VirtualCenter (VC) và VMware vSphere Client

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ ảo hóa (ngành công nghệ thông tin) (Trang 35)

VMware vSphere Client và Virtual Center cũng là một tính năng tiên tiến của máy chủ ESX . Nó cung cấp nhiều công cụ quản lý từ xa đối với các máy chủ ESXi.

Hình 1.19 Mô hình hoạtđộng của VirtualCenter Manager 1.3 Bài tập cuối chương

1.3.1 Câu hi lý thuyết

1. Phân biệt hai khái niệm điện toán đám mây và ảo hoá? Cho ví dụ vệ điện toán đám mây và ảo hoá hệ thống?

2. Vai trò của ảo hoá và doanh nghiệp hiện nay? Sự phát triển ảo hoá trên thế giới và ở Việt Nam?

3. Trình bày các thành phần và cấu trúc của VMWare vSphere

1.3.2 Bài tập áp dụng

Cài đặt máy ESXi trên nền VMWare Workstation, mô tả như sau: - Dung lượng đĩa: 100 GB

- Ram: 2/3 RAM máy thật - Cài đặt từ file iso vSphere

Chương 1. Tổng quan về công nghệ ảo hóa VMware vSphere

- Thiết lập IP động cho card WAN: kết nối với card Bridge - Thiết lập IP tĩnh cho card LAN bên trong

- Đặt password cho user root: Pa$$w0rd

- Cấu hình hostname: tên sinh viên (không dấu viết liền) - Cầu hình suffix cho hệ thống: hotec.vn

Quy trình thực hiện: Bước 1: Tạo máy ảo

Bước 2: Gắn DVD iso vSphere đểcài đặt Bước 3: Quá trình cài đặt

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

CHƯƠNG 2. QUẢN TRỊ VMWARE VSPHERE CƠ BẢN

➢ Giới thiệu chương:

Trong chương này, người đọc được giới thiệu các phương pháp quản trị VMware cơ bản như tạo máy ảo, xây dựng vCenter và cấu hình hệ thống ảo lưu trữảo, quản lý và điều hành các máy ảo trong hệ thống.

➢ Mục tiêu chương:

- Trình bày được vai trò và chức năng của các công cụ quản trị vSphere. - Cài đặt được máy ảo trên EXSi và cài đặt driver VMWare cho máy ảo trên

hệ thống ảo hoá.

- Cài đặt vCenter và cấu hình kết nối đến các EXSi để quản lý các máy ảo. - Thiết lập hệ thống lưu trữ ảo, hệ thống mạng ảo

➢ Nội dung chương:

2.1. Tạo và cấu hình máy ảo

2.2. Cấu hình và quản trị VMware vCenter Server 2.3. Cấu hình và quản trị hệ thống mạng ảo 2.3. Cấu hình và quản trị hệ thống mạng ảo

2.4. Cấu hình và quản trị hệ thống lưu trữ ảo 2.5 Quản trị máy ảo 2.5 Quản trị máy ảo

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

2.1 Tạo và cấu hình máy ảo

2.1.1 Cài đặt ESXi

2.1.1.1 Chuẩn bịhạ tầng:

Download Source ESXi

Các bạn tải file cài đặt ESXi 6.7 (Phiên bản mới nhất) ở đường link sau: https://bit.ly/3ccvjCs

Sau khi tải xong các bạn sẽ có 1 file iso để cài đặt. Các bạn có thể ghi vào đĩa CD/DVD hoặc tạo Bootable USB để cài đặt. Hoặc cài trực tiếp bằng file iso nếu cài trên máy ảo VirtualBox hoặc VMWarre.

Yêu cầu phần cứng để cài đặt

Để cài đặt ESXi chúng ta cần phần cứng đápứng được yêu cầu sau: - CPU 64bit

- RAM tối thiểu 2GB ( khuyến nghị sử dụng 8GB RAM ) - Ổ cứng phụ thuộc vào tài nguyên sử dụng

2.1.1.2 Quá trình cài đặt:

Đầu tiên chúng ta boot file cài đặt iso, hoặc ổ đĩa CD/DVD nếu cài đặt trên máy tính.

