Những kỹ thuật công nghệ áp dụng trong sản xuất kinh doanh của cơ sở

Một phần của tài liệu Xây dựng đề án khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao sau khi học tập và làm việc tại israel (Trang 30 - 38)

sở nơi thực tập

2.3.4.1. Hệ thống nhà lưới, nhà kính

Theo các nhà khoa học nông nghiệp đất nước Do Thái, nhà kính nông nghiệp công nghệ cao là loại hình nhà kính ứng dụng các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, hiện đại trên các lĩnh vực công nghệ liên quan để tạo lập ra một môi trường sinh thái theo ý muốn, một môi trường sinh thái thuận lợi nhất có thể cho cây trồng sinh trưởng phát triển; để thực hiện các công nghệ thâm canh cao; để tối thiểu hóa thậm chí có thể loại trừ các yếu tố ngoại cảnh bất lợi ra ngoài sản xuất; để sản xuất ra loại nông sản thực phẩm mà thiên nhiên không ưu đãi (trái vụ), thậm chí không sản xuất được ngoài môi trường tự nhiên, để tối đa hoá năng suất chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất; tối thiểu hoá các khoản chi phí sản xuất và đặc biệt là để tiết kiệm nước, vì ở Israel nước được coi là “vàng trắng”.

Canh tác nhà kính được xem như một giải pháp công nghệ chìa khóa trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, là bước phát triển đột phá trong “nền văn minh nông nghiệp”. Mục tiêu của canh tác nhà kính không có gì khác ngoài việc nâng cao hay tạo ra các mốc phát triển đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất; và để đạt được mục tiêu cao nhất cho người sản xuất là mục tiêu năng suất, chất lượng sản phẩm và sau cùng là mục tiêu hiệu quả kinh tế và giá trị thu nhập/đơn vị diện tích hay đồng vốn đầu tư. Ở những nông trại gia đình hay những nơi có mặt bằng sản xuất hạn chế và khó khăn về nguồn nước tưới thì giải pháp nhà kính càng trở nên hết sức quan trọng.

Nhà kính cần bảo đảm và đáp ứng tốt mọi tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi cho công tác chăm sóc, công tác quản lý kỹ thuật sản xuất, bảo vệ thực vật, ví dụ như tiêu chuẩn ngăn chặn côn trùng, ngăn gây bệnh…

Kết cấu và cấu trúc nhà cần bảo đảm nguyên tắc cứng, nặng, đủ độ bền vững để chống lại gió mạnh.

Về độ cao:

Nhà kính trước hết cần bảo đảm tiêu chuẩn độ cao phù hợp với đặc điểm sinh lý và sinh khối từng loại cây trồng cụ thể (tạo lập một môi trường sinh thái tối thích cho cây trồng sinh trưởng phát triển). Độ cao nhà kính cũng là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông gió, thông khí, tạo điều kiện thuận lợi phù hợp với các loại cây trồng. Chiều cao nhà kính đôi khi còn phụ thuộc vào chiều cao của các loại máy móc, các trang thiết bị, các phương tiện cơ giới hoạt động trong nhà kính – thực hiện công việc chăm sóc/thu hoạch sản phẩm, tăng năng suất lao động.

Về độ vững cứng:

Ở Israel độ cứng của nhà lưới cần đạt tiêu chuẩn: “Có thể đứng vững trước sức gió tối thiểu 150 km/giờ”.

Hiện tại trang trại đang sử dụng 2 hệ thống nhà kính: Nhà kính mái tròn và nhà kính mái vuông. Không có sự khác biệt lớn giữa thiết kế của 2 hệ thống.

Cả 2 hệ thống này đều phủ lưới che côn trùng, chủ yếu là loại 50 mắt lưới/cm2. Những lưới này có tác dụng ngăn côn trùng gây hại xâm nhập, giảm thiểu phần lớn tác nhân gây bệnh và hạn chế sử dụng hóa chất. Ngoài tác dụng che côn trùng lưới còn chống gió cát tại sa mạc. Trong nhà kính đều được lắp đặt những màng lưới đen để tạo bóng râm nhằm giảm tia bức xạ của mặt trời vào thời điểm mùa hè nóng. Việc áp dụng kỹ thuật này đặc biệt có lợi trong

điều kiện thời tiết tại Israel, vùng mà nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông cách biệt nhau quá lớn (mùa hè phủ lưới đen để giảm nhiệt độ và tia bức xạ vào cây trồng, mùa đông sẽ bỏ lưới đen để cây hấp thụ ánh sáng mặt trời).

