Network failover detection

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ ảo hóa (ngành công nghệ thông tin) (Trang 79 - 82)

Bản thân NIC teaming ngoài mặt hoạt động loadbalancing thì bản thân nó còn có khả năng xử lý failover. Tuy nhiên cái mà chúng ra quan tâm là làm sao nhận dang là failed. Bao gồm 2 tùy chọn:

Hình 2.72-Tuỳ chọn Network Failover Detection

2.3.3.1 Link status only

Phương thức này xác định một uplink là failed dựa trên trạng thái port của uplink. Khi port này mất tin hiệu với switch đồng nghĩa với việc việc nó failed. Tuy nhiên mấu chốt đây là nó chỉ có thể nhận dang failed với switch gần nhất cắm trực tiếp vào nó.

Trong khi hệ thống mạng chúng ta có thể có nhiều switch nối với nhau và nó trợ thành điểm yếu chết người cho phương thức này. Nó có thể nhận dạng failed trên switch thứ 1 gần nó nhưng khi switch thứ 2 thứ 3.. có tình trạng port failed thì nó không nhận dạng được. Để giải quyết tình thế này chúng ta cần áp dụng khái niệm gọi là Link state Tracking (cisco) hãng khác còn có tên gọi là Link Dependency

Hình 2.73-Mô hình trạng thái liên kết

Tính năng này cho phép nhóm các port có mối liên hệ với nhau thành nhóm “quan hệ” với nhau. Ví dụ như hình trên port nối với uplink trái là port A và port còn lại

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

trên cung switch là port B. Lúc này 2 port A và B chúng ta cấu hình Link state Tracking thì khi đầu B failed thì đồng nghĩa đầu A failed chung để giải quyết trường hợp bên trên khi đường đi switch 2 switch 3 failed… Trên thực tế Link State Tracking cần được cấu hình liên tục cả một chuỗi các switch đảm bảo bất cứ segment nào down cũng sẽđược hê thống VMware nhận dạng.

2.3.3.2 Beacon Probing

Ngoài việc có thể giải quyết bằng link state tracking, VMware còn đưa ra một tùy chọn mới là Beacon Probing đây là một cơ chếđặt ra nó liên tục theo thời gian gửi đi và lắng nghe các tin phản hồi trên tất cả các NIC trong team và dùng thông tin này để nhận định tình trạng failed trên các NIC. Mục tiêu đặt ra cho cơ chế này là nhận dạng failed trong các trường hợp về cáp, switch bao gồm cả switch trực tiếp với NIC và các switch khác trên đường đi traffic, bên cạnh đó hỗ trợ một phần nào đó việc xác nhận cấu hình sai Vlan, port.. trên hệ thống switch.

Hình 2.74-Mô hình Beacon Probing

Phương thức hoạt động của Beacon là theo định kỳ gửi các gói tín hiệu broadcast (tất cả VLAN đang có) ra tất cả các NIC trong Team. Các physical switch lúc này sẽ tiếp nhận và đẩy ra các port cùng broadcast domain. Bên cạnh đó các NIC khác trong Team sẽ là các đối tượng chính tiếp nhận gói tin này. Nếu sau khi gửi tin bất kỳ một uplink nào trong Team không nhận được “3 tín hiệu” liên tục đồng nghĩa nó đang trạng thái lỗi.

Trên thực tế Beacon chỉ có lợi điểm khi hoạt động trong một nhóm nhiều hơn 3 NIC bởi khi chỉ có 2 NIC một khi fail xảy ra hệ thống sẽ không đảm bảo

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

2.3.3.3 Notify switches

Đây là một tùy chọn nhăm hỗ trợ giảm thời gian xây dựng lại bảng MAC table trên các switch thật. Cơ chếnhư sau khi NIC Teaming xảy ra bất kỳ sự kiện nào trong danh sách sau:

- Máy ảo được khởi động - Một sự kiện vMotion xảy ra - MAC address máy ảo bị thay đổi

- Failover và Failback trong NIC teaming xảy ra

Một khi xảy ra một trong các sự kiện say hệ thống sẽ sử dụng Reverse Address Resolution Protocol (RARP) để thông báo sự thay đổi cho hệ thống switch thật về vị trí máy ảo hoặc MAC address trên hệ thống ảo giảm độ trễ cho phần network khi vMotion, change MAC address… xuống thấp nhất có thể.

Hình 2.75-Chọn tính năng lưu ý trên Switch

2.3.3.4 Failback

Tính năng này cho phép khôi phục trạng thái active của một Uplink khi trải qua trang thái failed và đã được khôi phục chức năng.

Hình 2.76-Tính năng Failback trên Switch

2.3.3.5 Traffic Shapping

Là một tính năng hỗ trợ việc giới hạn băng thông “đi ra” (outbound) trên nhóm port group cụ thể bao gồm trong đó là 3 thông số cấu hình chính:

Chương 2: Quản Trị Vmware Vsphere Cơ Bản

- Average Bandwidth – lượng data trung bình mỗi giây truyền qua vSwitch - Peak Bandwidth –băng thông tối đa mà vSwitch có thể cho qua

- Burst size – lượng data tối đa trong một chu kỳ

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ ảo hóa (ngành công nghệ thông tin) (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)