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

Hình 2.2- Khởi tạo quá trình

Ở màn hình Welcome ➔ Bấm phím [ Enter ] để tiếp tục

Hình 2.3- Màn hình chào mừng của hệ thống

Màn hình “End User License Agreement” ➔ Bấm phím F11, để chấp nhận chính sách của VMWare

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

Hình 2.4- Thoả thuận bản quyền sử dụng phần mềm

Tùy chọn ổ đĩa cứng cài đặt hoặc nâng cấp

Chọn ổ đĩa cứng ➔ Bấm phím [Enter] để tiếp tục

Hình 2.5- Chọn thiết bịlưu trữđểcài đặt

Chọn loại bàn phím ➔ Mặc định là US Default ➔ Bấm phím [Enter] để tiếp tục

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

Hình 2.6- Chọn ngôn ngữ

Nhập mật khẩu cho tài khoản root. Mật khẩu root yêu cầu độ phức tạp bao gồm: Chữ thường, Chữ viết hoa, số và ký tự đặc biệt. Ví dụ: P@ssw0rd

Hình 2.7- Đặt mật khầu bảo vệ cho user root

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

Hình 2.8- Xác nhận cài đặt

Quá trình cài đặt sẽ được diễn ra

Hình 2.9- Diễn biến quá trình cài đặt

Sau khi cài đặt kết thúc, bạn gỡ đĩa cài đặt hoặc file cài đặt ➔ Bấm phím [Enter] để reboot lại máy tính

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

Hình 2.10- Kết thúc quá trình cài đặt khởi động lại.

Server sẽ khởi động lại

Hình 2.11- Thông báo hệ thống Shutdown và Khởi động lại

Sau khi khởi động lại, bạn sẽ thấy thông tin đường dẫn để truy cập tới trang quản lý của ESXi.

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

Hình 2.12- Khởi động thành công

Sau khi khởi động xong, trên màn hình có một số thông tin sau:

- To Manage this host go to: cho biết các địa chỉ truy cập vào để quản lý máy ESXi. Nếu máy có IPv4 và IPv6 đồng thời thì trên màn hình có 2 đường link dạng http://IP. Nếu máy được cấu hình hostname thì có thêm dòng host

- <F2> Customize System/View log: vào cấu hình hệ thống như xử lý IP, đặt hostname, Suffix, …

2.1.2 Cu hình ESXi:

2.1.2.1 Đăng nhập

Khi bạn ấn F2 , để vào bên trong giao diện DCUI – gồm các chức năng cấu hình cơ bản cho ESXi như trên hình này. Lúc này sẽ có yêu cầu nhập thông tin user root và mật khẩu. Mật khẩu thoả điều kiện chính sách phức tạp: chữ thường, chữ HOA, ký tự đặc biệt, số

Hình 2.13-Đặt mật khẩu

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

Hình 2.14-Cấu hình quản trị mạng (IP, Subnet, DNS, hostname, suffix)

2.1.2.2 Cấu hình IP tĩnh cho Server ESXi 6.x

Lúc này nếu hệ thống server ESXi 6.7 của bạn được nằm trong vùng mạng (network) có DHCP Server cấp IP DHCP. Thì ESXi Server sẽ tự động xin cấp địa chỉ IP DHCP để làm IP sử dụng cho truy cập quản lý ESXi.

Còn nếu không có DHCP Server thì phải cấu hình địa chỉ IP tĩnh cho ESXi 6.7 Server như sau.

– Vào trong menu DCUI, chọn phần ‘Configure Management Network‘.

Hình 2.15-Gán IP

– Chọn “IPv4 Configuration”.

– Chọn “Set static IPv4…” để cấu hình IP tĩnh. Sau đó điền các thông tin địa chỉ IP, SubnetMask, Default Gateway vào các ô dưới.

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

Hình 2.16-Gán IP tĩnh và Default Gateway

– Nhấn ESC thoát ra và sẽ gặp thông báo xác nhận thay đổi cấu hình network quản lý ESXi.

Hình 2.17-Xác nhận sựthay đổi

Vậy là lúc này chúng ta đã hoàn tất việc cài đặt VMware ESXi 6.7.

2.1.3 Kết ni vào ESXi qua Web Client và upload ISO

Sau khi cấu hình hoàn chỉnh máy chủ ESXi, trên máy Client ta mở trình duyệt (IE, Chrome, Firefox,…)để truy cập với đường dẫn được cung cấp (IP hoặc URL của máy ESXi trên màn hình máy ESXi), và điền thông tin tài khoản đăng nhập:

- User name: root

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

Hình 2.18-Đăng nhập bằng IP qua Web Client

Sau khi đăng nhập thành công chúng ta có giao diện quản lý như bên dưới

Hình 2.19-Màn hình làm việc

2.1.4 Cài đặt hệ điều hành trong môi trường ảo hoá

2.1.4.1 Upload file ISO củahệ điều hành

Bạn có thể boot hệ điều từ ổ đĩa CD/DVD hay một Bootable USB, tuy nhiên nếu phải cài đặt nhiều lần thì việc này thực sự mất thời gian và bất tiện. Nên trong quá trình vận hành hệ thống ESXi người ta thường upload các file .iso chứa hệ

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

điều hành lên Storge của ESXi đểlưu trữ và tiện dụng cho việc cài đặt nhiều lần sau này.

