước một cách nhanh nhất và hiệu quả.

- Công việc rửa chuồng và tắm cho lợn cũng được quan tâm. Tuy nhiên, ở trại hiện nay đang áp dụng theo phương pháp mới, hạn chế việc tắm cho lợn, khi lợn bẩn thì chỉ phụt nước rửa những phần cơ thể bị bẩn, trong trường hợp quá bẩn thì mới tiến hành tắm cho lợn. Đối với mùa đông, trại thường hạn chế việc tắm cho lợn, chỉ tiến hành tắm vào những ngày nắng ấm, từ khoảng thời gian 10 – 11h trưa, tùy vào nhiệt độ của từng ngày.

- Pha clorin vào nguồn nước rất quan trọng. Nếu nước không được xử lý khi lợn uống sẽ rất dễ nhiễm bệnh đặc biệt là rất dễ bị tiêu chảy nếu uống phải nước bẩn, sau khi bơm nước lần lượt vào 2 bể lắng sẽ xử lý ngay clorin rồi để 24h sẽ bơm lên téc nước.

4.2.3. Kết quả về tỷ lệ nuôi sống lợn qua các tháng tuổi

Cùng với việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, em đã tiến hành theo dõi tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn qua các tháng tuổi để biết được

49

chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc có phù hợp không. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của lợn được trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống lợn qua các tháng tuổi Tháng tuổi Số lợn theo dõi

(con)

Số lợn sống (con)

Tỷ lệ nuôi sống (%) 1 395 393 99,49 2 393 390 99,24 3 390 389 99,74 4 389 389 100 5 389 389 100 Tính chung 395 389 98,48

Số liệu bảng 4.3 cho thấy, tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn ở tháng thứ 2 thấp nhất là 99,24% (lúc 2 tháng tuổi). Sau đó, tăng dần theo độ tuổi, đến 100,00% (lúc hơn 4 tháng tuổi). Điều này phù hợp với quy luật phát triển của lợn là khi tuổi lợn càng tăng thì chức năng sinh lý càng hoàn thiện, sức khỏe,

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại chăn nuôi phạm văn linh, xã sơn lôi, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)