Ưu điểm: Hạn chế ảnh hưởng của khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, sâu bệnh hại, phòng trừ cỏ dại

Bài học rút ra: Biết cách sử dụng nhà lưới để hạn chế sâu bệnh hại, hạn chế ảnh hưởng của khí hậu,ánh sáng nhiệt độ của cây đảm bảo năng suất cây trồng.

2.3.4.2. Hệ thống tưới nhỏ giọt

Israel trở thành quốc gia tiên phong trong việc phát triển công nghệ và thiết bị tưới nhỏ giọt.

Có thể nói rằng, với địa hình hầu hết là sa mạc và bán sa mạc, nước là thứ tài nguyên mà Israel luôn luôn thiếu và được coi là tài nguyên quốc gia. Mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp của đất nước này xoay quanh ba chữ “Tiết kiệm nước”. Chính vì vậy, các nhà khoa học Israel đã nghiên cứu và cho ra đời hệ thống tới tiêu hiện đại, tiết kiệm tối đa nguồn nước: tưới nhỏ giọt, sử dụng các van tự động. Nhờ tưới nhỏ giọt, nông dân tiết kiệm được 60% lượng nước.

Tưới nhỏ giọt là một phương pháp tưới tiết kiệm nước và phân bón bằng cách cho phép nước nhỏ giọt từ từ vào rễ của nhiều loại cây khác nhau hoặc nhỏ lên bề mặt đất hoặc trực tiếp lên vùng có rễ thông qua một mạng lưới gồm các van và đường ống, và lỗ thoát. Nó được thực hiện bằng cách sử dụng các ống nhỏ đẻ cung cấp nước trực tiếp đến gốc cây.Trên đường ống phân phối có các điểm đầu nhỏ giọt được dán trực tiếp vào trong ống hoặc gắn thông qua các đầu kết nối với khoảng cách khác nhau tùy thuộc cây trồng và loại đất.

Mỗi giai đoạn phát triển của cây cần lượng nước và dinh dưỡng khác nhau. Hệ thống này được điều khiển bằng máy tính, tự động đóng mở van tưới khi độ

ẩm của rễ cây đạt tới mức nhất định. Hệ thống tưới nhỏ giọt này còn kiêm luôn nhiệm vụ bón phân. Người nông dân pha phân bón vào bể chứa nước và phân bón sẽ theo mạng lưới tới từng bộ rễ cây.

Bảng 2.6: Chế độ tưới tiêu của TT 44

Thời gian 10 ngày đầu tiên 4 tháng tiếp theo 3 tháng cuối

Số lần tưới/ngày 4-5 6-8 8-10

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Những mặt lợi khi áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt tại trang trại: - Nước được cây trồng hấp thụ tối đa

- Điện năng tiêu tốn ít nhất - Bảo trì hệ thống thấp nhất

- Hiệu quả sử dụng phân bón cao nhất

- Giảm thiểu nước đọng tại thân lá hay xung quanh, tránh tạo môi trường ẩm ướt cho sâu bệnh phát triển

- Cải thiện năng suất và sản lượng nông sản

Bài học rút ra: Biết được cách tận dụng tối đa nguồn nước, tiết kiệm sức người, chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng phân bón nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.4.3. Sử dụng ánh nắng mặt trời trong xử lý đất

Xử lý đất trước khi bắt đầu vụ mới là bước rất quan trọng trong nông nghiệp tùy vào điều kiện thời tiết của từng nước mà có cách làm khác nhau. Tại Israel vào cuối tháng 4 các trang trại sẽ tiến hành phá rau màu (theo quy định của chính phủ, chính phủ sẽ đi kiểm tra, nếu các trang trại không tiến hành phá và dọn xong trong thời gian quy định sẽ bị phạt rất nặng (khoảng 1500shekel/ nhà kính). Vào tháng 5, 6, 7 là các tháng nóng nhất trong năm, khi phá các trang trại đồng loạt điều kiện phát triển các vi khuẩn, virut và sâu bệnh là bằng không. Đồng thời tận dụng nắng sa mạc để xử lý đất.