Quy trình upload file .iso lên Storage của hệ thống ESXi

Sau khi đăng nhập vào ESXi từ trình duyệt hoặc phần mềm VMWare Player, ta thực hiện như sau:

- Từ màn hình quản lý ESXi, truy cập tới [ Storage ] ➔ [ datastore 1] ➔ Bấm vào [Datastore browser]

Hình 2.20-Chọn Datastore Browser

- Bấm tiếp vào “Create directory”

Hình 2.21-Tạo thư mục chứa iso để upload

- Đặt tên cho thư mục mới

Hình 2.22-Đặt tên thư mục “iso”

- Chọn thư mục vừa tạo ➔ Bấm vào [Upload] và browse tới file iso của hệ điều hành mà bạn muốn upload

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

Hình 2.23-Quy trình thực hiện Upload

- Quá trình upload sẽ được diễn ra: cạnh trên xuất hình thành Process và tỉ lệ % hoàn thành.

- File iso sau khi được upload

Hình 2.24-Hoàn tất quá trình Upload file iso

2.1.4.2 Tạo máy ảo trên ESXi

Ở giao diện quản lý của ESXi, Kích chuột phải vào “Virtual machines” ➔ Chọn [Create/Register VM] để tạo máy ảo trên ESXi.

Hình 2.25-Tiến hành tạo hoặc đăng ký máy ảo

Một màn hình popup sẽ hiển thị có 2 mục Create/Regiter VM và Open in New Windows.

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

Bước 1: Select creation type ➔ Chọn “Create a new virtual machine” ➔ bấm [Next]

Hình 2-26-Chọn kiểu tạo mới máy ảo

Bấm Next qua bước kế tiếp

Bước 2: Select a name and guest OS - Name: tên máy ảo

- Guest OS family: Chọn loại HDH

- Guest OS version: Chọn phiên bản của hệ điều hành ➔ bấm [ Next ] để tiếp tục

Hình 2-27-Đặt tên và chọn loại hệđiều hành, phiên bản

Bấm Next qua bước kế tiếp Bước 3: Select storage

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

Hình 2-28-Chọn không gian lưu trữđể cài đặt

Bấm Next qua bước kế tiếp Bước 4: Customize Setting

Tùy chỉnh cài đặt cho máy ảo, ở mục CD/DVD Drive 1, chọn “Datastore ISO file”

Hình 2-29-Lắp file ISO đã upload lên Storage

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

Hình 2-30-Chọn file iso để cài hệđiều hành

Sau đó bấm [Next] để sang bước tiếp theo.

Hình 2-31-Chọn được file ISO đểcài đặt hệđiều hành

File .iso chứa hệ điều hành Centos-7 được lắp vào CD/DVD máy ảo trong ESXi. Lưu ý, phải chắc chắn rằng mục “Connect at power on” phải được check.

Bước 5: Review lại thông tin cài đặt của máy ảo ➔ bấm [Finish] để hoàn thành tạo máy ảo

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

Hình 2.32-Sơ lược cầu hình máy ảo

Bấm Finish để kết thúc

Chọn máy ảo vừa tạo ➔ Bấm [ Power on ] để khởi động máy ảo

Hình 2-33-Chọn khởi động máy ảo

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

Hình 2-34-Quá trình cài đặt

Quá trình cài đặt tuỳ theo quy trình từng bước của từng hệ điều hành. Sau khi cài đặt xong, hệ điều hành sẽ khởi động lại và vào màn hình chính của hệ điều hành đó.

Vậy là ta đã cài đặt thành công hệ điều hành, thực hiện các công việc tiếp theo để máy ảo chạy tốt hơn.

2.1.4.3 Cài đặt VMWare Tools

- Như đã biết, VMwrae tool đóng vai trò khá quan trọng trong việc vận hành các máy ảo cũng như giao tiếp giữa máy thật và máy ảo. Trong môi trường Wmware Workstation cũng như ESXi đều cần các Driver từ VMWare để máy ảo chạy trơn tru và có cảm giác như máy thật: độ phân giải màn hình, chuột, bàn phím.

- Khởi độngmáy ảo. - Chọn máy ảo cần install

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

- Nếu không tự động chạy thì ta vào ổ CD trên máy ảo rồi cài . - Sau đó Next liên tục là xong.

