- Tín ngưỡng sùng bái con ngườ
25 Muốn biết thực hư chuyện Đường Tăng thỉnh kinh ra sao, xin xem: Nguyễn Hiến Lê 1999 Ý chí sắt đá, NXB Trẻ LQ
Đức Phật (theo âm Hán) dần thay thế Bụt (theo âm Việt). Bụt vẫn tồn tại trong dân gian trong truyện cổ tích hoặc trong lời nói thông thường.
Phật giáo chia 3 phái thâm nhập vào Việt Nam:
Thiền Tông (tự tu luyện, ngồi thiền suy tư - tĩnh tâm), quan niệm”Phật tại tâm”. Tâm của mỗi người là cõi Niết Bàn, là Phật, chẳng phải đâu xa ! Giới trí thức quí tộc ưa thích tu kiểu Thiền Tông. (Vua Trần Nhân Tông đi tu ở núi Yên Tử (Quảng Ninh) và lập ra phái Trúc Lâm Yên Tử.)
Tịnh Độ Tông: Hướng về cõi Niết Bàn, thường xuyên đi cầu nguyện ở chùa phật A-di -đà, nhắc nhở lời dạy của Phật. Nhờ cách tu hành đơn giản, Tịnh Độ Tông thu hút phần lớn dân chúng. Tín đồ chỉ việc nói”Nam mô A-di-đà”(nguyện qui theo
Đức A-di -đà).
Mật Tông: Tu hành bí mật, dùng ấn quyết, mật chú, cờ hiện với hy vọng mau chóng giác ngộ và giaỉ thoát. Mật Tông hòa lẫn với tín ngưỡng dân gian Việt Nam thành các nghi lễ, pháp thuật, yễm bùa, chữa bệnh.
Hai triều đại Lý và Trần tạo điều kiện cho Phật giáo lan rộng ở Việt Nam, lại
được dân chúng sẵn sàng tiếp nhận.
Nhiều chùa, tháp, tượng Phật được xây dựng, bên cạnh đặc trưng Ấn Độ có nghệ thuật độc đáo mang tính Việt Nam. Chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chùa Hương (Hà Tây), chùa Một Cột (Hà Nội), v.v..
Đến thời nhà Lê, Nho học - Nho giáo thịnh hành, lấn át đạo Phật. Phật giáo suy giảm. Đến đầu thế kỉ 18 (cuối Lê), vua Quang Trung có quan tâm, chấn hưng Phật giáo nhưng do ông chết sớm nên công cuộc chấn hưng cũng không làm được là mấy.
Đầu thế kỉ 20, để phản ứng với văn hóa Âu - Mỹ tràn vào, dân tộc lại dấy lên phong trào chấn hưng Phật giáo. Các hội Phật giáo lập ra ở Bắc Kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ
với các tờ báo riêng như : Đuốc tuệ (Bắc kỳ) Từ bi âm, Niết bàn, tiến hoá..Báo thì có: Phật hoá tân thanh niên, tiếng chuông sớm,pháp âm..26