Văn hoá giao tiếp và Tiếng Việt

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của Việt Nam ppsx (Trang 72 - 73)

- Tín ngưỡng sùng bái con ngườ

23 Trần Ngọc Thêm 1997, sđd, t

6.2.3. Văn hoá giao tiếp và Tiếng Việt

6.2.3.1.Đặc điểm giao tiếp của người Việt Nam

Người Việt ưa thích giao tiếp trong cộng đồng (thích gặp gỡ, thăm viếng lẫn nhau và tiếp khách).Thăm viếng không chỉ vì công việc, mà còn để bồi đắp giữ gìn quan hệ tình cảm. Đặc biệt, khi tiếp khách, người Việt rất ân cần chu đáo, xởi lởi sao cho khách hài lòng. Nhìn chung, khách được ưu tiên.Nhưng khi tiếp xúc với người lạ

(ngoài cộng đồng làng xã) thì người Việt lại rụt rè, e ngại.(Dân ta ít coi trọng qui tắc xã giao khách quan, mà ứng xử tùy thuộc tình cảm,”yêu nên tốt ghét nên xấu”, đó cũng là một nhược điểm cần khắc phục.

Không những chỉ quan tâm tới khách, người Việt còn quan tâm rộng tới gia

đình của khách nên thường thích hỏi thăm tới cả người nhà. Có thể còn vì lí do biết cách ứng xử cho phù hợp hoàn cảnh của khách cho khỏi sơ suất.(Người Âu - Mỹ đã nghĩ lầm rằng người Việt có tính tò mò !).

Người Việt còn có tính hàm ơn sâu sắc. Chịu ơn ai thì tỏ lòng cảm ơn chân thành và nghĩ đến việc đền đáp hậu hơn sự chịu ơn. Những lời cảm ơn phong phú không theo một qui tắc xã giao cứng nhắc, sơ lược.

Người Việt cũng có tính phục thiện chân thành. Khi lỡ mắc lỗi với ai, người ta thường bày tỏ sự xin lỗi với những cách khác nhau, cảm thấy lỗi nặng hơn thực tế và ân hận băn khoăn mãi.

Trọng danh dự và sợ tiếng đồn đại: vừa là ưu điểm cũng vừa là nhược điểm của con người quen nếp sống cộng đồng. Điều tốt là con người quí danh tiếng,”tốt danh hơn lành áo”, mặt trái là rơi vào thói sĩ diện, hoặc nhiều khi thiếu tự tin ở bản lĩnh cá nhân.

Nhường nhịn người trên, kẻ dưới, dĩ hòa vi quí. Cố tránh mọi sự mâu thuẫn bất hòa trong cộng đồng.”Một sự nhịn, chín sự lành”,”Chín bỏ làm mười”.

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của Việt Nam ppsx (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)