Lắp đặt điện cực nối đất

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 53)

- Tủ phân phối chức năng cho những ứng dụng đặc thù Tủ này giành cho các chức năng đặc biệt và sử dụng các mô dun chức năng bao gồm máy cắt và các thiết

a. Lắp đặt điện cực nối đất

Thiết bị nối đất thẳng đứng có thể làm bằng thép với các kích thước sau: - Hình tròn, đường kính 10mm, nếu cực tròn tráng kẽm thì có thể giảm xuống còn 6cm;.

- Hình chữ nhật tiết diện 48mm2, dầy 4mm. - Thép góc thành dầy 4 mm.

- Thép dạng ống, thành ống dầy 3,5 mm. Tất cả các điện cực dài 2 ÷3 m

Hình 4.1. Cấu tạo của thiết bị tiếp đất

Trước khi đóng điện cực xuống đất, tất cả các điện cực đều phải cạo sạch sơn, gỉ, dầu mỡ…Nếu môi trường đóng có tính xâm thực cao, thì tiết diện điện cực có thể tăng lên hay bề mặt của nó được tráng kẽm.

Để đóng các thiết bị tiếp đất, trước hết người ta đào một đường rãnh sâu 500÷700mm và đóng ép hay đóng xoắn các điện cực xuống đáy rãnh. Để làm việc đó người ta thường dùng b a tạ, máy ép rung, máy ép thủy lực hay bằng các máy khoan chuyên dùng. Đầu điện cực thò lên trên rãnh đào khỏang 100÷200mm. Các điện cực ngang được đặt trực tiếp trên đáy rãnh, nếu các điện cực bằng thép dẹt thì người ta đặt nó theo chiều dẹt áp với thành rãnh.

Dây nối đất chung đấu với thiết bị tiếp đất ở hai điểm. Việc nối các thiết bị nối đất, các đường dây tiếp đất chính và mạng nối đất bên trong thường thực hiện bằng cách hàn điện và phải bảo đảm tiếp x c điện tốt nhất. Chất lượng mối hàn phải kiểm tra kỹ trước khi lấp đất và độ bền của ch ng có thể dùng b a nặng gần 1 kg gõ nhẹ vào mối hàn. Cho phép dùng mối nối bu lông, nếu như không làm giảm tiếp x c điện.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)