Cách làm này như sau:

-Bước 1: Dọn sạch rác, cột ống tưới nhỏ giọt lên cao tiến hành xới đất và làm đất thành đường thẳng (sử dụng máy móc trong công đoạn này)

-Bước 2: Đặt ống nhỏ giọt xuống luống đất và tiến hành phủ nilong

-Bước 3: Tưới nước đủ để làm ẩm đất, sau 1 thời gian các mầm cỏ dại mọc (vì đây là môi trường tốt để cây cỏ nảy mầm). Đồng thời pha một số loại thuốc diệt nấm, tuyến trùng vào nước tưới. Nhiệt độ nóng của mặt trời sẽ làm nước bốc hơi, do hơi nước mang nhiệt tốt hơn không khí. Nguyên lý tuyệt trùng nhiệt ẩm và đi sâu vào lòng đất giúp tiêu diệt vi sinh vật.

-Bước 4: Cắt nước, dưới cái nóng kinh khủng do nilong hấp nhiệt tốt, nhiệt độ lên đến 50-60 độ C, không có nước tưới các mầm cỏ dại sẽ chết. Đợi các mầm cỏ chết hoàn toàn.

-Bước 5: Mở nước lần nữa, các mầm cỏ còn dư lại mọc. Sau đó lại tiến hành cắt nước.

Tiến hành liên tục như vậy trong 1-2 tháng sẽ tiêu diệt mầm cỏ dại đáng kể, tiêu diệt mầm bệnh như nấm, vi khuẩn rất hiệu quả. Đồng thời xác cỏ chết sẽ làm cho đất trở nên tốt hơn.

Ưu điểm: Kích thích hoạt động của vi sinh vật, diệt cỏ dại.

Bài học kinh nghiệm: Biết các sử dụng nhiệt độ để xử lý đất, kích thích sự phát triển của vi sinh vật. Hạn chế sử dụng chất hóa học trong xử lý đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

2.3.4.3. Thụ phấn, phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp sinh học

Về công nghệ kiểm soát sinh học và dịch bệnh nhà kính, việc kiểm soát sinh học nhà kính đóng vai trò quyết định tới năng suất, chất lượng nông sản và hiệu quả kinh tế sản xuất. Để sớm phát hiện các tác động bất lợi của dịch bệnh, côn trùng, các “Tấm chỉ thị” khác nhau được đặt trong nhà kính để thu hút và phát hiện các loại côn trùng gây hại xuất hiện trong nhà kính để từ đó các kỹ sư cây trồng đi đến quyết định sử dụng biện pháp bảo vệ thực vật nào cho phù hợp. Để giúp các loại cây trồng đạt tỷ lệ đậu quả cao nhất có thể, trong nhà kính được đặt các tổ ong sinh học, ong sinh học trong nhà kính được thả bay tự do để thụ phấn cho cây. Đối với các cây trồng thụ phấn như các loại ớt, cà chua... thì ong sinh học “Bio-bee” đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thụ phấn - làm tăng năng suất quả.

Những con ong nghệ, Bio Bee đã giúp người nông dân giải quyết được vấn đề thụ phấn diện rộng. Những thùng ong sẽ được đặt vào nhà lưới khi cây trồng bắt đầu ra hoa.

Với triết lý dùng côn trùng trị côn trùng, kiếm tiền từ côn trùng, Bio Bee đã nghiên cứu phát triển sản xuất các dòng Thiên địch của các dòng sâu hại cây trồng khác nha để chúng diệt côn trùng hại mà không gây hại lên môi trường.

Truy cập vào website Biobee.com ta sẽ thấy ở mục IPM có ghi hai mục là Pests và Solutions. Ở mục Pest – sâu hại, người nông dân đều tìm được các thông tin cần thiết về sâu hại như hình thái và tập tính sinh học của chúng, giúp người nông dân định vị được chính xác loại sâu hại có trong farm nhà mình, bên dưới còn có thông tin liên lạc để họ có thể liên hệ với công ty để nhận được tư vấn chuyên sâu về loài sâu hại đó. Ở mục Solutions là các dòng thiên địch mỗi loài thiên địch đều được giới thiệu đầy đủ về tên, loại sâu hại chúng tiêu diệt và cách tiêu diệt, loài thì đẻ trứng lên ấu trùng sâu hại, loài thì lùng sâu hại để giết, loài thì ký sinh lên sâu hại, loại cây có thể áp dụng, lưu ý trong quá trình vận chuyển, bảo quản, thời điểm thích hợp để thả vào môi trường, lưu ý trước, trong và sau khi thả... Những điều này cũng được tư vấn rất kỹ khi các chuyên gia Bio Bee tiếp xúc với người nông dân. Hiện nay dòng sản phẩm tối ưu này được Bio Bee lựa chọn sản xuất hàng loạt trong các nhà kính chuyên biệt, trong clip của trang web các bạn sẽ thấy những con thiên địch cực kỳ nhỏ sống trên lá cây to bản được cắt ra mang về xử lý, bỏ vào lọ và gửi cho khách hàng, khách hàng chỉ cầm lọ nhỏ đi rắc lên lá cây.

