CÁC PHỤ KIỆN ĐƯỜNG DÂY

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 58 - 59)

- Tủ phân phối chức năng cho những ứng dụng đặc thù Tủ này giành cho các chức năng đặc biệt và sử dụng các mô dun chức năng bao gồm máy cắt và các thiết

2. CÁC PHỤ KIỆN ĐƯỜNG DÂY

2.1. Dây dẫn

Đối với đường dây truyền tải điện thường dùng dây trần không bọc cách điện nên trong quá trình vận hành phải chịu đựng được các tác động của khí hậu, thời tiết khác nhau như sự dao động của nhiệt độ môi trường, gió bão, độ m…, tác động hóa học do độ m của môi trường, tác động của hơi muối biển, chất thải công nghiệp…

- Dây dẫn mắc trên cao phải vượt khoảng cách lớn từ cột này sang cột khác, do đó phải có độ bền cần thiết. Để tăng cường độ bền người ta chế tạo dây dẫn có nhiều sợi bện lại với nhau, hoặc vỏ nhôm lõi thép.

Có một số loại dây dẫn phổ biến sau: A-16; A-25; A-35; A-50; A-70; A-95; A-120; A-150; A-185; AC-10; AC-16; AC-25; AC-35; AC-50; AC-70; AC-95; AC-120; AC-150; AC-185, ACO-240; ACO-300; ACY-120; M-35...

Trong đó: Chữ cái đầu chỉ loại dây dẫn:

59

AC: dây nhôm lõi thép.

ACO: dây nhôm lõi thép tăng cường phần nhôm.

ACY: dây nhôm lõi thép tăng cường phần thép.

M: dây đồng.

Chữ số chỉ tiết diện dây dẫn (mm2)

2.2. Sứ

Sứ là phụ kiện của đường dây phụ thuộc vào điện áp và giá trị của đường dây. Sứ được dùng để kẹp giữ dây dẫn và cách điện với xà và cột. Các loại sứ thường dùng là sứ đứng (sứ kim) hoặc sứ treo.

Sứ trong điều kiện làm việc bình thường mang tải trọng cơ học và đồng thời mang điện áp của đường dây. Độ bền cơ học của sứ đứng được đặc trưng bởi tải trọng phá họai cơ học bẻ gãy và làm rạn sứ.

Sứ kỹ thuật điện được chế tạo từ nguyên liệu loại tốt nhất cao lanh, cát, …Để nâng cao đặc tính vận hành của sứ, mặt ngoài sứ được phủ một lớp men. Các mép không được tráng men là chỗ kê sứ khi nung và những chỗ có ren để vặn sứ vào ti sứ. Ngoài sứ làm từ cao lanh và cát, ngày nay người ta còn sản xuất sứ bằng thủy tinh.

2.3. Ống nối dây

Việc nối dây vặn xoắn nhiều sợi được thực hiện bằng các ống nối dây. Các ống nối phải chịu được lực căng kéo của dây dẫn khi làm việc, đồng thời cũng là vật dẫn điện từ đầu nối này sang đầu nối kia của dây dẫn. Các ống nối phải đảm bảo được cả độ bền cơ học lẫn độ bền về điện cho mối nối.

Các ống nối dùng cho dây nhôm; dây nhôm lõi thép được làm bằng nhôm tinh khiết và có hình ô van. Để nối các đầu dây dẫn được lồng vào ống nối và được cố định bằng cách dùng kìm có lớp đệm ép chặt lại.

2.4. Ghíp nối dây

Ghíp nối dây được dùng để nối giữa các dây dẫn với nhau. Cấu tạo của ghíp gồm hai mảnh nhôm hình chữ nhật (thân ghíp) có khoan lỗ và các bu lông xiết. Thân ghíp có hai hình máng song song để đặt dây dẫn được nối. Các dây dẫn được đặt vào thân ghíp và được kẹp chặt bằng các bu lông xiết có ê cu và vòng đệm. Các ghíp nối dây được chế tạo từ nhôm hoặc hợp kim nhôm dùng cho dây nhôm hoặc nhôm lõi thép.

2.5. Bộ chống rung

Sự rung của dây dẫn thường diễn ra khi tốc độ gió trung bình và yếu do tác động xoáy tạo nên cho dây dẫn. Thông thường những hư hỏng dây dẫn xảy ra gần nơi kẹp dây dẫn trên cột. Để bảo vệ dây dẫn tránh hư hỏng: gẫy đứt các sợi của dây dẫn ở đầu kẹp, người ta dùng bộ chống rung ở dạng quả tạ chống rung.

Bộ chống rung gồm một đoạn dây thép, hai đầu đoạn dây này kẹp hai quả tạ bằng gang. Đoạn giữa của phần cáp thép dùng ghíp kẹp treo vào dây dẫn.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)