Hệ thống dungsai lắp ghép bề mặt trơn

Một phần của tài liệu Giáo trình dung sai và đo lường kỹ thuật (nghề hàn cao đẳng) (Trang 46 - 49)

1.1. Hệ thống lỗ

Là tập hợp các kiểu lắp, ở đó khi cùng một cấp chính xác và cùng kích thước danh nghĩa thì các kiểu lắp chỉ khác nhau ở kích thước giới hạn của chi tiết trục (mặt bị bao) còn kích thước giới hạn của chi tiết lỗ (mặt bao) không thay đổi , hình 1.10.

Trong hệ thống lỗ, lỗ là chi tiết cơ bản nên gọi là hệ thống lỗ cơ bản. Kích thước giới hạn nhỏ nhất của lỗ bằng kích thước danh nghĩa, như vậy sai lệch giới hạn dưới của lỗ bằng không.

Dmin = DN  EI = Dmin - DN EI = 0

1.2. Hệ thống trục

Là tập hợp các kiểu lắp, ở đó khi cùng một cấp chính xác cùng kích thước danh nghĩa thì các kiểu lắp chỉ khác nhau ở kích thước giới hạn của chi tiết lỗ (mặt bao) còn kích thước giới hạn của trục (mặt bị bao) không thay đổi, hình 1.11.

Trong hệ thống trục, trục là chi tiết cơ bản nên gọi là hệ thống trục cơ bản. Kích thước giới hạn lớn nhất của trục bằng kích thước danh nghĩa, như vậy sai lệch giới hạn trên của trục bằng không.

dmax = dN  es = dmax - dN es = 0 TD T d dmax = dN Hình 1.11. Hệ thống trục cơ bản Hình 1.10: Hệ thống lỗ cơ bản TD Dm in = D N Td

1.3. Sơ đồ lắp ghép

1.3..1. Quy ước vẽ biểu đồ

Để đơn giản và thuận tiện trong tính toán người ta biểu diễn lắp ghép dưới dạng sơ đồ phân bố miền dung sai.

Dùng hệ trục toạ độ vuông góc với trục tung biểu thị sai lệch của kích thước tính theo micromet (m) (1 m = 10 -3 mm), trục hoành biểu thị vị trí của kích thước danh nghĩa (tại vị trí đó sai lệch kích thước bằng không nên còn gọi là đường không). Sai lệch của kích thước được phân bố về hai phía so với kích thước danh nghĩa (đường không), sai lệch dương ở phía trên, sai lệch âm ở phía dưới. Miền bao gồm giữa hai sai lệch giới hạn là miền dung sai kích thước, được biểu thị bằng hình chữ nhật.

Dựa và vị trí tương quan giữa miền dung sai kích thước lỗ và trục để xác định lắp ghép. Nếu miền dung sai kích thước lỗ nằm cao hơn miền dung sai kích thước trục thì lắp ghép thuộc lắp lỏng, miền dung sai kích thước lỗ nằm thấp hơn là lắp chặt, còn nếu miền dung sai kích thước lỗ và trục nằm xen lẫn nhau là lắp ghép trung gian.

Ví dụ:

Cho lắp ghép có kích thước danh nghĩa dN = 40 mm. Sai lệch giới hạn kíchthước lỗ là ES = + 25 m, EI = 0.

Sai lệch giới hạn kích thước trục là es = - 25m, ei = - 50 m. - Biểu diễn sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép;

- Xác định đặc tính của lắp ghép và tính trị số giới hạn của độ hở hoặc độ dôi trực tiếp trên sơ đồ.

Giải:

- Vẽ hệ trục toạ độ vuông góc

+ Trục tung có số đo theo m

+ Trục hoành không có số đo mà chỉbiểu thị kích thước danh nghĩa, hình 1.12.

của lỗ (ES) và điểm có tung độ 0 ứng với sai lệch giới hạn dưới của lỗ (EI). Vẽ hìnhchữ nhật có cạnh đứng là khoảng cách giữa hai sai lệch giới hạn. Như vậy số đo của cạnh đứng chính là trị số dung sai kích thước lỗ, Hai cạnh nằm ngang của hình chữnhật ứng với hai vị trí của sai lệch giới hạn đồng thời cũng là vị trí của kích thước giới hạn.

Tương tự như đối với kích thước lỗ, để biểu thị miền dung sai kích thước trục ta lấy hai điểm ứng với - 25 m và - 50 m, hai cạnh đứng hình chữ nhật chính

là dung sai kích thước trục, còn hai cạnh nằm ngang hình chữ nhật là vị trí kích thước giới hạn, hình 1.12

- Đặc tính của lắp ghép được xác định dựa vào vị trí tương quan giữa hai miền dung sai. Ở đây miền dung sai kích thước lỗ TD nằm phia trên miền dung sai kích thước trục Td, nghĩa là kích thước lỗ luôn lớn kích thước trục, do vậy lắp ghép luôn luôn có độ hở, đó là lắp lỏng.

Độ hở giới hạn của lắp ghép được xác định trực tiếp trên sơ đồ: Smax = 75 m

Smin = 25 m

Một phần của tài liệu Giáo trình dung sai và đo lường kỹ thuật (nghề hàn cao đẳng) (Trang 46 - 49)