Viết code cho các biến cố trên form

Một phần của tài liệu Giáo trình lập trình cơ sở dữ liệu (Trang 76 - 78)

- Về thái độ:

c. Thay đổi form khởi động

4.2.3 Viết code cho các biến cố trên form

Thao tác chung để viết code cho các biến cố trên form hoặc trên một điều khiển bất kỳ được thực hiện thông qua 3 bước.

i. Gọi cửa sổ Code

ii. Chọn tên điều khiển và tên sự kiện iii. Nhập đoạn code cần thiết.

Có nhiều cách để gọi cửa sổ Code. Ta có thể gọi bằng cách nhấn F7 hoặc nhấn phải chuột vào biểu mẫu và chọn View Code. Thao tác nhắp đúp vào biểu mẫu sẽ mở ra cửa sổ code của biến cố Form_Load.

Sau khi đã mở cửa sổ Code, ta chọn tên biểu mẫu (hoặc điều khiển) trên hộp bên trái. Các biến cố (sự kiện) được chọn trong mục bên phải.

Các câu lệnh cần thực hiện khi sự kiện được đáp ứng được trình bày dưới dạng một sub - procedure.

Ví dụ: Thiết kế form1 với tên form là Hello, tiêu đề là First Program, khi khởi động nằm chính giữa màn hình, con trỏ có hình bàn tay khi ở trên form và khi nhấn

76 đúp vào form xuất hiện dòng chữ Hello Programmer.

- Bước 1: Khởi động Visual Studio 2005 - Bước 2: Tạo ứng dụng mới lấy tên Hello - Bước 3: Thiết lập các thuộc tính của form 1: + Name: hello

+ Curssor: chọn hình bàn tay Hand + StartPosition: Center Screen + Text: First Program

- Bước 4: Viết code: + Gọi cửa sổ code

+ Gọi biến cố Double Click + Nhập dòng mã:

Msgbox ("HELLO")

Đoạn code đầy đủ cho biến cố Double Click của form sẽ được hiển thị như sau:

Kết quả khi chạy chương trình ta thấy form nằm chính giữa màn hình và được thể hiện như trong hình 4.1 a. Khi nhắp đúp chuột vào một vị trí bất kỳ tại vùng làm việc của form ta thấy dòng chữ Hello xuất hiện dưới dạng một hộp thoại như trong hình 4.1b.

77

4.2.4 Form MDI

Trong các ứng dụng Windows ví dụ như Word chúng ta thường thấy các cửa sổ văn bản xuất hiện bên trong cửa sổ Word và không bao giờ vượt ra khỏi phạm vi của cửa sổ ứng dụng này. Đấy là một minh họa của form MDI Parent gọi tắt là MDI.

Form MDI là một loại form đặc biệt thường được sử dụng làm cửa sổ chính cho ứng dụng. Trong một ứng dụng chỉ có một cửa sổ MDI. Các cửa sổ con bên trong MDI chỉ có thể di chuyển trong phạm vi của cửa sổ MDI chứa nó.

Khi cửa sổ con bên trong MDI được maximize thì kích thước cũng chỉ bằng vùng làm việc của MDI. Lúc này tiêu đề của cửa sổ con được ghép với tiêu đề của cửa sổ MDI và nếu có menu thì menu của sổ con sẽ thay thế menu của cửa sổ MDI.

Khi cửa sổ con được minimize, biểu tượng của cửa sổ con nó nằm trong cửa sổ MDI.

Form MDI được thiết lập bằng hai cách. Cách thứ nhất ta có thể set thuộc tính IsMDIContainer của một form bất kỳ về True. Cách thứ 2 ta có thể bổ sung vào projetc một form MDI bằng cách nhấn phải chuột vào project, chọn Add, New Item và chọn MDI Parent form. Ngầm định các form MDI có nền màu xám đậm.

Sau khi đã thiết lập form MDI ta có thể chỉ định một form bất kỳ làm MDI con bằng cách set thuộc tính MDIparent của nó là tên của form MDI vừa thành lập.

Ngoài các thuộc tính như form SDI thông thường, form MDI có thêm thuộc tính ActivateForm xác định form đang được activate bên trong form MDI.

Ví dụ: Gán thuộc tính màu nền của form con đang được active là màu đỏ. ActiveForm.Backcolor= VBRed

Một phần của tài liệu Giáo trình lập trình cơ sở dữ liệu (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)