Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra của cơ sở nơi thực tập

Một phần của tài liệu Xây dựng đề án khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao sau khi học tập và làm việc tại israel (Trang 38 - 42)

Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra của trang trại được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình tạo ra sản phẩm của TT 44

Thuyết minh quy trình:

Bước 1: Dọn dẹp trang trại

Sau khi kết thúc mùa vụ, người nông dân tiến hành dọn dẹp đồng ruộng. Các dụng cụ được tháo gỡ ra, đầu tiên là gỡ móc khóa ở tất cả các tầng, thu gom để sử dụng cho vụ sau.

Dọn dẹp farm Ủ đất trồng Chuẩn bị cho vụ trồng Trồng cây con Chăm sóc Thu hái Tiêu thụ sản phẩm

Các đường ống nước nhỏ giọt được tháo và buộc gọn gàng để sử dụng cho vụ sau, nếu hết hạn sử dụng thì thu gom và mang ra bãi rác xử lý.

Tháo lắp các hàng cột sắt và dây nối, cột sắt được dựng gọn vào các cột trụ của farm để tiếp tục sử dụng cho năm sau, còn các dây nối được kéo ra và mang đi xử lý ngoài bãi rác.

Mở lưới hai bên, trên mái của nhà trồng, thu gom tất cả rác còn lại trong farm sau đó phân loại và mang ra bãi rác để xử lý.

Bước 2: Ủ đất trồng

Sau khi tháo lắp và sắp xếp gọn gàng các thiết bị, tiến hành cắt cây chuẩn bị đất trồng. Sử dụng đầu máy lắp máy cắt đằng sau và tiến hành cắt sát gốc đẩy hết phần cây ra ngoài. Phần gốc của cây ớt được có chứa phân bón và nhanh hoai mục nên được giữ lại để tăng dinh dưỡng cho đất.

Sử dụng đầu máy lắp máy cày tiến hành lên luống tạm thời. Tiến hành rắc phân lên mặt luống sau đó tưới nước đẫm cho các luống trong khoảng 4 giờ. Mục đích là để cho phân ngấm đều xuống đất cũng như làm cho đất mềm hơn để tiến hành lên luống. Sử dụng tractor với máy lên luống tiến hành lên luống, chiếc máy sẽ đánh tơi đất trộn đều phân với đất, làm tơi đất cũng như hình thành bề mặt luống cho cây.

Sau khi được lên luống tiến hành lắp lại hệ thống nước tưới nhỏ giọt vào vị trí các luống kiểm tra hoạt động của đường ống nếu thấy hỏng hóc thì kịp thời sửa chữa thay thế đảm bảo sự hoạt động tốt của hệ thống.

Sau khi lắp xong hệ thống tưới tiến hành kéo nilon che phủ toàn bộ mặt luống, mục đích là ủ đất tăng nhanh quá trình hoạt động của vi sinh vật, phòng trừ cỏ dại.

Bước 3: Chuẩn bị cho vụ trồng

Sau thời gian ủ đất khoảng 1 tháng nông dân tiến hành cắt bỏ nilong chuẩn bị cho việc trồng ớt. Nilong rác thải sẽ được dồn và dọn đến khu xử lý rác thải

bằng tractor. Công nhân tiến hành kéo lưới che sau thời gian phơi ải, lưới che sẽ được kéo căng và lấp lại bằng đất chắc chắn để tránh được gió cát ở sa mạc. Sau khi kéo lưới che, công nhân lao động và sinh viên tiến hành cắm cột sắt và kéo dây nối (cột sắt được dựng gọn ở cột trụ của trang trại từ vụ trước), cột sắt sẽ được cắm theo từng hàng ớt và các hàng cột sắt được cắm ngang hàng nhau.

Khoảng cách giữa 2 cột sắt trong một hàng ớt khoảng 10 m. Công việc này nhằm mục đích làm khung cho việc kéo dây giữ cho cây ớt không bị đổ trong vụ mùa.

Tiến hành chọc lỗ trồng cây con, chọc lỗ theo kiểu nanh sấu, cây cách cây 40cm.

Bước 4: Trồng cây con

Giống cây con được lấy từ công ty giống uy tín tại Israel Hishtil.

Quá trình trồng diễn ra vào buổi sáng sớm khi thời tiết mát mẻ tránh cây con bị héo do thời tiết nắng nóng.

Tiêu chuẩn lựa chọn cây con trồng: Cây khoẻ mạnh, cân đối, không dị hình, rễ chớm đáy bầu, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh.

Bước 5: Chăm sóc

 Trồng dặm: Sau khi trồng 3 - 4 ngày, kiểm tra cây chết, vứt bỏ và trồng dặm cây con mới.

 Tưới nước: Người nông dân sử dụng máy tính thông minh để giúp họ đo lượng nước cần thiết cần phải cung cấp cho cây trong từng giai đoạn phát triển.

 Bón phân: Hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ kiêm luôn nhiệm vụ bón phân. Người nông dân pha phân bón vào bể chứa nước và phân bón sẽ theo mạng lưới tới từng bộ rễ cây.

 Căng dây: Khi cây trồng cao hơn 30 cm nông dân tiến hành kéo và căng dây, công việc này nhằm mục đích giữ cho cây không bị nghiêng đổ. Công việc này sẽ được tiến hành liên tục đến khi cây phát triển hết chiều cao.

 Đặt hộp ong nghệ: Khi cây bắt đầu ra hoa, tiến hành đặt các hộp ong nghệ được lấy từ công ty BIO BEE vào farm ớt. Nhằm mục đích thụ phấn cho cây trông, tăng năng suất, chất lượng và sản lượng quả.

Những sâu bệnh thường gặp:

Sâu hại cây ớt

Các loại sâu hại chính: Bọ trĩ, rầy mềm, rầy đen, nhện đỏ. Sâu phá hại lá non, đọt non, bông, trái non bằng cách hút nhựa làm lá quăn queo.

Bệnh thán thư

Do nấm Collectotrichum gây ra:

Vết bệnh trên trái là các vòng đồng tâm lõm sâu, có màu từ vàng đến nâu đậm.

Cách phòng tránh:

 Sử dụng các thiên địch như: Nhện, ong, ruồi đực vô sinh, sử dụng bẫy.

 Những nhà lưới tại Israel có tác dụng ngăn côn trùng gây hại xâm nhập, giảm thiểu phần lớn tác nhân gây bệnh và hạn chế sử dụng hóa chất.

Bước 6: Thu hoạch,

 Thu hoạch: Sau trồng khoảng 3 tháng cho thu hoạch quả lần đầu tiên, khi trái đạt kích thước tối đa, màu sắc chuyển từ màu xanh sang đỏ được hơn hai phần trái thì có thể thu hoạch.

Bước 7: Đưa đi tiêu thụ

Ớt được thu hoạch và đưa vào nhà packing house để sơ chế và bảo quản rồi đưa đi xuất khẩu bằng các xe tải lớn

Bài học kinh nghiệm:

chăm sóc, thu hái, chế biến, tiêu thụ.

-Biết cách nâng cao năng suất và chất lượng dựa trên công nghệ kỹ thuật tiến tiến hiện đại.

Một phần của tài liệu Xây dựng đề án khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao sau khi học tập và làm việc tại israel (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)