2.1.4.4 Xem dung lượng máy ảo.

- Chọn máy ảo → tab summary

- Provisioned Storage: 4.48GB: đây là dung lượng tối đa mà máy ảo có thể chiếm trong ổ cứng. Vì ta

- cho máy ảo: 2 file vmdk (1 file 3G, 1 file 1G), công thêm các file khác là (swap, v.vv) ➔ 4.48GB

- Used Storage: dung lượng máy dùng tại thời điểm hiện tại. - Not-shared Storage: dung lượng còn trống.

- Lưu ý: nếu máy đang trong trạng thái tắt thì Used Storage sẽ nhỏ hơn do đã mất file swap.

Hình 2.36-Tóm lược cấu hình máy ảo

2.1.4.5 Sao lưu hệ thống thành file OVF dành để triển khai cho các hệ thống khác.

Phục vụ cho nhu cầu cần backup một VM hoặc clone VM trên hệ thống vSphere ESXi đơn hay vSphere vCenter thì bạn hoàn toàn có thể tự clone trên cùng hệ thống ESXi đơn lẻ hoặc đang kết nối vCenter dễ dàng.

Quá trình Export VM trên vSphere ESXi/vCenter

+ Sử dụng vSphere Client 6.0 cho hệ thống vSphere 6.0 trở xuống

Chúng ta kết nối chương trình vSphere Client đến máy chủ ESXi đơn lẻ hoặc hệ thống vCenter. Phần lab này thực hiện trên công cụ vSphere Client, tức chỉ phù hợp với hệ thống vSphere 6.0 trở xuống (do vSphere 6.5 trở lên không hỗ trợ chương trình vSphere Client Desktop Windows).

Đầu tiên bạn cần xác định máy chủ VM nào cần được export. Sau đó hãy stop hoạt động của máy chủ ảo VM đó xuống.

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

Hình 2.37-Tắt máy ảo muốn tạo file OVF

Sau khi máy chủảo VM đã dừng hoạt động hoàn toàn. Thì bạn hãy bấm chọn lấy VM cần export (hightlight vm) sau đó chọn tab menu File → Export → Export OVF Template.

Hình 2.38-Tiến hành Export

Lúc này vSphere Client sẽ hiện ra popup để bạn lựa chọn các thông tin cần thiết như sau:

- Name: tên file hoặc thư mục, tuỳ theo định dạng format bạn chọn phần kế tiếp, mà bạn sẽ export ra.

- Directory: đường dẫn ổ cứng local của máy tính đang chạy vSphere Client, đường dẫn này sẽ là nơi lưu file VM đã được export.

- Format: bạn lựa chọn chuẩn định dạng nào cho việc export VM. Để hiểu rõ và biết được sự lựa chọn phù hợp, bạn hãy đọc bài viết này. Ở đây mình chọn format “Single file (OVA)“, cho tiện lợi di chuyển file vm.

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

Hình 2.39-Đặt tên file, chọn thư mục và định dạng file

Bạn sẽ thấy ngay quá trình Export đang được diễn ra. Quá trình này tốn khá nhiều thời gian đấy.

Hình 2.40-Quá trình thực hiện

Sau khi chạy hoàn tất quá trình Export VM ra định dạng file OVA sẽ có thông báo hoàn tất như sau .

Hình 2.41-Hoàn tất quá trình tạo file OVA

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

Hình 2.42-Kết quả thực hiện

Trên đây là quy trình Export máy ảo thành OVA trên hệ thống vSphere ESXi hay vCenter. File OVA này sẽđược Import thành máy ảo trên một hệ thống khác. Việc tái tạo máy ảo từ tập tin OVF được trình bày trong phần sau.

2.2 Cấu hình và quản trị VMware vCenter Server

2.2.1 Mô hình vCenter

Hình 2.43-Mô hình vCenter của VMWare

Ngữ cảnh: Nếu trong hệ thống ta có 2 ESXi, muốn chuyển máy ảo từ ESXi_1 này sang ESXi_2 khác chỉ còn cách export rồi import qua máy khác. Việc làm như thế này sẽ làm tốn thời gian cho người quản lý và không bảo đảm tính toàn vẹn.

VMWare xây dựng một công cụ để quan lý tập trung các ESXi – đó là vCenter. Với các đặc tính ưu việt như sau:

- vCenter là công cụ controller, quản lý tập trung các con ESXi.

- Vận hành các chức năng nâng cao: transfer máy ảo, cân bằng tải, failover các ESXi, máy ảo.

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

- 1 vCenter quản lý được khoảng 1 nghìn ESXi cùng với 10 nghìn máy đang chạy (tính them máy power off là 15 nghìn máy)

2.2.2 Kiến trúc VCenter

Hình 2.44-Kiến trúc của vCenter

Từ bản 5.1, vCenter bao gồm nhiều role. Mỗi role đảm nhận các vai trò khác

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ ảo hóa (ngành công nghệ thông tin) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)