Các giao thức sử dụng Distance Vector gửi các cập nhật định tuyến theo chu kỳ hoặc khi cấu trúc mạng có sự thay đổi. Đối với định tuyến theo vectơ khoảng cách thì mỗi Router sẽ gửi toàn bộ bảng định tuyến của mình cho các Router kết nối trực tiếp với nó. Bảng định tuyến bao gồm các thông tin về đường đi tới mạng đích như: khoảng cách tới mạng đích (metric), địa chỉ của trạm kế tiếp trên đường đi (nexthop).
Khi tất cả các Router cập nhật đầy đủ thông tin về các tuyến đường tới các mạng đích thì ta nói mạng đã hội tụ.
Ưu điểm: Nói chung, giao thức định tuyến sử dụng thuật toán Vector khoảng cách là các giao thức định tuyến rất đơn giản. Các giao thức định tuyến này có thể được cấu hình rất dễ dàng, dễ duy trì và dễ sử dụng. Do vậy chúng chứng minh được tính hữu dụng của mình trong các mạng nhỏ, những mạng mà có thể có một vài đường dẫn.
Nhược điểm: Trong một số trường hợp cụ thể, định tuyến Vector khoảng cách có
thể thực sự gây ra một số vấn đề ảnh hưởng tới việc định tuyến của các giao thức định tuyến sử dụng kỹ thuật này. Đó có thể là một sự cố đường truyền hay một sự thay đổi khác trong mạng, làm cho các bộ định tuyến cần một khoảng thời gian để hội tụ, tức là chúng nhận ra được sự thay đổi trạng thái của mạng và học được cấu trúc mới của mạng. Trong quá trình mạng hội tụ, mạng có thể gặp sự cố do gặp phải những sự định tuyến mâu thuẫn (các lần định tuyến trước và sau không thống nhất) và có thể gặp những lỗi lặp vô hạn (Infinite Loops). Sự hoạt động và sự duy trì của mạng có thể gặp rủi ro trong suốt quá trình hội tụ. Do vậy những giao thức định tuyến Vector khoảng cách kiểu cũ tỏ ra chậm chạp trong quá trình hội tụ của mạng và có thể không thích hợp với những mạng lớn, những liên mạng phức tạp như các mạng WAN (Wide Area Network).
Trong các mạng nhỏ hơn, các giao thức định tuyến kỹ thuật Vector khoảng cách có thể là dạng giao thức định tuyến ít gây ra vấn đề cho hệ thống mạng nhất, và là dạng giao thức định tuyến tốt nhất.
125