Ưu điểm: An toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường.

Bài học kinh nghiệm: Biết cách sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu bệnh, an toàn với con người thân thiện với môi trường. Sử dụng ong để thụ phấn cây trồng nâng cao năng suất cây trồng trong nhà lưới nhà kính.

2.3.4.4. Ứng dụng công nghệ thông tin

Chính phủ Israel đã không ngừng đầu tư mạnh để nông dân tiếp cận các ứng dụng công nghệ thông tin. Cho đến nay, hầu như toàn bộ các khâu từ canh tác đến thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ hiện nay ở Israel đều được áp dụng công nghệ thông tin. Người nông dân có thể tự quản lý toàn bộ các khâu sản xuất với diện tích canh tác 5 – 6 nghìn hécta mà không còn phải làm việc ngoài đồng ruộng. Theo đó, chỉ cần một chiếc máy tính bảng hay điện thoại thông minh có

kết nối mạng, các thiết bị cảm ứng và phần mềm điều khiển tự động từ xa sẽ giúp nông dân biết vườn cây nào cần bón phân gì, số lượng bao nhiêu, diện tích nào cần tưới nước, tưới bao nhiêu là vừa. Căn cứ vào các dữ liệu đó, máy tính sẽ cho nông dân biết cần phải điều chỉnh các chỉ tiêu nào và mọi hoạt động đều được điều khiển thông qua các thiết bị thông minh. Ứng dụng công nghệ này đã giảm thiểu tối đa sức lao động của nông dân.

Ưu điểm: Tiện lợi cho người dùng kết nối điện thông thông minh với máy tính. Chủ TT có thể điều khiển hệ thống tưới nhỏ giọt từ xa thông qua điện thoại thông minh mà không cần phải ra tận đồng ruộng.

Bài học kinh nghiệm: Biết cách sử dụng công nghệ để giảm thiểu sức lao động

2.3.4.5. Liên kết giữa Trung tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Arava - nông dân

Trung tâm nghiên cứu và phát triển Arava được thành lập vào năm 1986 để phục vụ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp ở khu vực Arava. Đây là nơi quy tụ những phát minh đầu ngành, tiên tiến nhất tập trung áp dụng vào ngành trồng rau, cây cảnh, bảo vệ cây trồng, vườn ươm, nông nghiệp hữu cơ, nuôi trồng thủy sản, và bảo hiểm nông nghiệp.

Trung tâm thường xuyên tổ chức những chuyến tham quan, mở các diễn đàn trao đổi trực tuyến, giới thiệu các nhà nghiên cứu, nhà khoa học với nông dân để họ có thể trao đổi và phổ biến cho nhau về kỹ thuật cũng như phản hồi những khó khăn đang gặp phải.

Tổ chức những khóa học cộng đồng để phổ biến kiến thức về những khía cạnh cơ bản của ngành nông nghiệp nói chung. Những giảng viên của khóa học đến từ các trung tâm phát triển nông nghiệp như Trung Tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển Arava, các công ty và học viện sẽ nói về những chủ đề liên quan đến các phương pháp canh tác tiên tiến nhất, về công tác thủy lợi, tưới tiêu cho cây trồng, và bảo vệ cây trồng. Trung tâm tài trợ cho những buổi gặp gỡ và giới

thiệu các chuyên gia của Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển với người nông dân để họ có thể thảo luận về những giải pháp mới trong ngành trồng trọt.

Ưu điểm: Người nông dân luôn được tiếp cận những công nghệ mới nhất,tiên tiến hiện đại

Bài học kinh nghiệm: Như vậy ta có thể thấy rõ sự cần thiết phải có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân và các trung tâm nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng đề án khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao sau khi học tập và làm việc tại israel (Trang 30 - 38)